2.7.1. Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ quản lý và nhân viêntrong công ty trong công ty
Tính chất quyết liệt của các cuộc cạnh tranh trên thương trường có lẽ tăng nhanh hơn mức tăng của hiệu quả kinh doanh. Muốn bán được nhiều hàng công ty ngày càng phải nhượng bộ nhiều hơn, phải chấp nhận tỷ lệ lãi ngày càng thấp. Cạnh tranh gay gắt của thị trường làm cho công ty không còn khả năng giảm giá nguyên vật liệu nhập về trong khi yêu cầu tăng tỷ suất lợi nhuận vẫn là yêu cầu cấp thiết làm tăng hiệu quả kinh doanh.
Hiện tại công ty cũng đã thực hiện tương đối tốt công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên, tuy nhiên để có thể thích ứng với đặc điểm kinh doanh hiện tại thì đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý và nhân viên là rất cần thiết, bởi vì đầu tư vào con người sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với việc đầu tư vào trang thiết bị kỹ thuật. Do đó công ty có thể thực hiện những phương pháp sau:
-Tổ chức các chuyến công tác tập huấn tại nước ngoài cho đội ngũ cán bộ để họ học hỏi trau dồi kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh. Phương pháp này có nhược điểm là sẽ gây tốn kém cho công ty nhưng ưu điểm mang lại là rất lớn do các cán bộ được tiếp cận với cách quản lý và làm việc hiện đại khoa học, điều đó đóng góp rất lớn cho công ty trong việc tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
-Tiếp tục cử các cán bộ chưa qua trình độ Đại học theo học các lớp đại học tại chức. Đồng thời công ty cũng nên cấp một phần kinh phí giúp họ vừa đi làm vừa đi học vừa đảm bảo cuộc sống. Do vậy, công ty nên trích một khoản tiền nhất định từ quỹ
khen thưởng phúc lợi hoặc quỹ phát triển để đầu tư cho việc đào tạo, nâng cao trình độ cho nhân viên hàng năm.
-Bên cạnh việc đào tạo, công ty cần phải kết hợp với chính sách đề bạt và cất nhắc, tức là việc đào tạo phải mở ra cho họ những cơ hội thăng tiến, phát triển và thực hiện công việc tốt hơn.
Tuy nhiên, việc cử nhân viên đi học phải được công ty giám sát chặt chẽ, theo dõi thái độ học tập của họ có tích cực hay không. Nếu không giám sát thì việc đào tạo bồi dưỡng sẽ trở thành vô ích với những người không có thái độ học tập nghiêm túc.
Giải pháp đào tạo công tác và bồi dưỡng đội ngũ quản lý và nhân viên trong công ty sẽ gây tốn kém rất nhiều cho công ty nhưng không thể không thực hiện bởi nó liên quan đến sự phát triển bền vững của công ty sau này. Khi trình độ nhận thức, nghiệp vụ chuyên môn của người lao động không được quan tâm và đào tạo thường xuyên thì dù quy trình công nghệ của công ty có hiện đại và tối ưu đến đâu thì vẫn bị tụt hậu so với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới.
- Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Công ty nên có những buổi họp, gặp mặt để nhằm nâng cao trình độ nhận thức, giác ngộ tư tưởng chính trị.
2.7.2 .Nâng cao năng suất lao động của công nhân trong dây chuyền sản xuất:
Hàng năm, công ty đều phải tuyển thêm lao động thời vụ để hoàn thành chỉ tiêu số lượng kế hoạch đề ra, lượng lao động này lớn hơn lao động chính thức trong công ty rất nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc hàng năm doanh nghiệp lại phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để tổ chức thông báo, tuyển dụng, đào tạo và rất nhiều chi phí phát sinh khác có liên quan.
Vậy yêu cầu đề ra là phải giảm chi phí trên. Muốn giảm các chi phí trên thì phải giảm lượng lao động tuyển thêm, cũng có nghĩa là phải tăng năng suất lao động đối với lực lượng lao động chính trong công ty.
Không những thế, năng suất lao động tăng lên làm tăng cả hệ số vượt mức, là một yếu tố khuyến khích người lao động trong quá trình sản xuất, đem lại lợi ích cho cả người lao động và cả công ty.
KẾT LUẬN.
Công ty cổ phần ACS Việt Nam đã không ngừng tự đổi mới vượt qua mọi khó khăn trở ngại để hoàn thiện duy trì và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, đảm bảo tốt đời sống cho người lao động với những thành công nhất định đã đạt được.Tuy có nhiều khó khăn trong thời gian qua nhưng với sự lãnh đạo của ban giám đốc và sự kết hợp giữa các phòng ban đã không ngừng hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh, góp Phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Trong xu thế tự do hóa kinh doanh hiện nay, Công ty cổ phần ACS Việt Nam đang đứng trước thách thức phải tăng cường hiệu quả tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm của mình. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm, Tới các phương án marketing và bán hang tốt nhất. Để đạt được mục tiêu này, cá doanh nghiệp dựa vào 1 trong số những tài sản lớn nhất đó chính la nguồn nhân lực. Do vậy, doanh nghiệp cần phải chú trọng tới công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực, một trong những nội dung quan trọng của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Có như vậy, mới có thể nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại Công ty cổ phần ACS Việt Nam đã giúp tôi vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tiễn sinh động trong công tác quản trị kinh doanh,qua đó tôi đã rút được kinh nghiệm trong công tác làm quản trị và tác phong thói quen nghề nghiệp. Tuy nhiên do lý luận và thực tiễn có một khoảng cách nhất định,thời gian thực tập có hạn và chưa có kinh nghiệm thực tế nên trong bài báo cáo không thể tránh khỏi thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được sự quan tâm,chỉ bảo giúp đỡ và ý kiến đóng góp của các cô giáo hướng dẫn cũng như thầy cô trong bộ môn và các cán bộ công nhân viên phòng kinh doanh của Công ty để kiến thức của tôi được hoàn chỉnh hơn.