Kết quả hồi quy cho từng nhóm ngành

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh đến khả năng dự báo luồng tiền hoạt động trong tương lai nghiên cứu tại các công ty niêm yết (Trang 90 - 166)

Mơ hình (1): CFit = α0+α1CFit-1+α2DARit-1+α3DINVit-1+α4DAPit-1+α5DEPit-1+α6OTHACit-1+εit

Mơ hình (2): CFi t= β0+β1CSHRDit-1+β2CSHPDit-1+β3INTPDit-1+β4TXPDit-1+β5OTHCSHit-1+β6DARit-1+β7DINVit-1+β8DAPit-1+β9DEPit-1+β10OTHACit-1+εit Biến

độc

Độ trễ 1 năm

lập Mơ hình (1) Mơ hình (2) Mơ hình (1) Mơ hình (2) Mơ hình (1) Mơ hình (2) C -6556.614 20215.73*** -31575.65** -4038.568 -51022.76*** -54277.77*** CF(-1) 0.190958 -0.369018 -1.100727*** DAR(-1) 0.570266* 1.624407*** -0.739911*** -0.694362** -0.762260*** -1.148622*** DINV(-1) 0.195117 1.577531*** -0.293211 -0.398931 -1.412570*** -1.827106*** DAP(-1) -0.793485** -1.800569*** 0.576616** 0.496550* 1.157082*** 1.546574*** DEP(-1) 14.29247*** 7.757052** 6.687702*** 0.227726 6.313195*** 5.858180*** OTHAC(-1) 0.484766 1.452768*** -0.524089** -0.568922** -1.246766*** -1.646880*** CSHRD(-1) 1.802566*** -0.438323** -1.556451*** CSHPD(-1) -2.214816*** 0.433650* 1.423673*** INTPD(-1) -0.447266 2.379782*** 3.966072*** TXPD(-1) 0.296123 5.355602*** 3.081326** OTHCSH(-1) 2.275647*** -0.454879* -1.792496*** N 72 72 228 228 210 210 Prob(F-statistic) 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 Durbin-Watson 2.6937 2.5944 2.7020 2.8721 1.7959 2.1955 Adj.R2 54.81% 76.48% 31.53% 41.66% 28.17% 40.70% AIC 21.6378 21.0188 25.6724 25.5253 26.5143 26.3368 SC 22.2070 21.7144 26.3342 26.2472 27.1678 26.0540 (***) : Mức ý nghĩa thống kê 1% (**) : Mức ý nghĩa thống kê 5% (*) : Mức ý nghĩa thống kê 10%

Bảng 4.20: Kết quả kiểm định mức độ chính xác của mơ hình dự báo cho từng nhóm ngành

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Eview 8.1

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương này tác giả đã trình bày kết quả phân tích dữ liệu cho mẫu gồm 112 cơng ty trong vịng 7 năm từ 2008-2014. Dựa vào kết quả R2 hiệu chỉnh và kết quả kiểm định F và Hausman cho thấy cho thấy mơ hình tác động cố định (FEM) là mơ hình hồi quy phù hợp nhất cho nghiên cứu. Thơng qua việc phân tích so sánh kết quả hồi quy của hai mơ hình và kết quả kiểm định mức độ chính xác của mơ hình dự báo thì giả thuyết H1 và H2 đều được chấp nhận: luồng tiền hoạt động và các khoản dồn tích đều có khả năng dự báo cho luồng tiền hoạt động tương lai và mơ hình kết hợp các thành phần của luồng tiền hoạt động và các khoản dồn tích dự báo luồng tiền hoạt động tương lai tốt hơn so với mơ hình kết hợp giữa luồng tiền hoạt động và các khoản dồn tích. Qua đó, kết quả cũng chứng minh rằng BCLCTT được lập theo phương pháp trực tiếp cung cấp thơng tin hữu ích cho người sử dụng

Mơ hình (1) Mơ hình (2)

Cơng nghệ và thơng tin

Theil’s U-Statistic 0.30 0.20 Bias proportion 0.00 0.00 Variance proportion 0.11 0.05 Covariance proportion 0.89 0.95 RMSE 9015.65 6534.70 Sản xuất Theil’s U-Statistic 0.49 0.38 Bias proportion 0.00 0.00 Variance proportion 0.12 0.15 Covariance proportion 0.88 0.85 RMSE 86668.96 68402.60 Xây dựng và Bất động sản Theil’s U-Statistic 0.47 0.40 Bias proportion 0.00 0.00 Variance proportion 0.03 0.16 Covariance proportion 0.97 0.84 RMSE 152844.2 102247.7 92

BCTC để dự báo luồng tiền tương lai hơn BCLCTT được lập theo phương pháp gián tiếp. Đối với vấn đề đa cộng tuyến trong mơ hình (2) tác giả kết luận rằng đa cộng tuyến khơng phải vấn đề nghiêm trọng vì mục tiêu của phân tích hồi quy là dự báo (Gujarati; 2003) và nên giữ hai biến CSHRD và CSHPD trong cùng một mơ hình để dự báo cho luồng tiền hoạt động tương lai tốt hơn. Ngoài ra tác giả còn phân chia tồn bộ mẫu ra thành các nhóm ngành khác nhau và phân tích kết quả hồi quy cho từng nhóm ngành. Kết quả tương tự cho kết quả phân tích cho tồn bộ mẫu với mơ hình bao gồm các thành phần của luồng tiền hoạt động và các khoản dồn tích là mơ hình tốt nhất trong việc dự báo luồng tiền hoạt động tương lai cho tất cả các nhóm ngành.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận:

Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: xem xét ảnh hưởng của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh đến khả năng dự báo luồng tiền hoạt động trong tương lai cho các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, tác giả đã đề xuất 2 mơ hình nghiên cứu nhằm làm rõ cho 2 mục tiêu nghiên cứu cụ thể trong luận văn: mơ hình (1) là mơ hình kết hợp giữa luồng tiền hoạt động và các khoản dồn tích; và mơ hình (2) là mơ hình kết hợp giữa các thành phần của luồng tiền hoạt động và các khoản dồn tích. Dựa trên dữ liệu nghiên cứu là BCLCTT được lập dựa trên phương pháp trực tiếp của 112 công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX liên tục từ năm 2008 – 2014 với phương pháp hồi quy được sử dụng là mơ hình tác động cố đinh (FEM), kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Đối với mơ hình kết hợp giữa luồng tiền hoạt động và các khoản dồn tích: dựa vào mức mức độ phù hợp của mơ hình cũng như ý nghĩa của các hệ số hồi quy thì luồng tiền hoạt động và mỗi thành phần dồn tích – thay đổi khoản phải thu, thay đổi hàng tồn kho, thay đổi khoản phải trả, khấu hao và các khoản dồn tích khác – chứa các thơng tin khác nhau và đáng kể liên quan đến luồng tiền hoạt động tương lai ở cả độ trễ một năm và hai năm của mơ hình dự báo. Như vậy, luồng tiền hoạt động và các khoản dồn tích đều có khả năng dự báo cho luồng tiền hoạt động tương lai của doanh nghiệp. Kết quả này đã bổ sung cho nhận định của VAS 21 là thơng tin kết hợp với luồng tiền có thể dự báo được luồng tiền tương lai là thông tin về các khoản dồn tích.

Đối với mơ hình kết hợp các thành phần của luồng tiền hoạt động và các khoản dồn tích: khi phân tách luồng tiền hoạt động thành các thành phần của luồng

tiền hoạt động thì R2 hiệu chỉnh của mơ hình tăng đáng kể ở cả độ trễ một năm và hai năm. Ngoài ra kết quả kiểm định mức độ chính xác của mơ hình dự báo cho thấy sức mạnh dự báo của mơ hình các thành phần của luồng tiền hoạt động đối với luồng tiền hoạt động tương lai là cao hơn có lỗi dự báo thấp hơn so với mơ hình dựa vào luồng tiền hoạt động thuần. Như vậy sử dụng các thành phần của luồng tiền

hoạt động thay vì luồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh kết hợp với các khoản dồn tích sẽ tăng khả năng dự báo cho luồng tiền hoạt động tương lai. Kết quả này khơng thay đổi khi phân tích cho từng nhóm ngành. Kết quả này cũng nhất quán với các nghiên cứu trước đó là các thành phần của luồng tiền hoạt động dự báo luồng tiền hoạt động tương lai tốt hơn so với luồng tiền hoạt động gộp (Krishnan & Largay, 2000; Cheng & Hollie, 2008; Orpurt & Zang, 2009; Arthur & cộng sự, 2010; Farshadfar & Monem, 2013). Ngoài ra, với thời gian nghiên cứu dài hơn và việc mở rộng hồi quy mơ hình dự báo ở độ trễ 2 năm thì kết quả cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Uyên Uyên & Từ Thị Kim Thoa (2015) cho thấy mơ hình kết hợp giữa các thành phần của luồng tiền hoạt động và các khoản dồn tích là mơ hình dự báo luồng tiền hoạt động tương lai tốt nhất cho các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.

- Khi khắc phục vấn đề đa cộng tuyến trong mơ hình nghiên cứu, tác giả đã nhận thấy rằng: hai thành phần chính của luồng tiền hoạt động là tiền mặt nhận được từ khách hàng và tiền mặt thanh toán cho nhà cung cấp và người lao động khi cùng hiện diện trong một mơ hình sẽ dự báo cho luồng tiền tương lai tốt hơn so với kết hợp hai thành phần này thành một biến hoặc tách hai thành phần này ở hai mơ hình khác nhau. Hai thành phần này bổ sung cho nhau để tăng khả năng dự báo cho luồng tiền hoạt động tương lai.

- Đối với kết quả hồi quy mơ hình dự báo cho từng nhóm ngành thì mặc dù ý nghĩa của luồng tiền hoạt động, các khoản dồn tích và các thành phần của luồng tiền hoạt động trong việc dự báo luồng tiền hoạt động tương lai khác nhau giữa các nhóm ngành nhưng mơ hình kết hợp các thành phần của luồng tiền hoạt động và các khoản dồn tích là mơ hình tốt nhất cho việc dự báo luồng tiền hoạt động tương lai cho cả ba nhóm ngành.

5.2. Một số kiến nghị:

Mặc dù không đưa ra các giải pháp cụ thể, tuy nhiên từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, các nhà đầu tư, các nhà cung cấp tín dụng, người cho vay, ngân hàng… muốn biết được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định cho vay cũng như các quyết đinh đầu tư có hiệu quả khơng nên chỉ dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận hoặc lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) trên BCKQHĐKD mà phải kết hợp với thông tin về luồng tiền hoạt động trên BCLCTT. Vì kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy dựa vào từng thành phần

của luồng tiền hoạt động trên BCLCTT kết hợp với các khoản dồn tích sẽ giúp người sử dụng BCTC dự báo luồng tiền hoạt động tương lai tốt hơn và chính xác hơn từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh tế hiệu quả nhất. Ngoài ra, BCLCTT được lập trên cở sở tiền do đó thơng tin về luồng tiền hoạt động trên BCLCTT ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ước tính kế tốn. Do đó, dựa vào thơng tin về luồng tiền trên BCLCTT người sử dụng BCTC sẽ đánh giá đúng đắn và khách quan hơn tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn có lãi trên BCKQHĐKD nhưng chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trên BCLCTT vẫn âm liên tục qua nhiều năm cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang có vấn đề, do đó các nhà đầu tư, ngân hàng nên cân nhắc và xem xét trước khi quyết định đầu tư hoặc cho vay.

Thứ hai, trước khi đưa ra các quyết định đầu tư và kinh doanh các nhà đầu tư, các nhà quản lý doanh nghiệp… cần phải dự báo luồng tiền hoạt động tương lai của doanh nghiệp. Vì luồng tiền quan trọng nhất trong BCLCTT là luồng tiền từ

hoạt động kinh doanh bởi vì xét trong thời gian dài hoạt động kinh doanh là nguồn duy nhất tạo ra luồng tiền. Hơn nữa, việc dự báo luồng tiền hoạt động chính xác sẽ tạo điều kiện cho các đối tượng đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý và mang lại hiệu quả tối ưu cho nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy dựa vào các chỉ tiêu của từng thành phần dồn tích và từng thành phần của luồng tiền hoạt động trên BCLCTT trực tiếp sẽ giúp người sử dụng BCTC dự báo cho luồng tiền hoạt động tương lai chính xác hơn. Do đó, người sử dụng BCTC nên dựa vào các thông tin về các thành phần của luồng tiền và các thành phần dồn tích để dự báo luồng tiền tương lai chính xác hơn và đưa đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn hơn.

Thứ ba, đối với những công ty lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp các nhà đầu tư nên ước lượng các thành phần của luồng tiền hoạt động để có thể dự báo được chính xác luồng tiền hoạt động tương lai của doanh nghiệp. Trên thực tế,

hầu hết người sử dụng BCTC như nhà đầu tư, ngân hàng đều thích đọc BCLCTT theo phương pháp trực tiếp hơn (theo kết quả khảo sát của tác giả Nguyễn Anh Vũ (2014) cho các đối tượng như: nhân viên tín dụng ngân hàng, nhà đầu tư độc lập thì có đến 63% đối tượng được khảo sát cho rằng họ thích đọc BCLCTT theo phương pháp trực tiếp vì nó thể hiện rõ ràng luồng tiền thu và chi thuận lợi cho việc phân tích của họ). Trong khi đó thực tế ở Việt Nam hầu hết các doanh nghiệp đều lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp (theo khảo sát của Nguyễn Anh Vũ (2014), lấy BCTC ngẫu nhiên của 50 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX thì chỉ có 2 cơng ty lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp cịn lại các cơng ty đều lập theo phương pháp gián tiếp). Trong khi kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nếu chỉ dựa vào luồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh thì việc dự báo luồng tiền hoạt động tương lai sẽ khơng chính xác bằng việc dựa vào từng thành phần của luồng tiền hoạt động. Mà các thông tin về từng thành phần của luồng tiền hoạt động, đặc biệt là hai thành phần chính: tiền thu được từ khách hàng và tiền thanh toán cho nhà cung cấp và người lao động chỉ có trên BCLCTT trực tiếp trong khi thực tế các doanh nghiệp ở Việt Nam hầu hết đều lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp điều đó gây bất lợi cho nhà đầu tư, ngân hàng trong việc thu thập thông tin các thành phần của luồng tiền hoạt động để dự báo cho luồng tiền hoạt động tương lai nhằm đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn. Như vậy, đối với những công ty lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp các nhà đầu tư nên ước lượng các thành phần của luồng tiền hoạt động đặc biệt là hai thành phần chính của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh - tiền thu được từ khách hàng và tiền thanh toán cho nhà cung cấp và người lao động - dựa vào thông tin từ các BCTC khác như thuyết minh BCTC hoặc dựa vào kết hợp thông tin từ BCĐKT, BCKQKĐKD, BCLCTT theo phương pháp gián tiếp như cách ước lượng mà tác giả đã đề cập

trong luận văn để có thể dự báo được chính xác luồng tiền hoạt động tương lai của doanh nghiệp và đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý nhất.

5.2.2. Đối với Bộ Tài Chính:

Bộ Tài Chính nên có văn bản khuyến khích các doanh nghiệp lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp. Trong dự án hội tụ về BCLCTT, IASB và FASB đều

đề xuất bắt buộc lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp cho tất cả các doanh nghiệp. Hiện nay vấn đề này vẫn cịn thấy rõ trong dự thảo cơng bố: “Doanh nghiệp phải phân tách dòng tiền trong BCLCTT thành tiền mặt thu vào và chi ra để BCLCTT cung cấp những mơ tả có ý nghĩa về cách thức mà doanh nghiệp tạo ra và sử dụng tiền mặt” (FASB, 2010 đoạn 177). Mặc dù chưa có quy định chính thực việc bắt buộc lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp nhưng hiện tại cả IASB và FASB đều khuyến khích các doanh nghiệp lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp nhằm cung cấp thơng tin hữu ích cho người sử dụng BCTC trong việc dự báo được luồng tiền hoạt động tương lai. Chuẩn mực về BCLCTT - VAS 24 của Việt Nam cũng cho phép chọn một trong hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp khi lập BCLCTT nhưng VAS 24 khơng khuyến khích lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp như chuẩn mực kế toán quốc tế. Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy thông tin các thành phần của luồng tiền hoạt động trên BCLCTT theo phương pháp trực tiếp giúp cho người sử dụng BCTC dự báo được luồng tiền hoạt động tương lai tốt hơn so với thông tin trên BCLCTT gián tiếp, và hầu hết các đối tượng như nhà đầu tư, ngân hàng đều thích đọc BCLCTT theo phương pháp trực tiếp hơn vì nó phản ánh các luồng tiền thu và chi một cách trực quan thuận lợi cho việc phân tích của họ. Như vậy ở Việt Nam, Bộ Tài Chính cũng nên khuyến khích các doanh nghiệp lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp nhằm giúp người sử dụng BCTC thuận lợi hơn trong việc thu thập thông tin để đưa ra các quyết định đầu tư và kinh doanh hợp lý.

5.3. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: 5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu :

Bài nghiên cứu đã có đóng góp trong việc đưa ra các bằng chứng nghiệm về ảnh hưởng của luồng tiền hoạt động, các thành phần của luồng tiền hoạt động và các khoản dồn tích đến khả năng dự báo luồng tiền hoạt động trong tương lai cũng như cho thấy được thông tin từng thành phần của luồng tiền hoạt động trên BCLCTT theo phương pháp trực tiếp giúp cho người sử dụng BCTC dự báo luồng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh đến khả năng dự báo luồng tiền hoạt động trong tương lai nghiên cứu tại các công ty niêm yết (Trang 90 - 166)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w