Đánh giá chung về môi trường bên trong

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cho công ty TNHH dịch vụ johnson controls đến năm 2020 (Trang 56 - 69)

2.2. Phân tích môi trường bên trong

2.2.4 Đánh giá chung về môi trường bên trong

Từ kết quả xây dựng ma trận IFE, dựa vào điểm quan trọng của từng yếu tố môi trường bên trong, tác giả đưa ra những đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu bên trong của Johnson Controls như sau:

2.2.4.1Điểm mạnh của Johnson Controls (T)

 Kỹ năng quản lý thời gian của nhân viên tốt

 Năng lực chuyên môn của nhân viên tốt

 Kỹ năng lập kế hoạch của nhân viên tốt

 Đội ngũ nhân viên đủ đáp ứng khối lượng công việc

 Chính sách đào tạo, huấn luyện nhân viên tốt

 Chính sách tuyển dụng đảm bảo lựa chọn được đội ngũ nhân viên có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức tốt

 Mơi trường văn hóa đề cao sự chính trực

 Mơi trường văn hóa đề cao sự hài lịng của khách hàng 2.2.4.2Điểm yếu của Johnson Controls (W)

Bên cạnh đó, nội bộ cơng ty vẫn cịn tồn tại nhiều điểm yếu như sau

 Kỹ năng quản lý rủi ro của nhân viên chưa tốt

 Các tiêu chuẩn, quy trình, quy định làm việc của cơng ty phức tạp

 Hoạt động chăm sóc khách hàng cịn yếu, chưa thể hiện được sự chủ động trước các vấn đề của khách hàng

 Năng lực tài chính cịn hạn chế, thiếu hụt vốn kinh doanh

 Cơng tác marketing cịn bỏ ngõ 2.3Phân tích mơi trường bên ngồi

2.3.1Phân tích các yếu tố của mơi trường bên ngồi

2.3.1.1Mơi trường vĩ mơ

(1)Yếu tố chính trị và pháp luật

Việt Nam nhiều năm qua có mơi trường chính trị ổn định, được thế giới đánh giá cao và những năm tiếp theo được dự báo sẽ tiếp tục ổn định, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư trong việc phát triển, mở rộng quy mô hoạt động. Tuy nhiên thủ tục hành chính hiện nay vẫn cịn rườm rà, phức tạp và thiếu minh bạch. Johnson Controls cũng như nhiều doanh nghiệp khác tại Việt Nam đang tiêu tốn khá nhiều thời gian và nhân lực cho các thủ tục hành chính liên quan đến giấy phép đầu tư, thuế…Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp cịn chưa hồn thiện, các quy định, luật lệ thường xuyên thay đổi, để tránh các rủi ro về mặt pháp lý, công ty phải tốn khá nhiều chi phí th ngồi dịch vụ tư vấn luật để hỗ trợ một số vấn đề về kinh doanh.

(2)Yếu tố kinh tế Tăng trưở ng kinh tế

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chín tháng năm 2013 ước tính tăng 5,14% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức tăng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,39%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,20%, đóng góp 1,99 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,25%, đóng góp 2,71 điểm phần trăm. Khu vực dịch vụ tiếp tục là khu vực đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế với mức tăng của một số ngành chiếm tỷ trọng lớn như sau: Ngành bán buôn và bán lẻ tăng 5,92%; ngành kinh doanh bất động sản tăng 1,91%; ngành dịch

vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,66%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,69%; giáo dục và đào tạo tăng 7,98%; vận tải kho bãi tăng 5,65%.

Quy mô tổng sản phẩm trong nước chín tháng đầu năm theo giá hiện hành ước tính đạt 2420,9 nghìn tỷ đồng, trong đó khu vực dịch vụ chiếm 44,29%.

Tình nh vố n đầu phát triể n

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện chín tháng năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 755,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước và bằng 31,2% GDP. Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/9/2013 đạt 15005,3 triệu USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. 1

Giá cả ty l ệ l ạ m ph át

Nhìn chung, trong 09 tháng đầu năm 2013 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây; chỉ số giá tiêu dùng bình qn chín tháng năm 2013 tăng 6,83% so với bình quân cùng kỳ năm 20122. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi giúp cơng ty có thể ổn định chi phí đầu vào, gia tăng lợi nhuận biên.

Tình nh lãi su ấ t

Trước những nỗ lực kềm chế lạm phát của chính phủ, mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay giảm mạnh. Mặt bằng lãi suất cho vay đã trở về mức của giai đoạn 2005 - 2006. Lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 7 - 9%/năm; các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác là 9 - 11,5%/năm; một số doanh nghiệp tình hình tài chính lành mạnh được vay với lãi suất 6,5 - 7%/năm3.

Johnson Controls hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngắn hạn, lãi suất vay thấp hơn giúp cơng ty có thể giảm đáng kể chi phí lãi vay, cải thiện phần nào lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, công ty vay vốn từ Ngân hàng Citi N.A và phải chịu lãi suất khá

1 Thơng cáo báo chí Tình hình kinh tế - xã hội chín tháng năm 2013 - Tổng cục thống kê

2 Thơng cáo báo chí Tình hình kinh tế - xã hội chín tháng năm 2013 - Tổng cục thống kê

3 Báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế họach 5 năm 2011 – 2015 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII

cao, dao động từ 15% đến 19%/năm cho các khoản vay ngắn hạn. Từ đầu năm 2013, ngân hàng Citi N.A đã giảm dần lãi suất cho vay và đến tháng 08/2013, lãi suất cho vay ngắn hạn đang dao động ở mức từ 6% đến 7.8%/năm.

Tình nh thị trườ ng b ất độ ng s ả n

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản quý III/2013 của cơng ty Cushman & Wakefield Việt Nam (C&W), có thể khái quát một số nét về thị trường bất động sản như sau:

- Tại phân khúc văn phòng cho thuê, trong quý 3 năm 2013, nguồn cung tòa nhà văn phòng hạng A tăng 32% so với cùng kỳ năm trước, giá chào thuê trung bình của hạng A giảm gần 5% so với quý 2 và giảm hơn 7% so với cùng kỳ năm ngối. Giá chào th trung bình của hạng B tiếp tục giảm khoảng 1% so với quý trước và gần 8% so với cùng kỳ năm 2012. Sau 5 năm giá thuê liên tiếp giảm, C&W cho rằng giá thuê sẽ bắt đầu ổn định trong ngắn và trung hạn. Ưu thế vẫn tiếp tục thuộc về khách thuê khi họ vẫn đang tìm cách cắt giảm chi phí mặt bằng bằng cách thương lương lại với chủ tòa nhà hoặc chuyển sang tịa nhà khác có giá th phù hợp hơn. Trong 24 tháng vừa qua, C&W chứng kiến xu hướng khách thuê dịch chuyển về lại khu vực trung tâm, hoặc cận trung tâm để tận hưởng các ưu đãi thị trường, cùng với chất lượng xây dựng cao cấp hơn từ những tòa nhà mới được xây dựng. Thị trường văn phịng ở thành phố Hồ Chí Minh được cho là sẽ chạm đáy của chu kỳ giá trong quý cuối 2013.

- Tại phân khúc khu cơng nghiệp, khơng có nguồn cung mới nào đi vào hoạt động trong quý này. Hiện thành phố Hồ Chí Minh có 18 khu cơng nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích hơn 3.600 ha, trong đó diện tích có thể cho th chiếm khoảng 62% tổng diện tích đất, đạt hơn 2.200 ha. Từ đây đến năm 2020, tổng nguồn cung ước tính sẽ tăng lên khoảng 3.000 ha, tăng 85% so với nguồn cung hiện tại.

Tình nh thị trườ ng d ị ch v ụ quản l y cơ sở vật chất tíc h hợp

Theo nghiên cứu của công ty tư vấn kinh doanh Frost & Sullivan, thị trường quản lý cơ sở vật chất tích hợp tại Việt Nam hiện nay vẫn cịn rất non trẻ, nhận thức chung về dịch vụ này vẫn cịn thấp. Động lực chính của thị trường hiện nay là sự hiện diện của các

công ty đa quốc gia tại Việt Nam và sự sôi động của các hoạt động xây dựng. Trở ngại lớn nhất của thị trường hiện nay là sự giới hạn về mặt nhận thức của đa số các công ty Việt Nam về các lợi ích của dịch vụ quản lý cơ sở vật chất tích hợp, cũng như khuynh hướng tự quản lý các hoạt động phụ trợ ở những công ty này. Bên cạnh đó, sự khan hiếm nhân sự cấp cao có kinh nghiệm về ngành dịch vụ quản lý cơ sở vật chất tích hợp cũng là một trong những yếu tố gây khó khăn cho các công ty kinh doanh ngành dịch vụ này. Tuy nhiên, theo đánh giá của Frost & Sullivan, thị trường Việt Nam dù còn rất nhỏ, vẫn có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai. Tăng trưởng ở thị trường này chủ yếu sẽ được đóng góp bởi khu vực văn phịng các cơng ty đa quốc gia, hoạt động trong các ngành ngân hàng, công nghệ thông tin và viễn thông.

Xu hướng phát tri ể n c ủ a n ề n kinh t ế th ế gi i

Ngày nay, thế giới đang có sự biến động sâu sắc về nhiều mặt. Về phương diện kinh tế, các quan hệ kinh tế quốc dân đan quyện vào nhau và chi phối nền kinh tế của tất cả các nước. Bối cảnh quốc tế mới vừa tạo ra thời cơ mới tương đối thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới đối với nền kinh tế của các quốc gia.4

sau:5

Có thể thấy các xu hướng chính của nền kinh tế thế giới nửa đầu thế kỷ XXI như

- Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới: xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế phát triển trên cơ sở mở rộng các quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia.

- Xu hướng cải tổ và đổi mới nền kinh tế thế giới: Một trật tự quốc tế mới đang được xác lập trên quy mơ tồn cầu với những đặc trưng chủ yếu là đối thoại và hợp tác, thực hiện các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, khơng can thiệp vào nội bộ của nhau…Các nước đều đang tiến hành cải tổ với các mức độ khác nhau, mà việc cải tổ kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia hoà nhập với trào lưu cải tổ, cải cách chung của thế giới. Xu hướng cải tổ ở khu vực này nhằm chủ yếu vào việc mở cửa nền kinh tế với bên ngồi, thực hiện chính sách thu hẹp kinh tế quốc gia, mở rộng kinh tế tư nhân, tuy vẫn giữ

4 Xu hướng phát triển nền kinh tế thế giới nửa đầu thế kỷ 21 - ThS. Đỗ Thuý Mùi

50

quyền điều tiết và kiểm soát của Nhà Nước đối với các hoạt động kinh tế, tăng cường đấu tranh cho một trật tự kinh tế quốc tế, phi chính trị hố các quan hệ quốc tế về mặt kinh tế.

(3)Yếu tố mơi trường văn hóa - xã hội Đặc trưng v ề văn hóa, x ã hội

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước6. Đi đơi với sự phát triển về kinh tế, đời sống văn hóa của nhân dân thành phố ngày càng đa dạng, phong phú, hoạt động giáo dục được cải thiện đáng kể, chất lượng chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tiến bộ.

Chính nhờ điều kiện sống thuận lợi mà thành phố Hồ Chí Minh quy tụ được nhiều nhà khoa học, cán bộ, chuyên gia giỏi, có tri thức, kinh nghiệm, trình độ chun mơn và năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng tốt. Viêc khai thác tốt và tận dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao này là một trong những yếu tố vơ cùng quan trọng góp phần tạo nên thành công của các doanh nghiệp đang hoạt động tại thành phố.

Tình nh cháy , n

Trong chín tháng đầu năm 2013, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 1,8 nghìn vụ cháy, nổ nghiêm trọng, làm 73 người chết và 163 người bị thương, thiệt hại do các vụ cháy, nổ gây ra ước tính hơn 1069 tỷ đồng. Riêng tháng Chín đã xảy ra 159 vụ cháy, nổ, làm 3 người chết, 25 người bị thương với giá trị thiệt hại ước tính gần 521 tỷ đồng.7 Trước tình hình này, các cơ quan nhà nước đang tăng cường cơng tác kiểm tra, rà sốt việc lắp đặt trang thiết bị chữa cháy, bảng hiệu chỉ dẫn thoát hiểm, cơng tác tập huấn, diễn tập phịng cháy chữa cháy tại các tòa nhà cao tầng, các khu vực trung tâm, đơng dân cư.

6 Nghị quyết 16- NQ/TW của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Ban hành ngày 10/8/2012)

51

Công tác an toà n lao đ ộ ng, v ệ sinh la o đ ộ ng

Ngày 18/9/2013, Ban Bí thư Trung ương Ðảng đã ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chỉ thị nhấn mạnh: trong thời gian qua, cơng tác an tồn lao động, vệ sinh lao động còn tồn tại nhiều yếu kém, cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an tồn tính mạng, sức khỏe cho người lao động trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nội dung chỉ thị cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan, người sử dụng lao động để xảy ra mất an tồn lao động, vệ sinh lao động, có chế tài xử phạt nghiêm các vi phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Trong bối cảnh đó, tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động tại các khu vực kinh tế trọng điểm đều phải rà sốt và chấn chỉnh lại cơng tác an toàn lao động và vệ sinh lao động tại đơn vị mình để tránh rủi ro bị xử phạt hành chính.

(4)Yếu tố mơi trường tự nhiên

Dân số trái đất ngày một tăng, ô nhiễm môi trường tự nhiên ngày càng trở nên nghiêm trọng, tài nguyên cạn kiệt, chi phí năng lượng tăng, dư luận cộng đồng cũng như sự lên tiếng của các tổ chức quốc tế về bảo vệ mơi trường đang địi hỏi chính phủ phải có những quy định khắt khe hơn, nhằm tái tạo và duy trì các điều kiện của mơi trường tự nhiên. Ngày 18/3/2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Chính phủ về cơng tác bảo vệ môi trường. Nghị quyết đã đề ra bảy nhóm giải pháp cần được tập trung triển khai ngay trong thời gian tới, trong đó bao gồm việc tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, xử phạt nghiêm khắc và quyết liệt các hành vi vi phạm; Tập trung khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các thành phố lớn và các lưu vực sơng; Khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng sạch; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự, phần các

tội phạm môi trường; Đẩy mạnh hoạt động điều tra, đề nghị truy tố tội phạm về môi trường…

(5)Yếu tố công nghệ và kỹ thuật

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tỷ lệ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học cao nhất trong cả nước. Sự liên kết giữa doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu và cơ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược cho công ty TNHH dịch vụ johnson controls đến năm 2020 (Trang 56 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w