.1 Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của yếu tố nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế ở (Trang 31 - 36)

2.2Mô tả dữ liệu:

Tham khảo các nghiên cứu trước đây, tác giả dự định đưa ra dữ liệu đầu vào cho mơ hình nghiên cứu của mình bao gồm các biến nghiên cứu dự kiến sau (Dữ liệu đầu vào bao gồm các biến độc lập và phụ thuộc) được mô tả qua các biến sau:

Biến phụ thuộc:

Tăng trưởng GDP: Phát tri ể n kinh t ế mang nội hàm rộng hơn tăng

trưởng kinh tế. Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy mơ sản lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương đối dài và ổn định). Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng,

miền, ngành, thành phần kinh tế... thay đổi. Trong đó tỷ trọng của vùng nông thôn giảm tương đối so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ. Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tươi đẹp hơn: giáo dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo.

Phát triển kinh tế là một q trình hồn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. Phát triển con người chính là, và phải là, sự phát triển mang tính nhân văn. Đó là sự phát triển vì con người, của con người và do con người.

Quan điểm phát triển con người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do). Những lựa chọn quan trọng nhất là được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có được một cuộc sống ấm no.

Biến độc lập:

Số người lớn biết chữ: Số lượng người lớn biết chữ đánh giá sự đầu tư

phát triển con người về mặt giáo dục. Số lượng người lớn biết chữ càng lớn dẫn tới khả năng tiếp cận với sự phát triển chung của toàn cầu càng cao, tiến gần tới sự phát triển toàn diện con người và là yếu tố cần thiết để phát triển nền kinh tế. Năng lực, kiến thức chuyên môn, các kỹ năng và cả những kinh nghiệm của con người được hình thành và tích luỹ thơng qua q trình đào tạo chính quy, q trình sống và làm việc. Mức vốn con người được tích luỹ nhiều hay ít tương ứng với năng lực, lượng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà mỗi người nhận được từ quá trình học tập, đào tạo và lao động. Hệ thống giáo dục đào tạo là một trong những nơi tổng kết những tri thức, hiểu biết của con người về phương thức tiến hành các hoạt động kinh tế xã hội với mục đích truyền đạt lại cho những người đi sau. Ngồi ra bản thân xã hội cũng cịn phương thức truyền đạt thông tin kiến

thức kinh nghiệm trực tiếp thông qua các phương thức khác như truyền nghề gia truyền. Giáo dục đào tạo đem tới cho người ta những kiến thức kỹ năng kinh nghiệm của xã hội được tích luỹ lại và khơng dừng ở đó theo thời gian cịn trang bị thêm bổ sung cho ngươi ta những kiến thức mới để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống.

Tuổi thọ trung bình: là số năm dự kiến còn lại của cuộc đời ở một độ tuổi nhất định, nghĩa là số trung bình các năm tiếp theo của cuộc đời cho một người ở độ tuổi nào đó, tính theo một tỉ lệ tử cụ thể. Tuổi thọ trung bình phụ thuộc vào các tiêu chuẩn được sử dụng để chọn các nhóm. Tuổi thọ trung bình thường được tính riêng cho nam và nữ. Nữ giới thường sống lâu hơn nam giới ở hầu hết các quốc gia có hệ thống y tế sản khoa tốt.

Tuổi thọ trung bình là nhân tố đánh giá về sức khỏe của con người, con người có tuổi thọ trung bình tăng cho thấy sự đầu tư về mặt y tế, sức khỏe được tăng cường. Người dân dành nhiều thời gian hơn trong việc rèn luyện sức khỏe để phục vụ công việc, hệ thống y tế được hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Với sự tự rèn luyện và hệ thống y tế tốt sẽ làm cho nền kinh tế phát triển hơn do năng suất lao động tăng lên khi công việc được đảm bảo về sức khỏe. Y tế phát triển giúp đảm bảo sức khỏe của con người, nếu như trước đây, sức khỏe con người chỉ là một mục tiêu tự nhiên, tồn tại và chống chọi với thiên nhiên mới là mục tiêu hàng đầu; thì ngày nay, cuộc sống hướng đến nhu cầu rất cao về sức khỏe: phải có được một sức khỏe hồn hảo về thể chất và tâm thần.

Tăng trưởng số lao động: Lực lượng lao động là thành tố để thực hiện các công việc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kì đổi mới. Với lực lượng lao động tăng cao sẽ là nguồn lao động tốt cho các công việc phát triển đất nước. Tốc độ tăng dân số phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế thì mới đảm

bảo phát triển bền vững. Lực lượng lao động dồi dào, có việc làm với thu nhập ngày càng cao sẽ là nguồn đóng góp lớn cho quỹ an sinh xã hội, bên cạnh đó đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, chuẩn bị sẵn sàng cho một tương lai dân số già ở giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, với tốc độ tăng lao động lớn khi cung về nhân lực chưa đáp ứng đủ sẽ tạo ra gánh nặng về mặt nhân sự, tỉ lệ thất nghiệp có thể từ đó mà tăng lên. Do vậy, với mức độ tăng trưởng số lao động hợp lý sẽ làm cho nền kinh tế phát triển tốt và không phải chịu thêm các áp lực về giải quyết việc làm cho người lao động.

Tỷ lệ đầu tư vào con người với GDP: đầu tư cho con người là lĩnh vực quan trọng trong đầu tư cơng, bởi xét về dài hạn, chính sự gia tăng về chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng cũng như năng lực cạnh tranh của một quốc gia; tỷ lệ tiền đầu tư cho con người về mặt y tế, giáo dục sẽ làm thúc đẩy con người phát triển khả năng của mình để phục vụ nhu cầu của đất nước. Đầu tư vào Y tế, Giáo dục là đầu tư cho tương lai, giúp tăng thêm niềm tin của người dân vào xã hội đương đại. Đó là cảm giác được chăm lo, được quan tâm đúng mức và được ghi nhận tất cả những đóng góp của bản thân cho xã hội.

Sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình; các dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các nguồn sau:

- Nguồn từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, WorldBank.

- Các bài viết đăng trên báo hoặc các Tạp chí Khoa học chun ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan.

- Ngồi ra, tác giả cịn thu thập thêm các thơng tin từ: Các bảng báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia, các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học có nội dung liên quan đến đề tài luận văn của mình.

Dữ liệu được tiến hành xử lý sơ bộ thông qua các biện pháp sau: Phân loại dữ liệu thu thập; nhập liệu vào phần mềm ứng dụng theo mẫu; tính tốn các chỉ tiêu cần nghiên cứu; mã hóa các thơng tin định tính như thơng tin về các đột biến trong các năm nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu; trong phần ước lượng mơ hình để tìm ra mơ hình tối ưu cuối cùng, tác giả thực hiện các kiểm định: Kiểm định thừa biến, kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định tự tương quan, kiểm định sai dạng hàm và kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến có thể gặp phải trong q trình ước lượng mơ hình nghiên cứu.

2.3Mơ hình nghiên cứu

Dựa trên các mơ hình lý thuyết đã chỉ ra mối quan hệ giữa các chỉ số về nguồn vốn con người kiểm nghiệm thực tế sự tác động giữa các chỉ số này lên tăng trưởng kinh tế, ở phần này đề tài sẽ chỉ ra mối quan hệ cụ thể hơn.

Kế thừa các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước, trong luận văn này, số liệu được phân tích bằng phương pháp phân phối trễ tự hồi quy ARDL (AutoRegressive Distributed Lag model) và sử dụng phần mềm Eviews để xử lý số liệu và các bước hồi quy.

Qua thực tế nghiên cứu, mơ hình ARDL đã được chứng minh là đặc biệt hữu ích để mơ tả hành vi động của chuỗi thời gian kinh tế, tài chính và dự báo.

Dựa trên tính năng này, việc sử dụng mơ hình ARDL để nghiên cứu tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc là phù hợp (Hashem M. P., Yongcheol S., 1997).

Mơ hình ARDL đơn giản :

Yt= m + α1Yt−1 + α2Yt−2 + … + αnYt−n + β0Xt + β1Xt−1 + …+ βnXt−n + ut Trong đó: Yt và Xt là các biến dừng, và ut là phần nhiễu trắng (phần khơng mơ tả được trong mơ hình)

Số ngƣời lớn biết chữ LR

Tuổi thọ trung bình LE

GDP Tăng trƣởng lao động GRL

Tăng trƣởng vốn GRC

Mơ hình nghiên cứu của tác giả được mơ phỏng như sau:

Một phần của tài liệu Tác động của yếu tố nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế ở (Trang 31 - 36)

w