Đánh giá thành quả, hạn chế của thị trường cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cho thuê tài chính (Trang 42)

1.1.2 .3Hô trợ doanh nghiệp trong việc cơ cấu nguồn vốn kinh doanh hợp ly

2.1. Thực trạng phát triển thị trường cho thuê tài chính

2.1.3 Đánh giá thành quả, hạn chế của thị trường cho thuê tài chính

2.1.3.1 Thành quả

Thứ nhất, qua hơn mười bốn năm hình thành và phát triển tại thị trường Việt Nam, CTTC đã đạt được những thành quả nhất định và đã dần trở thành một kênh dẫn vốn trung dài hạn quan trọng và hữu hiệu để thu hút các nguồn vốn trong xã hội nhằm phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển và nâng cao năng lực sản xuất kinh

doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam và phục vụ một phần nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

Thứ hai, dịch vụ CTTC mà các công ty CTTC đang cung cấp trên thị trường hiện nay không hề có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế trong xã hội, thậm chí đối với các doanh nghiệp mới thành lập và những doanh nghiệp không có tài sản thế chấp là bất động sản cũng hoàn toàn có cơ hội để sử dụng dịch vụ này. Và như vậy, với dịch vụ CTTC, các doanh nghiệp thuê có cơ hội để áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó là những tiện ích từ các dịch vụ tư vấn cơng nghệ, tư vấn quản trị miễn phí khác do các cơng ty CTTC cung cấp cũng mang lại những giá trị tăng thêm đáng kể cho các doanh nghiệp sử dụng loại hình dịch vụ này.

Cuối cùng, sự ra đời của thị trường CTTC cũng đánh dấu một nấc phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. Hoạt động của các cơng ty CTTC trong thời gian qua đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp vào ngân sách Nhà nước.

2.1.3.2 Hạn chế

Thứ nhất, số lượng và quy mô hoạt động của các công ty CTTC quá nhỏ bé, đặc biệt trong mối tương quan so sánh với số lượng và quy mô hoạt động các ngân hàng thương mại.

Thứ hai, dư nợ CTTC cịn q ít, chỉ đạt chưa đến 1% dư nợ toàn hệ thống ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ CTTC trong những năm gần đây ngày càng giảm và thậm chí dư nợ CTTC tăng trưởng âm trong 2013.

Thứ ba, hàng hóa trên thị trường CTTC kém đa dạng và không cạnh tranh được với sản phẩm của các ngân hàng. Công ty CTTC hiện tại chỉ cung cấp duy nhất dịch vụ CTTC đối với tài sản là động sản, trong khi đó hệ thống ngân hàng có rất nhiều sản phẩm để khách hàng lựa chọn sử dụng. Chính những sản phẩm dịch vụ trọn gói của hệ thống ngân hàng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và do đó khách hàng sẽ lựa chọn dịch vụ từ ngân hàng cho sự thuận tiện này.

Thứ tư, phần lớn các công ty CTTC hoạt động không hiệu quả, kém cạnh tranh và nợ xấu cũng ngày càng tăng. Điều này làm giảm uy tín của các công ty CTTC trong lòng khách hàng cũng như làm hạn chế sự phát triển của thị trường CTTC hiện tại.

Cuối cùng, hệ thống các văn bản pháp ly quy định hoạt động của thị trường CTTC vẫn còn nhiều thiếu xót và phần nào tạo ra vướng mắc, khó khăn đối với hoạt động của các cơng ty CTTC.

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường cho th tài chính chính

2.2.1 Nghiên cứu tình huống từ bên thuê

2.2.1.1Khảo sát thực tế về dịch vụ CTTC từ bên thuê.

Tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại, trao đổi email với 50 công ty (25 công ty sản xuất, 25 công ty dịch vụ) đang sử dụng dịch vụ CTTC tại thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận. Cuộc khảo sát tập trung vào bốn vấn đề: Thời gian sử dụng dịch vụ CTTC, nguồn thông tin doanh nghiệp biết đến dịch vụ CTTC, lãi suất CTTC và thủ tục CTTC.

Qua cuộc khảo sát, tác giả đã ghi nhận được những kết quả như sau: - Về thời gian sử dụng dịch vụ CTTC:

+ Có 20 công ty đã sử dụng dịch vụ CTTC từ 1 – 3 năm. + Có 17 công ty đã sử dụng dịch vụ CTTC từ 3 – 5 năm. + Có 13 công ty đã sử dụng dịch vụ CTTC trên 5 năm. - Về nguồn thông tin biết đến dịch vụ CTTC:

+ Có 28 công ty biết đến dịch vụ CTTC từ Ngân hàng mẹ giới thiệu. + Có 13 công ty biết đến dịch vụ CTTC từ đối tác, thông tin đại chúng. + Có 11 công ty biết đến dịch vụ CTTC từ cơng ty CTTC tiếp thị. - Về chi phí CTTC:

+ Có 34 cơng ty cho biết chi phí CTTC cao hơn các kênh khác. + Có 12 công ty cho biết chi phí CTTC tương đương các kênh khác. + Có 04 cơng ty cho biết chi phí CTTC thấp hơn các kênh khác.

- Về thủ tục CTTC:

+ Có 32 công ty cho rằng thủ tục CTTC phức tạp hơn các kênh khác. + Có 16 cơng ty cho rằng thủ tục CTTC bình thường như các kênh khác. + Có 02 công ty cho rằng thủ tục CTTC gọn nhẹ.

- Về sự tiếp tục sử dụng dịch vụ CTTC:

+ Có 16 công ty cho rằng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ CTTC. + Có 30 cơng ty cho rằng tùy vào tình hình thị trường.

+ Có 04 công ty cho rằng sẽ không tiếp tục sử dụng dịch vụ CTTC.

2.2.1.2 Phân tích, đánh giá kết quả rút ra từ cuộc khảo sát.

Các công ty khảo sát đại diện cho hai loại khách hàng khác nhau của các công ty CTTC: khách hàng đầu tư máy móc và khách hàng đầu tư phương tiện vận chuyển. Do đặc thù của phương tiện vận chuyển là phải đăng ky chủ sở hữu nên việc phân tích thêm khách hàng trong ngành này sẽ giúp tìm hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường CTTC từ phía cầu. Qua phân tích hai tình huống trên có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, hình thức CTTC vẫn cịn khá mới lạ với nhiều doanh nghiệp hoặc nhiều doanh nghiệp tuy có biết đến hình thức này nhưng vẫn tỏ ra e ngại. Trong khi đó hình thức tín dụng trung dài hạn ngân hàng vốn là kênh dẫn vốn quen thuộc, truyền thống và hiện đang phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều khách hàng bởi tính đa dạng trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ. Đây chính là điểm hạn chế đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường CTTC. Ngồi ra, với mạng lưới cịn nhỏ hẹp, các công ty CTTC gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận thông tin về nhu cầu đầu tư của khách hàng và ngược lại, các khách hàng có nhu cầu đầu tư cũng không biết đến các công ty CTTC. Bài học rút ra cho các công ty CTTC là cần tăng cường quảng bá hình ảnh và các sản phẩm dịch vụ của mình, mở rộng mạng lưới hoạt động để có thể tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên khắp cả nước.

Thứ hai, để có thể cạnh tranh được với tín dụng ngân hàng, cơng ty CTTC cần có chính sách cho thuê hấp dẫn hơn, đặc biệt đối với những khách hàng tốt. Ngồi việc là hình thức tín dụng mới, chính sách lãi suất CTTC thực sự cũng khơng

hấp dẫn. Đây là nhân tố quan trọng tác động lên bên cầu và góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường CTTC.

Thứ ba, đối với các doanh nghiệp đầu tư phương tiện vận tải, việc công ty CTTC đứng tên chủ sở hữu phương tiện phần nào gây ra những khó khăn hoặc bất lợi trong quá trình lưu thơng phương tiện hoặc khi làm việc với cơ quan chức năng. Ngoài ra, một số khách hàng muốn tài sản đứng tên của họ nhằm thuận lợi trong quá trình giao dịch, kinh doanh hoặc đơn giản họ thích tài sản đứng tên mình. Do đó, so sánh với tín dụng ngân hàng, thủ tục CTTC phức tạp hơn đối với khách hàng, đặc biệt khi tài sản thuê là phương tiện vận chuyển. Do đó, CTTC phương tiện vận chuyển không phải là thế mạnh của các công ty CTTC, ngoại trừ những phương tiện vận chuyển chuyên dụng: xe đầu kéo, xe xúc lật, xe nâng trong ngành xây dựng….Đây chính là điểm bất lợi tác động lên phía cầu và góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường CTTC. Nắm được điểm này, các công ty CTTC cần đưa ra chính sách cho thuê hợp ly đối với từng loại tài sản khác nhau.

Từ việc phân tích nêu trên, có thể đi đến kết luận: các nhân tố ảnh hưởng đến bên cầu cho thuê tài chính bao gồm: tính mới lạ của hình thức cho th tài chính, lãi suất khơng cạnh tranh và thủ tục cho thuê còn phức tạp. Các nhân tố này làm khách hàng thuê khơng tiếp cận được hoặc khơng thích tiếp cận hình thức CTTC và từ đó làm hạn chế sự phát triển của thị trường CTTC.

2.2.2 Nghiên cứu tình huống bên cho th

Để phân tích đánh giá các nhân tố từ bên cho thuê, tác giả tiến hành nghiên cứu hai công ty cho thuê tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh: một cơng ty CTTC đang phát triển: Công ty CTTC Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín và một cơng ty CTTC đang trên đà đi xuống: Công ty CTTC II Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường CTTC.

2.2.2.1 Nghiên cứu tình huống cơng ty cho th tài chính Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Cơng ty SBL)

Trước hết, công ty SBL là một công ty ra đời và hoạt động trong điều kiện thị trường CTTC của Việt Nam đã hình thành và phát triển hồn chỉnh về cơ bản. Chính vì vậy, lựa chọn cơng ty SBL để nghiên cứu sẽ giúp tôi đưa ra được một cái nhìn chính xác hơn về thực trạng hoạt động của một công ty CTTC trên thị trường trong giai đoạn hiện nay.

Ly do tiếp theo là công ty SBL là công ty CTTC trực thuộc Ngân hàng TMCP tư nhân đầu tiên được thành lập ở Việt Nam. Mặc dù mới tham gia vào thị trường CTTC Việt Nam 8 năm nhưng công ty SBL đã đạt được những thành quả đáng khích lệ cả về tăng trưởng d ư nợ cho thuê, về lợi nhuận và đặc biệt hơn , công ty SBL đã sớm tạo được tên tuổi và nhiều người biết tới trên thị trường CTTC . Điều này khác biệt nhiều so với các công ty CTTC đã hoạt động trước đây . Chính vì vậy, tác giả muốn đưa ra một thực tế về hoạt động của công ty SBL nhằm rút ra được đâu là những khía cạnh cần thiết cho hoạt động của một cơng ty CTTC cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm từ trường hợp của cơng ty này.

Giới thiệu về Cơng ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín

Cơng ty TNHH MTV Cho Th Tài Chính Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín ra đời ngày 12/04/2006, là công ty con trực thuộc Ngân Hàng TMCP Sài gịn Thương Tín (Sacombank). Cùng với một số cơng ty con của Sacombank như: Công ty Quản ly nợ và Khai thác tài sản, Công ty Kiều hối, việc ra đời của công ty SBL xuất phát từ chiến lược xây dựng Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín thành một tập đồn tài chính bán lẻ đa năng hiện đại và tốt nhất Việt Nam. Và công ty SBL cũng là dấu mốc đầu tiên cho sự ra đời của một công ty CTTC trong khối các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

Với vốn điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng, sau 5 năm hoạt động, hiện vốn điều lệ của công ty đã tăng trưởng gấp đôi lên mức 300 tỷ đồng. Với vị thế là một công ty con của một NHTM được đánh giá là năng động, công ty SBL có được những thuận lợi ban đầu là tận dụng được hệ thống sẵn có và mạng lưới hoạt động rộng khắp của Sacombank để tiếp cận, triển khai dịch vụ mới. Đến thời điểm hiện nay (12/2013), dư nợ công ty đạt khoảng 964 tỷ đồng.

Về các dịch vụ cung cấp, hiện công ty SBL cung cấp đầy đủ các dịch vụ mà Công ty CTTC được phép thực hiện như : Huy động tiết kiệm trung – dài hạn, thực hiện nghiệp vụ CTTC , cho thuê vận hành và các dịch vụ tư vấn cho thuê tài chính...Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động chủ yếu nhất vẫn là CTTC . Cũng như hầu hết các công ty CTTC trong cả nước , hoạt động cho thuê vận hành vẫn chưa đi vào thực tiễn . Trong khi đó thì các dịch vụ tư vấn chỉ đơn thuần nằm trong khuôn khổ tư vấn về tài sản thuê và nhằm tạo thêm giá trị gia tăng cho khách hàng sử dụng dịch vụ CTTC. Về sản phẩm cho thuê , do quy định của pháp luật , hoạt động CTTC chỉ dừng lại ở cho thuê động sản, bất động sản vẫn chưa được cho phép.

Các dịch vụ, tiện ích hơ trơ sản phẩm CTTC

Một điểm chung đã đề cập là việc cung cấp các dịch vụ, các tiện ích tăng thêm đối với các khách hàng sử dụng dịch vụ CTTC vẫn chưa được các công ty CTTC quan tâm đúng mực. Đây là một khiếm khuyết lớn của ngành CTTC nước ta nói chung. Mặc dù hiện nay, công ty SBL đã quan tâm đến việc ky kết các hợp đồng liên kết với các nhà cung ứng tài sản thuê như các đại ly xe ô tô và một số các đại ly cung cấp máy móc thiết bị nhưng dường như chỉ mới dừng lại ở việc gặp gỡ, thiết lập quan hệ. Việc ky kết có thực hiện đối với một số nhà cung cấp, tuy nhiên các nhà cung cấp này có thể ky kết hợp đồng liên kết với bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Do đó, tổ chức nào có các điều kiện tài trợ tốt hơn, nhà cung cấp sẽ giới thiệu khách hàng cho đơn vị đó .

Trên thực tế, các khách hàng của SBL khi làm việc với các đơn vị liên kết cũng chưa nhận được bất kỳ một ưu đãi nào khác so với các khách hàng thông thường về các điều khoản, thời gian mua bán hay như việc các chủ trương, chính sách của SBL gửi qua các đại ly cũng chưa bao giờ được các đại ly thơng báo đến khách hàng…. Ngồi ra, việc tài sản đăng ky thuộc sở hữu bên cho thuê là một bất lợi của hình thức cho th tài chính. Chính những điều này làm cho mối quan hệ tưởng chừng đã được xây dựng giữa công ty CTTC với nhà cung ứng trở nên không có tác dụng và khách hàng khơng được hưởng lợi ích nào từ mối quan hệ này.

Việc cung ứng các dịch vụ tư vấn về thiết bị công nghệ, tư vấn về quản trị… cho khách hàng là cam kết mà phần lớn các công ty CTTC đều đưa ra khi giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, các công ty CTTC bao gồm cả công ty SBL cũng chưa thực hiện được. Tư vấn về thiết bị, công nghệ là một mảng hoạt động hết sức phức tạp địi hỏi kiến thức chun mơn rộng và sâu. Hiện đội ngũ chuyên viên tư vấn thiết bị tại công ty SBL chỉ mới thực hiện được việc thẩm định tính phổ biến của công nghệ, chất lượng và giá cả hiện tại của tài sản trong một số ngành nhất định. Việc tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn tài sản vẫn không thể thực hiện được. Đối với vấn đề tư vấn quản trị doanh nghiệp, với đội ngũ nhân viên trẻ mặc dù năng động nhưng những kiến thức của họ chắc chắn sẽ không đủ sức để thuyết phục các doanh nghiệp. Trong khi đó, việc thẩm định một hồ sơ vay với những đòi hỏi nhất định về mặt thời gian sẽ không cho phép một nhân viên khách hành thẩm định nắm bắt vững được tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp để cho y kiến một cách xác thực. Chính vì vậy, trên thực tế, các doanh nghiệp ít khi tìm đến các cơng ty CTTC hay ngân hàng để nhờ tư vấn về quản trị doanh nghiệp.

Việc huy động vốn

Nguồn vốn hoạt động là một yếu tố quan trọng đối với các công ty CTTC.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cho thuê tài chính (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w