1. Đầu tư quốc tế trực tiếp (FDI)
Đầu tư quốc tế trực tiếp là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngồi đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.
FDI mang lại nhiều lợi ích cho cả chủ đầu tư và nước nhận đầu tư.
- Đối với chủ đầu tư
FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, là biện pháp thâm nhập thị trường hữu hiệu, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước sở tại.
FDI giúp các cơng ty giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận cao do lợi dụng được những lợi thế của nước sở tại.
FDI giúp chủ đầu tư tìm được nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định.
- Đối với nước nhận đầu tư
Nguồn vốn FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các quốc gia, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.
FDI góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp.
Chính sách thu hút vốn FDI theo các ngành nghề định hướng hợp lý sẽ góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đát nước theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.
FDI tác động quan trọng đến xuất nhập khẩu, bổ sung nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh các lợi ích đó, các nước nhận đầu tư có thể phải gánh chịu những mặt tiêu cực của FDI như tiếp nhận công nghệ và kỹ thuật lạc hậu, gây tổn hại về môi trường, tạo sự bất lợi cho sản xuất trong nước…
2. Tín dụng quốc tế
Tín dụng quốc tế là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay vốn vốn và kiếm lợi thơng qua lãi suất tiền vay. Đây là hình thức đầu tư gián tiếp.
Tín dụng quốc tế là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể của một nước với các chủ thể của nước khác và với các tổ chức quốc tế khi cho vay và trả nợ tiền vay theo những nguyên tắc của tín dụng. Các quan hệ này bắt nguồn trước hết từ địi hỏi khách quan của chính sử phát triển kinh tế xã hội của các nước, sự phát triển của các doanh nghiệp, đồng thời với việc mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế.
Tín dụng quốc tế có những ưu điểm sau:
- Vốn vay chủ yếu dưới dạng tiền tệ, dễ chuyển thành các phương tiện đầu tư khác.
- Nước nhận đầu tư chủ động sử dụng vốn đầu tư cho các mục đích riêng.
- Chủ đầu tư có thu nhập ổn định, khơng phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc vào nước nhận đầu tư, do đó thường thấp hơn so với đầu tư trực tiếp; đồng thời, chủ đầu tư thơng qua hình thức tín dụng này có thể trói buộc nước nhận đầu tư vào vịng ảnh hưởng của mình.
Các hình thức tín dụng quốc tế:
Vay thương mại: Là hình thức vay nợ quốc tế dựa trên cơ sở quan hệ cung
cầu về vốn trên thị trường, lãi suất do thị trường quyết định. Hình thức này có một số đặc điểm như sau:
Ngân hàng là người cung cấp vốn, không tham gia vào hoạt động của người vay nhưng trước khi cho vay phải nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư, có u cầu về bảo lãnh, thế chấp để giảm rủi ro.
Chủ đầu tư nước ngoài thu lợi nhuận qua lãi suất ngân hàng, độc lập với kết quả sử dụng vốn vay. Tuy nhiên độ rủi ro thường rất lớn trong các trường hợp doanh nghiệp vay vốn làm ăn thua lỗ, phá sản.
Đối tượng vay vốn là các doanh nghiệp (nếu là đầu tư tư nhân), là chính phủ các nước (nếu là tín dụng thương mại trong chương trình ODA).
Viện trợ phát triển chính thức (ODA): Là khoản viện trợ cho vay ưu đãi
của các chính phủ, các hệ thống của tổ chức Liên hiệp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho chính phủ và nhân dân các nước đang phát triển. ODA có các đặc điểm chủ yếu sau:
Là nguồn tài trợ ưu đãi của nước ngồi, các nhà tài trợ khơng trực tiếp điều hành dự án nhưng có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu, hỗ trợ chuyên gia. Danh mục dư án ODA thường phái có sự thoả thuận với các nhà tài trợ.
Nguồn ODA gồm các khoản vay ưu đãi trong đó có một tỷ lệ nhất định là viện trợ khơng hồn lại. Nếu quản lý sử dụng vốn ODA kém hiệu quả vẫn có nguy cơ để lại nợ nần trong tương lai.
Các nước nhận vốn ODA phải hội tụ một số điều kiện nhất định mới được nhận tài trợ, tuỳ thuộc vào quy định của từng nhà tài trợ.
3. Viện trợ quốc tế khơng hồn lại
Viện trợ quốc tế đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển của các quốc gia. Các nước tài trợ vì nhiều lý do như động cơ nhân đạo, nhân tố kinh tế chính trị… trong đó, nhân tố chính trị và chiến lược phát triển lại tác động đến việc xác định cụ thể giá trị viện trợ. Các nước đồng ý nhận viện trợ vì họ đang phải đương đầu với những vấn đề cấp bách, cần có sự trợ giúp.
Các hình thức viện trợ bao gồm:
- Viện trợ của các chính phủ là viện trợ song phương được thực hiện thơng qua một tổ chức chính phủ - cơ quan quản lý hoạt động viện trợ, hợp tác phát triển kinh tế với nước ngoài.
- Viện trợ của các tổ chức quốc tế là loại hình viện trợ đa phương giữa các quốc gia thơng qua tổ chức nào đó. Hình thức viện trợ này ưu việt hơn các hình thức khác do tránh được những vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ song phương.
- Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ là loại viện trợ do các tổ chức phi chính phủ thực hiện.