Mô hình của Farshadfar & Monem (2013)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh đến khả năng dự báo luồng tiền hoạt động trong tương lai nghiên cứu tại các công ty niêm yết (Trang 28)

1.2 .Tổng quan một số mô hình nghiên cứu về dự báo luồng tiền hoạt động

1.2.6. Mô hình của Farshadfar & Monem (2013)

Farshadfar & Monem (2013) thực hiện nghiên cứu ở Úc nên cũng không gặp phải vấn đề lỗi ước lượng dữ liệu. Trên cơ sở các nghiên cứu đã thực hiện ở Mỹ của Krishnan & Largay (2000), Cheng & Hollie (2008), Orpurt & Zang (2009), nhóm tác giả cũng kiểm tra xem các thành phần của luồng tiền hoạt có thể cải thiện đáng kể khả năng dự báo luồng tiền hoạt động tương lai so với luồng tiền hoạt động gộp không dựa trên những dữ liệu có sẵn về các thành phần của luồng tiền hoạt động được báo cáo trong BCLCTT theo phương pháp trực tiếp được công bố của các công ty Úc.

Với mục tiêu nghiên cứu trên tác giả đã đề xuất các mơ hình hồi quy tuyến tính như sau:

CFit =α0 + α1CFit-j + εit (1)

CFit =β0 + β1CSHRDit-j + β2CSHPDit-j + β3INTPDit-j + β4TXPDit-j + β5OTHCSHit-j

+ εit (2)

Trong đó:

i, t: Lần lượt là cơng ty và năm;

j: có giá trị từ 1 đến 4 (tương ứng với 4 độ trễ của mơ hình nghiên cứu); CF: Luồng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh;

CSHRD: Tiền mặt thu được từ khách hàng;

CSHPD: Tiền mặt thanh toán cho nhà cung cấp và người lao động;

INTPD: Lãi vay ròng (chênh lệch giữa tiền lãi đã trả và tiền lãi nhận được); TXPD: Tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp;

OTHCSH: Luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh khác (OTHSCH = CF – (CSHRD – CSHPD – INTPD – TXPD)).

So với mơ hình của BCN và Cheng & Hollie (2008), thì mơ hình của Farshadfar & Monem (2013) cũng khơng bao gồm các khoản dồn tích mà chỉ tập trung xem xét khả năng dự báo luồng tiền hoạt động tương lai của các thành phần luồng tiền hoạt động dựa trên dữ liệu có sẵn của các cơng ty Úc. Nhóm tác giả đã phân chia tổng thời kỳ mẫu trong nghiên cứu thành hai giai đoạn: giai đoạn trong mẫu (1992 – 2001) và giai đoạn ngồi mẫu (2002 – 2004). Để đánh giá tính hiệu quả của mơ hình dự báo đầu tiên tác giả so sánh R2 hiệu chỉnh của mơ hình (1) và mơ hình (2) giai đoạn trong mẫu. Sau đó kiểm tra sự chính xác của các mơ hình dự báo bằng ước lượng Theil’s U-Statistic và các tỷ lệ của nó giai đoạn ngồi mẫu nhằm để làm tăng thêm độ tin cậy của kết quả dự báo trong mẫu (vì theo Watts & Leftwich (1977) mơ hình có R2 hiệu chỉnh cao hơn khơng nhất thiết có khả năng dự báo cao hơn). Kết quả dự báo trong mẫu cho thấy rằng R2 hiệu chỉnh của mơ hình (2) ln cao hơn mơ hình (1) ứng với cả bốn độ trễ của mơ hình dự báo. Tương tự, kết quả dự báo ngồi mẫu (đo lường sai số của mơ hình dự báo) thì hệ số Theil’s U- Statistic của mơ hình (2) đều thấp hơn mơ hình (1) trong cả bốn độ trễ của mơ hình dự báo. Như vậy cả kết quả kiểm định dự báo trong mẫu và ngoài mẫu đều cho thấy

rằng mơ hình các thành phần của của luồng tiền hoạt động là mơ hình dự báo cho luồng tiền hoạt động tương lai tốt hơn mơ hình luồng tiền hoạt động gộp.

1.2.7. Mơ hình của Nguyễn Thị Un Un & Từ Thị Kim Thoa (2015):

Nguyễn Thị Uyên Uyên & Từ Thị Kim Thoa (2015) thực hiện nghiên cứu về mơ hình dự báo luồng tiền hoạt động cho các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam dựa trên các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới với mục tiêu là nhằm kiểm tra xem các thành phần dồn tích và luồng tiền hoạt động có nâng cao khả năng dự báo thu nhập để ước tính luồng tiền hoạt động trong tương lai của các doanh nghiệp hay khơng. Nhóm tác giả đã dựa trên phương pháp nghiên cứu của Farshadfar & Monem (2013) để xây dựng các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu của mình trong bối cảnh Việt Nam. Các mơ hình trong nghiên cứu của tác giả bao gồm:

- Mơ hình 1: Kiểm tra khả năng dự báo của thu nhập đối với luồng tiền tương lai:

CFit = α0 + α1EARNit-1 + εit (1)

- Mơ hình 2: Kiểm tra khả năng dự báo luồng tiền tương lai của luồng tiền hoạt động và khoản dồn tích gộp:

CFit = β0 + β1CFit-1 + β2TACit-1 + εit (2)

- Mơ hình 3: Kiểm tra khả năng dự báo luồng tiền tương lai của luồng tiền hoạt động và các thành phần dữ liệu kế tốn dồn tích:

CFit = δ0 + δ1 CFit-1 + δ2DARit-1 + δ3DINVit-1 + δ4DAPit-1 + δ5DEPit-1

+ δ6TXACit-1 + δ7OTHACit-1 + εit (3)

- Mơ hình 4: Kiểm tra khả năng dự báo luồng tiền tương lai của thành phần luồng tiền hoạt động và các khoản dồn tích thành phần:

CFit = γ0 + γ1CSHRDit-1 + γ2CSHPDit-1 + γ3INTPDit-1 + γ4TXPDit-1

+ γ5OTHCSHit-1 + γ6DARit-1+ γ7DINVit-1 + γ8DAPit-1 + γ9DEPit-1

+ γ10TXACit-1 + γ11OTHACit-1 + εit (4)

Trong đó:

i,t: là kí hiệu cho cơng ty và thời gian;

CF: Luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh; TAC: Khoản dồn tích gộp (TAC = EARN – CF);

DAR: Thay đổi khoản phải thu (DAR = khoản phải thu năm t – khoản phải thu năm t-1);

DINV: Thay đổi hàng tồn kho (DINV = Hàng tồn kho năm t – Hàng tồn kho năm t-1);

DAP: Thay đổi khoản phải trả (DAP: Khoản phải trả năm t – Khoản phải trả năm t-1);

DEP: Tổng khấu hao TSCĐ hữu hình và TCSĐ vơ hình;

TXAC: Thuế thu nhập phải nộp, là các khoản dồn tích liên quan đến thuế thu nhập (được tính tốn bằng chi phí thuế thu nhập trừ cho thuế thu nhập đã nộp);

OTHAC: Các khoản dồn tích khác (OTHAC = EARN – CF – (DAR + DINV – DAP – DEP - TXAC));

CSHRD: Tiền mặt nhận được từ khách hàng;

CSHPD: Tiền mặt thanh toán cho nhà cung cấp và người lao động;

INTPD: Lãi vay ròng, là chênh lệch giữa lãi chi trả và tiền lãi nhận được (INTPD = Tiền lãi đã thanh toán – Tiền lãi vay đã nhận);

TXPD: Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp;

OTHCSH: Luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh khác (OTHCSH = CF – (CSHRD – CSHPD – INTPD – TXPD)).

Tương tự nghiên cứu của Farshadfar & Monem (2013), tác giả cũng chia dữ liệu trong thời gian nghiên cứu (2008 – 2012) thành hai phần: giai đoạn trong mẫu 2008 – 2011 để đánh giá tính hiệu quả của mơ hình dự báo thơng qua so sánh hệ số R2 hiệu chỉnh của các mơ hình; và giai đoạn ngồi mẫu 2012 để kiểm tra tính chính xác của mơ hình dự báo. Thơng qua các kết quả kiểm định dự báo trong mẫu và kiểm định dự báo ngồi mẫu, cho thấy mơ hình các thành phần của luồng tiền hoạt động và các thành phần dồn tích – mơ hình (4) hữu ích hơn các mơ hình cịn lại trong việc dự báo luồng tiền hoạt động tương lai cho các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.

1.3. Khoảng trống nghiên cứu:

Thông qua việc tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở trên, luận văn đã đưa ra một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu như sau:

Các nghiên cứu về dự báo luồng tiền hoạt động đã được thực hiện từ rất sớm tại các nước phát triển như Mỹ, Úc… Trong khi đó, các nghiên cứu về dự báo luồng tiền ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu vài năm gần đây với số lượng cịn rất ít. Do đó cần có thêm nghiên cứu về vấn đề này để bổ sung bằng chứng thực nghiệm về vấn đề dự báo luồng tiền hoạt động cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Dựa trên cơ sở lỗ hổng nghiên cứu của Nguyễn Thị Uyên Uyên & Từ Thị Kim Thoa (2015) đã thực hiện ở Việt Nam về vấn đề dự báo luồng tiền hoạt động cho doanh nghiệp để tiếp tục nghiên cứu với khoảng thời gian nghiên cứu dài hơn, để từ đó có thể đưa ra kết quả kiểm định có độ tin cậy cao và tính chính xác hơn cho thực tiễn nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Uyên Uyên & Từ Thị Kim Thoa (2015) luận văn cịn mở rộng kiểm định mơ hình dự báo ở độ trễ 2 năm để tăng thêm độ tin cậy của các kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ánh (2013) và Nguyễn Thanh Hiếu (2015) ở Việt Nam chỉ xem xét khả năng dự báo luồng tiền hoạt động tương lai của luồng tiền hoạt động thuần và chưa xem xét khả năng dự báo luồng tiền hoạt động tương lai của các thành phần của luồng tiền hoạt động. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Orpurt và Zang (2009) cho thấy rằng các thành phần của luồng tiền hoạt động theo phương pháp trực tiếp thực tế được công bố dự báo thu nhập và luồng tiền hoạt động tương lai tốt hơn khi sử dụng các thành phần của luồng tiền hoạt động được ước lượng do sự tồn tại của lỗi ước lượng. Do đó, trong nghiên cứu hiện tại, tác giả chỉ chọn các công ty lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp trong mẫu nghiên cứu để kết quả nghiên cứu chính xác và đáng tin cậy hơn.

Các nghiên cứu về dự báo luồng tiền hoạt động ở Việt Nam chỉ phân tích kết quả hồi quy với mẫu gộp chung các cơng ty bao gồm nhiều nhóm ngành khác nhau. Trong khi đó tầm quan trong của dữ liệu về luồng tiền hoạt động trong quá khứ

trong việc dự báo luồng tiền hoạt động tương lai có khả năng khác nhau giữa các nhóm ngành (Farshadfar & Monem, 2013; Barth & cộng sự, 2001). Nên cần có nghiên cứu thực hiện phân chia các cơng ty trong mẫu theo nhóm ngành để đưa ra mơ hình dự báo luồng tiền hoạt động cụ thể cho từng nhóm ngành khác nhau.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chính của chương này nhằm trình bày về những nghiên cứu đã được các nhà khoa học thực hiện từ trước đến nay. Từ đó làm cơ sở chứng minh tính cần thiết khi lựa chọn đề nghiên cứu trong luận văn. Trong chương này đã nêu ra được ba nhóm nội dung cơ bản. Phần thứ nhất là nêu ra những cơng trình nghiên cứu đã thực hiện trong và ngồi nước. Trong mỗi phần tiến hành tìm hiểu các bài báo và cơng trình nghiên cứu từ đó nêu được tóm tắt kết quả đạt được của mỗi cơng trình nghiên cứu. Phần thứ hai là đưa ra một số mơ hình nghiên cứu dự báo luồng tiền hoạt động quan trọng để làm nền tảng cho việc đề xuất mơ hình nghiên cứu cho luận văn ở phần tiếp theo. Phần thứ ba là nêu ra được sự cần thiết để thực hiện đề tài nghiên cứu về vấn đề dự báo luồng tiền hoạt động cho các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.Cơ sở lý luận về vấn đề dự báo luồng tiền hoạt động cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán:

2.1.1. Khái niệm luồng tiền hoạt động và các thành phần của luồng tiền hoạt động:

Theo VAS 24, luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thơng tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà khơng cần đến các nguồn tài chính bên ngồi. Thông tin về các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, khi được sử dụng kết hợp với các thông tin khác, sẽ giúp người sử dụng dự đoán được luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, gồm:

 Tiền thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ;

 Tiền thu được từ doanh thu khác (tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản khác trừ các khoản tiền thu được được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính);

 Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ;

 Tiền chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, trả hộ người lao động về bảo hiểm, trợ cấp...;

 Tiền chi trả lãi vay;

 Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;

 Tiền thu do được hoàn thuế;

 Tiền thu do được bồi thường, được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế;

 Tiền chi trả cơng ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền bồi thường và các khoản tiền khác theo hợp đồng bảo hiểm;

 Tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế.

Các luồng tiền liên quan đến mua, bán chứng khốn vì mục đích thương mại được phân loại là các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.

2.1.2. Khái niệm các khoản dồn tích (Accruals):

Khái niệm: Các khoản dồn tích (accruals) có thể được hiểu là kết quả của hệ

thống kế toán theo nguyên tắc cơ sở dồn tích. Nó đại diện cho lợi ích mong đợi trong tương lai của nhà đầu đầu tư và nhà quản lý và được ghi nhận như là tài sản lưu động ròng (net operating assets). Các thành phần dồn tích và các thành phần của luồng tiền hoạt động đều là những thành phần của lợi nhuận (Lợi nhuận = các khoản dồn tích + luồng tiền hoạt động).

Có nhiều phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây để đo lường các khoản dồn tích. Trong đó có hai phương pháp chính là sử dụng thông tin

từ BCĐKT (Phương pháp BCĐKT – Balance sheet method) và sử dụng thông tin từ BCLCTT (Phương pháp luồng tiền – Cash flow method). Sloan (1996) là tác giả đầu

tiên đưa ra cách xác định các khoản dồn tích dựa vào phương pháp BCĐKT và các khoản dồn tích là những thay đổi trong tài sản lưu động thuần ngắn hạn (change in current net operating assets). Các mơ hình khác là sự mở rộng mơ hình của Sloan (1996) bao gồm: mơ hình thay đổi trong tài sản lưu động thuần ngắn hạn và dài hạn (change in current and non-current net operating assets) (Richardson & cộng sự, 2005), đo lường các khoản dồn tích tích lũy (cumulative accruals measure) (Hirshleifer & cộng sự, 2004). Với phương pháp luồng tiền, các khoản dồn tích được tính tốn dựa vào sự khác biệt giữa lợi nhuận và luồng tiền.

Phương pháp BCĐKT (Balance sheet meth od):

Tiêu biểu cho phương pháp này là nghiên cứu của Sloan (1996). Tác giả đầu tiên đưa ra cách xác định các khoản dồn tích dựa vào phương pháp BCĐKT. Các khoản dồn tích được định nghĩa bởi Sloan (1996) là những thay đổi trong tài sản lưu động thuần ngắn hạn. Và các khoản dồn tích (ACCbs – Các khoản dồn tích theo phương pháp BCĐKT) được tính tốn như sau:

Accruals (ACCbs) = (∆CA - ∆Cash) - (∆CL - ∆STD - ∆TP) – Dep

∆CA: Thay đổi trong tài sản ngắn hạn;

∆Cash: Thay đổi trong tiền/các khoản tương đương tiền; ∆CL: Thay đổi trong nợ phải trả ngắn hạn;

∆STD: Thay đổi trong nợ bao gồm trong nợ phải trả ngắn hạn; ∆TP: Thay đổi trong thuế thu nhập phải trả

Dep: Chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình và vơ hình.

Nợ trong nợ ngắn hạn được loại trừ khỏi các khoản dồn tích bởi vì nó liên quan đến các giao dịch tài chính và không phải là các hoạt động tạo ra doanh thu. Thuế thu nhập cũng được loại trừ khỏi các khoản dồn tích cho nhất quán với định nghĩa về thu nhập (Sloan,1996).

Mơ hình đề xuất của Sloan (1996) để xác định các thành phần dồn tích dựa trên những thay đổi trong tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn. Như vậy các khoản dồn tích đại diện cho những thay đổi trong tài sản lưu động thuần ngắn hạn. Nói cách khác, các khoản dồn tích là những thay đổi trong vốn luân chuyển không bằng tiền (non-cash working capital) trừ cho chi phí khấu hao.

Các mơ hình xác định các khoản dồn tích của các tác giả khác như Richardson & cộng sự (2005), Hirshleifer & cộng sự (2004), là sự mở rộng mơ hình của Sloan (1996) nhưng cũng tương tự như mơ hình của Sloan (1996).

Phương pháp luồng tiền (Cash flow method) :

Đây là phương pháp xác định các khoản dồn tích rất phổ biến. Phương pháp này dựa trên thông tin từ BCLCTT. Hribar & Collin (2002) đưa ra hai cách xác định các khoản dồn tích dựa vào BCLCTT.

Đầu tiên tác giả đo lường tổng các khoản dồn tích (TACCcf – Tổng các khoản dồn tích theo phương pháp luồng tiền) và được tính tốn như sau:

TACCcf = EBXI – CFOcf

Với:

TACCcf: Tổng điều chỉnh các khoản dồn tích được cung cấp trên BCLCTT theo phương pháp gián tiếp;

EBXI: Lợi nhuận trước thay đổi các mục bất thường và hoạt động gián đoạn (Earnings before extraordinary items and discontinued operations);

CFOcf: Luồng tiền hoạt động lấy từ BCLCTT.

Cách đo lường các khoản dồn tích thứ hai bao gồm những thay đổi trong tài khoản vốn luân chuyển cộng với chi phí khấu hao. Với định nghĩa này các khoản dồn tích (ACCcf – Các khoản dồn tích theo phương pháp luồng tiền) được tính tốn như sau:

ACCcf = – (CHGARcf + CHGINVcf + CHGAPcf + CHGTAXcf + CHGOTHcf + DEPcf )

Với:

CHGARcf: Tăng (giảm) trong khoản phải thu; CHGINVcf: Tăng (giảm) trong hàng tồn kho; CHGAPcf: Tăng (giảm) trong khoản phải trả; CHGTAXcf: Tăng (giảm) trong thuế phải trả; CHGOTHc: Thay đổi trong tài sản ngắn hạn khác;

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh đến khả năng dự báo luồng tiền hoạt động trong tương lai nghiên cứu tại các công ty niêm yết (Trang 28)

w