+ Lãi suất chiết khấu: Là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức chiết khấu mà ngân hàng thu được khi chiết khấu một thương phiếu nào đó cho khách hàng so với mệnh giá của thương phiếu đó.
+ Lãi suất tái chiết khấu: Là lãi suất mà ngân hàng trung ương thực hiện khi chiết khấu một thương phiếu nào đó cho ngân hàng thương mại. Đây là cơng cụ quan trọng để ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ.
Ngồi ra cịn có một số loại lãi suất khác:
- Lãi suất trung bình của thị trường tiền tệ: Là lãi suất được tính vào cuối tháng, trên cơ sở trung bình hóa lãi suất hàng ngày của thị trường tiện tệ trong tháng đó. Đây là căn cứ để ký kết các hợp đồng tín dụng.
- Lãi suất cơ bản: Là lãi suất mà ngân hàng ấn định hàng năm, trên cơ sở đó để tính các lãi suất khác.
Chương 6 Tài chính quốc tếI. Những vấn đề chung về tài chính quốc tế I. Những vấn đề chung về tài chính quốc tế
1. Khái niệm
Tài chính quốc tế bao gồm những nội dung liên quan đến các hoạt động tài chính ở tầm quốc tế, có thể là hoạt động tài chính của cá nhân, của doanh nghiệp hay của chính phủ các nước…
Tài chính quốc tế là một lĩnh vực rất phong phú, đa dạng, bao trùm một phạm vi rộng lớn, có thể tiếp cận tài chính quốc tế ở những khía cạnh khác nhau nhưng đều có những nét chung là:
- Là một bộ phận của quan hệ kinh tế quốc tế
- Các quan hệ đó vượt qua biên giới của quốc gia, thể hiện quan hệ giữa các chủ thể của quốc gia này với chủ thể của quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế
- Sự hiện diện của các quan hệ đó ln gắn liền với q trình vận động của những dịng vốn trong phát triển kinh tế quốc tế và tuân thủ những nguyên tắc nhất định.
Khái niệm tài chính quốc tế là hệ thống những quan hệ tài chính nảy sinh giữa các chủ thể của một nước với các chủ thể của nước khác và với các tổ chức quốc tế, gắn liền với các dịng lưu chuyển hàng hố và vốn trên thế giới theo những nguyên tắc nhất định.
2. Cơ sở của các quan hệ tài chính quốc tế
Sự phát sinh, phát triển của các quan hệ tài chính quốc tế bắt nguồn từ các quan hệ kinh tế, các quan hệ chính trị giữa các nước trong cộng đồng quốc tế.
- Quan hệ kinh tế
Các quan hệ kinh tế hay sự hợp tác quốc tế về kinh tế giữa các quốc gia làm nảy sinh và phát triển các quan hệ tài chính quốc tế. Trong đó các quan hệ thanh tốn quốc tế, tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế… là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế quốc tế.
Hợp tác quốc tế thực hiện trên cơ sở phân công lao động quốc tế. Phân cơng lao động quốc tế là q trình tập trung việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ vào một quốc gia nhất định dựa trên cơ sở những ưu thế của quốc gia đó về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, khoa học công nghệ và xã hội để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia khác thông qua sự trao đổi quốc tế.
Mức độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia quyết định mức độ tham gia vào hợp tác kinh tế quốc tế, vào thị trường thế giới và quyết định mức độ phát triển của các quan hệ tài chính đối ngoại
- Quan hệ chính trị
Các quan hệ tài chính đối ngoại cịn chịu ảnh hưởng quan trọng vào những yếu tố chính trị. Tác động của yếu tố chính trị vào hoạt động kinh tế đối ngoại tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của hoạt động đó. Những hoạt động phụ thuộc nhiều vào yếu tố chính trị như viện trợ quốc tế, thuế quan ưu đài…Những hoạt động ít gắn bó với chính trị như ngoại thương, đầu tư trực tiếp… mà chủ thể chủ yếu là tư nhân, các nhà kinh doanh.
3. Những nguyên tắc cơ bản của kinh tế quốc tế và tài chính quốc tế
- Tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau: Nguyên tắc này đòi hỏi tơn trọng tính độc lập của mỗi quốc gia, khơng dùng các thủ đoạn có tính chất can thiệp vào nội bộ của quốc gia có quan hệ.
- Bình đẳng: Ngun tắc này bắt nguồn từ yêu cầu phải coi mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế là một quốc gia độc lập, đều được bình đẩng như nhau trong quan hệ.
- Cùng có lợi: Đây là nguyên tắc cơ sở để thiết lập và mở rộng quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau.