1.1.2 .3Hô trợ doanh nghiệp trong việc cơ cấu nguồn vốn kinh doanh hợp ly
2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường cho thuê tài chính
chính
2.2.1 Nghiên cứu tình huống từ bên th
2.2.1.1Khảo sát thực tế về dịch vụ CTTC từ bên thuê.
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại, trao đổi email với 50 công ty (25 công ty sản xuất, 25 công ty dịch vụ) đang sử dụng dịch vụ CTTC tại thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận. Cuộc khảo sát tập trung vào bốn vấn đề: Thời gian sử dụng dịch vụ CTTC, nguồn thông tin doanh nghiệp biết đến dịch vụ CTTC, lãi suất CTTC và thủ tục CTTC.
Qua cuộc khảo sát, tác giả đã ghi nhận được những kết quả như sau: - Về thời gian sử dụng dịch vụ CTTC:
+ Có 20 công ty đã sử dụng dịch vụ CTTC từ 1 – 3 năm. + Có 17 công ty đã sử dụng dịch vụ CTTC từ 3 – 5 năm. + Có 13 công ty đã sử dụng dịch vụ CTTC trên 5 năm. - Về nguồn thông tin biết đến dịch vụ CTTC:
+ Có 28 công ty biết đến dịch vụ CTTC từ Ngân hàng mẹ giới thiệu. + Có 13 công ty biết đến dịch vụ CTTC từ đối tác, thông tin đại chúng. + Có 11 công ty biết đến dịch vụ CTTC từ công ty CTTC tiếp thị. - Về chi phí CTTC:
+ Có 34 cơng ty cho biết chi phí CTTC cao hơn các kênh khác. + Có 12 cơng ty cho biết chi phí CTTC tương đương các kênh khác. + Có 04 công ty cho biết chi phí CTTC thấp hơn các kênh khác.
- Về thủ tục CTTC:
+ Có 32 công ty cho rằng thủ tục CTTC phức tạp hơn các kênh khác. + Có 16 công ty cho rằng thủ tục CTTC bình thường như các kênh khác. + Có 02 công ty cho rằng thủ tục CTTC gọn nhẹ.
- Về sự tiếp tục sử dụng dịch vụ CTTC:
+ Có 16 công ty cho rằng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ CTTC. + Có 30 công ty cho rằng tùy vào tình hình thị trường.
+ Có 04 công ty cho rằng sẽ không tiếp tục sử dụng dịch vụ CTTC.
2.2.1.2 Phân tích, đánh giá kết quả rút ra từ cuộc khảo sát.
Các công ty khảo sát đại diện cho hai loại khách hàng khác nhau của các công ty CTTC: khách hàng đầu tư máy móc và khách hàng đầu tư phương tiện vận chuyển. Do đặc thù của phương tiện vận chuyển là phải đăng ky chủ sở hữu nên việc phân tích thêm khách hàng trong ngành này sẽ giúp tìm hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường CTTC từ phía cầu. Qua phân tích hai tình huống trên có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, hình thức CTTC vẫn cịn khá mới lạ với nhiều doanh nghiệp hoặc nhiều doanh nghiệp tuy có biết đến hình thức này nhưng vẫn tỏ ra e ngại. Trong khi đó hình thức tín dụng trung dài hạn ngân hàng vốn là kênh dẫn vốn quen thuộc, truyền thống và hiện đang phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều khách hàng bởi tính đa dạng trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ. Đây chính là điểm hạn chế đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường CTTC. Ngồi ra, với mạng lưới cịn nhỏ hẹp, các công ty CTTC gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận thông tin về nhu cầu đầu tư của khách hàng và ngược lại, các khách hàng có nhu cầu đầu tư cũng không biết đến các công ty CTTC. Bài học rút ra cho các công ty CTTC là cần tăng cường quảng bá hình ảnh và các sản phẩm dịch vụ của mình, mở rộng mạng lưới hoạt động để có thể tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên khắp cả nước.
Thứ hai, để có thể cạnh tranh được với tín dụng ngân hàng, cơng ty CTTC cần có chính sách cho thuê hấp dẫn hơn, đặc biệt đối với những khách hàng tốt. Ngồi việc là hình thức tín dụng mới, chính sách lãi suất CTTC thực sự cũng khơng
hấp dẫn. Đây là nhân tố quan trọng tác động lên bên cầu và góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường CTTC.
Thứ ba, đối với các doanh nghiệp đầu tư phương tiện vận tải, việc công ty CTTC đứng tên chủ sở hữu phương tiện phần nào gây ra những khó khăn hoặc bất lợi trong quá trình lưu thơng phương tiện hoặc khi làm việc với cơ quan chức năng. Ngoài ra, một số khách hàng muốn tài sản đứng tên của họ nhằm thuận lợi trong quá trình giao dịch, kinh doanh hoặc đơn giản họ thích tài sản đứng tên mình. Do đó, so sánh với tín dụng ngân hàng, thủ tục CTTC phức tạp hơn đối với khách hàng, đặc biệt khi tài sản thuê là phương tiện vận chuyển. Do đó, CTTC phương tiện vận chuyển không phải là thế mạnh của các công ty CTTC, ngoại trừ những phương tiện vận chuyển chuyên dụng: xe đầu kéo, xe xúc lật, xe nâng trong ngành xây dựng….Đây chính là điểm bất lợi tác động lên phía cầu và góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường CTTC. Nắm được điểm này, các cơng ty CTTC cần đưa ra chính sách cho thuê hợp ly đối với từng loại tài sản khác nhau.
Từ việc phân tích nêu trên, có thể đi đến kết luận: các nhân tố ảnh hưởng đến bên cầu cho th tài chính bao gồm: tính mới lạ của hình thức cho th tài chính, lãi suất khơng cạnh tranh và thủ tục cho thuê còn phức tạp. Các nhân tố này làm khách hàng thuê khơng tiếp cận được hoặc khơng thích tiếp cận hình thức CTTC và từ đó làm hạn chế sự phát triển của thị trường CTTC.
2.2.2 Nghiên cứu tình huống bên cho th
Để phân tích đánh giá các nhân tố từ bên cho thuê, tác giả tiến hành nghiên cứu hai cơng ty cho th tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh: một cơng ty CTTC đang phát triển: Công ty CTTC Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín và một công ty CTTC đang trên đà đi xuống: Công ty CTTC II Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường CTTC.
2.2.2.1 Nghiên cứu tình huống cơng ty cho th tài chính Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Cơng ty SBL)
Trước hết, công ty SBL là một công ty ra đời và hoạt động trong điều kiện thị trường CTTC của Việt Nam đã hình thành và phát triển hồn chỉnh về cơ bản. Chính vì vậy, lựa chọn cơng ty SBL để nghiên cứu sẽ giúp tôi đưa ra được một cái nhìn chính xác hơn về thực trạng hoạt động của một công ty CTTC trên thị trường trong giai đoạn hiện nay.
Ly do tiếp theo là công ty SBL là công ty CTTC trực thuộc Ngân hàng TMCP tư nhân đầu tiên được thành lập ở Việt Nam. Mặc dù mới tham gia vào thị trường CTTC Việt Nam 8 năm nhưng công ty SBL đã đạt được những thành quả đáng khích lệ cả về tăng trưởng d ư nợ cho thuê, về lợi nhuận và đặc biệt hơn , công ty SBL đã sớm tạo được tên tuổi và nhiều người biết tới trên thị trường CTTC . Điều này khác biệt nhiều so với các công ty CTTC đã hoạt động trước đây . Chính vì vậy, tác giả muốn đưa ra một thực tế về hoạt động của công ty SBL nhằm rút ra được đâu là những khía cạnh cần thiết cho hoạt động của một cơng ty CTTC cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm từ trường hợp của cơng ty này.
• Giới thiệu về Cơng ty cho th tài chính Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín
Cơng ty TNHH MTV Cho Th Tài Chính Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín ra đời ngày 12/04/2006, là công ty con trực thuộc Ngân Hàng TMCP Sài gịn Thương Tín (Sacombank). Cùng với một số cơng ty con của Sacombank như: Công ty Quản ly nợ và Khai thác tài sản, Công ty Kiều hối, việc ra đời của công ty SBL xuất phát từ chiến lược xây dựng Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín thành một tập đồn tài chính bán lẻ đa năng hiện đại và tốt nhất Việt Nam. Và công ty SBL cũng là dấu mốc đầu tiên cho sự ra đời của một công ty CTTC trong khối các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Với vốn điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng, sau 5 năm hoạt động, hiện vốn điều lệ của công ty đã tăng trưởng gấp đôi lên mức 300 tỷ đồng. Với vị thế là một công ty con của một NHTM được đánh giá là năng động, công ty SBL có được những thuận lợi ban đầu là tận dụng được hệ thống sẵn có và mạng lưới hoạt động rộng khắp của Sacombank để tiếp cận, triển khai dịch vụ mới. Đến thời điểm hiện nay (12/2013), dư nợ công ty đạt khoảng 964 tỷ đồng.
Về các dịch vụ cung cấp, hiện công ty SBL cung cấp đầy đủ các dịch vụ mà Công ty CTTC được phép thực hiện như : Huy động tiết kiệm trung – dài hạn, thực hiện nghiệp vụ CTTC , cho thuê vận hành và các dịch vụ tư vấn cho th tài chính...Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động chủ yếu nhất vẫn là CTTC . Cũng như hầu hết các công ty CTTC trong cả nước , hoạt động cho thuê vận hành vẫn chưa đi vào thực tiễn . Trong khi đó thì các dịch vụ tư vấn chỉ đơn thuần nằm trong khuôn khổ tư vấn về tài sản thuê và nhằm tạo thêm giá trị gia tăng cho khách hàng sử dụng dịch vụ CTTC. Về sản phẩm cho thuê , do quy định của pháp luật , hoạt động CTTC chỉ dừng lại ở cho thuê động sản, bất động sản vẫn chưa được cho phép.
• Các dịch vụ, tiện ích hơ trơ sản phẩm CTTC
Một điểm chung đã đề cập là việc cung cấp các dịch vụ, các tiện ích tăng thêm đối với các khách hàng sử dụng dịch vụ CTTC vẫn chưa được các công ty CTTC quan tâm đúng mực. Đây là một khiếm khuyết lớn của ngành CTTC nước ta nói chung. Mặc dù hiện nay, công ty SBL đã quan tâm đến việc ky kết các hợp đồng liên kết với các nhà cung ứng tài sản thuê như các đại ly xe ô tô và một số các đại ly cung cấp máy móc thiết bị nhưng dường như chỉ mới dừng lại ở việc gặp gỡ, thiết lập quan hệ. Việc ky kết có thực hiện đối với một số nhà cung cấp, tuy nhiên các nhà cung cấp này có thể ky kết hợp đồng liên kết với bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Do đó, tổ chức nào có các điều kiện tài trợ tốt hơn, nhà cung cấp sẽ giới thiệu khách hàng cho đơn vị đó .
Trên thực tế, các khách hàng của SBL khi làm việc với các đơn vị liên kết cũng chưa nhận được bất kỳ một ưu đãi nào khác so với các khách hàng thông thường về các điều khoản, thời gian mua bán hay như việc các chủ trương, chính sách của SBL gửi qua các đại ly cũng chưa bao giờ được các đại ly thông báo đến khách hàng…. Ngoài ra, việc tài sản đăng ky thuộc sở hữu bên cho thuê là một bất lợi của hình thức cho th tài chính. Chính những điều này làm cho mối quan hệ tưởng chừng đã được xây dựng giữa công ty CTTC với nhà cung ứng trở nên không có tác dụng và khách hàng không được hưởng lợi ích nào từ mối quan hệ này.
Việc cung ứng các dịch vụ tư vấn về thiết bị công nghệ, tư vấn về quản trị… cho khách hàng là cam kết mà phần lớn các công ty CTTC đều đưa ra khi giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, các công ty CTTC bao gồm cả công ty SBL cũng chưa thực hiện được. Tư vấn về thiết bị, công nghệ là một mảng hoạt động hết sức phức tạp đòi hỏi kiến thức chuyên môn rộng và sâu. Hiện đội ngũ chuyên viên tư vấn thiết bị tại công ty SBL chỉ mới thực hiện được việc thẩm định tính phổ biến của công nghệ, chất lượng và giá cả hiện tại của tài sản trong một số ngành nhất định. Việc tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn tài sản vẫn không thể thực hiện được. Đối với vấn đề tư vấn quản trị doanh nghiệp, với đội ngũ nhân viên trẻ mặc dù năng động nhưng những kiến thức của họ chắc chắn sẽ không đủ sức để thuyết phục các doanh nghiệp. Trong khi đó, việc thẩm định một hồ sơ vay với những đòi hỏi nhất định về mặt thời gian sẽ không cho phép một nhân viên khách hành thẩm định nắm bắt vững được tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp để cho y kiến một cách xác thực. Chính vì vậy, trên thực tế, các doanh nghiệp ít khi tìm đến các công ty CTTC hay ngân hàng để nhờ tư vấn về quản trị doanh nghiệp.
• Việc huy động vốn
Nguồn vốn hoạt động là một yếu tố quan trọng đối với các công ty CTTC. Với nguồn vốn tự có ban đầu không lớn, hầu hết các công ty CTTC đều phải nô lực huy động vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động của mình. Nguồn vốn cơ bản nhất là huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Theo quy định của pháp luật, công ty CTTC được phép huy động tiết kiệm kỳ hạn trên 13 tháng và phát hành các chứng từ có giá. Tuy nhiên, việc phát hành các chứng từ có giá tại SBL cũng như các cơng ty CTTC khác là việc khó thực hiện. Vì vậy, nguồn cung cơ bản nhất vẫn là từ huy động tiết kiệm trung – dài hạn. Tại thời điểm 31/12/2013, cơ cấu nguồn vốn của công ty SBL như sau:
Bảng 2.11: Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của công ty SBL
STT Nguồn vốn Số tiền
(triệu đồng) Tỷ lệ (%)
4 0
1 Vốn và quỹ 391,700 32.19% 2 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng 362,492 29.79% 3 Vay các tổ chức tín dụng khác 340,190 27.96%
4 Tiền gửi của khách hàng 122,526 10.07%
Tổng cộng 1,216,908 100%
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013 cơng ty SBL
Có thể thấy nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty SBL. Nguồn vốn này bao gồm tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác (chiếm 29.79%) và nguồn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác (27.96%). Do là công ty con của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín, cơng ty SBL ln nhận được sự hô trợ về mặt nguồn vốn từ ngân hàng mẹ. Công ty luôn được ngân hàng mẹ đảm bảo cho vay vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động của mình. Ngồi ra, một thành công lớn trong việc huy động vốn của công ty SBL là việc huy động thành công nguồn vốn từ các tổ chức tài chính nước ngồi như: Định chế tài chính hơ trợ phát triển Hà Lan (FMO) và Quỹ đầu tư cho các nước đang phát triển của Chính phủ Na Uy (Norfund). Trong tương lai, cơng ty SBL có kế hoạch tiếp tục mở rộng quan hệ với các định chế tài chính quốc tế khác như Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB),…
Một nguồn vốn khác mà các công ty CTTC đang có là nguồn vốn từ các khoản ky quỹ của khách hàng. Như đã trình bày, hầu hết các cơng ty CTTC đều yêu cầu các khách hàng của mình có một khoản ky quỹ, thơng thường là từ 5-10% giá trị tài sản thuê, để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng CTTC. Và khoản ky quỹ này các cơng ty CTTC chỉ hồn trả khi hợp đồng CTTC kết thúc, sau khi khách hàng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan. Hiện nguồn vốn từ các khoản ky quỹ của khách hàng tại công ty SBL chiếm khoảng 10% trong nguồn vốn hoạt động.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại, đối với công ty SBL, việc huy động nguồn vốn vay từ ngân hàng mẹ tỏ ra là một giải pháp hết sức đơn giản và đang là nguồn vốn huy động chính của cơng ty. Tuy nhiên, Ngân hàng mẹ huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế, vì vậy, khi cho vay đối với Cơng ty con dù với lãi suất ưu đãi
nhưng vẫn phải đảm bảo một mức lãi suất đủ để đảm bảo trang trải các khoản chi