Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn về vốn tiền tệ giữa ngân hàng và các đơn vị kinh tế, các tổ chức và cá nhân trong xã hội theo ngun tắc có hồn trả.
Hoạt động tín dụng ngân hàng bao gồm 2 nghiệp vụ chính là huy động vốn và cho vay.
1. Huy động vốn
Huy động vốn của các ngân hàng thương mại là việc tập trung các nguồn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế về quỹ ngân hàng.
Các nguồn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế mà ngân hàng huy động bao gồm số dư trên tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp, vốn huy động do phát hành trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm…
Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng, là điều kiện tiền đề của nghiệp vụ cho vay. Khi thực hiện huy động vốn, ngân hàng phải tuân theo các nguyên tắc:
+ Việc huy động vốn phải trên cơ sở nhu cầu cho vay. Ngân hàng phải tính tốn nhu cầu cho vay để xác định số vốn cần huy động, không để vốn huy động không được sử dụng.
+ Ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng phải có trách nhiệm hồn trả đầy đủ, đúng hạn cả vốn và lãi theo yêu cầu của người gửi.
+ Ngân hàng không được phát hành trái phiếu mà việc phát hành đó tạo cho các chủ sở hữu trái phiếu giành được quyền quản lý trực tiếp hay gián tiếp đối với mình.
2. Cho vay
Cho vay hay cịn gọi là cấp tín dụng, là việc giao cho người khác sử dụng một tài sản thực tại hay một sức mua đã hình thành. Khi tiến hành cấp tín dụng, ngân hàng phải tuân theo những nguyên tắc và điều kiện nhất định.