VI. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ VỐN CỐ ĐỊNH 1 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vốn cố định của công ty
3. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty:
tăng 27.117.642.095 Đ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty. Máy móc thiết bị Công ty chưa được đồng bộ. Điều này ảnh hưởng không ít tới hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty. Để đáp ứng nhu cầu vốn cố định, trong thời gian tới công ty cần phải đa dạng hoá hình thức huy động vốn. Nguồn vốn đầu tiên doanh nghiệp cần phải huy động là nguồn bên trong như: Quỹ khấu hao TSCĐ, phần lợi nhuận hàng năm để bổ sung vào vốn cố định. Ngoài ra công ty có thể huy động từ các nguồn khác như: phát hành trái phiếu, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên...
- Hoàn thiện công tác phân cấp quản lý TSCĐ: Để tiến hành quản lý chặt chẽ TSCĐ tránh mất mát, hư hỏng trước thời hạn đồng thời đảm bảo năng lực sản xuất của máy móc thiết bị Công ty than Đông Vông đa phân cấp quản lý theo nguyên tắc TSCĐ thuộc bộ phận nào thì do bộ phận đó trực tiếp quản lý. Tuy nhiên để tiến hành quản lý chặt chẽ hơn nữa Công ty cần:
+ Phân cấp quản lý TSCĐ cụ thể đến từng người lao động theo hình thức khoán để nâng cao trách nhiệm của người lao động đối với việc quản lý TSCĐ, khuyến khích những người lao động có ý thức quản lý tót và phát huy năng lực sản xuất của TSCĐ trong qua trình sản xuất. Bên cạnh đó có những hình thức xử phạt nghiêm khắc với những người gây thiệt hại.
- Một số nguồn vốn Công ty vẫn chưa khai thác triệt để, đó là nhiều TSCĐ đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn được sử dụng, một số TSCĐ thực sự không phục vụ cho sản xuất kinh doanh, không sinh lời thậm chí còn tốn công quản lý. Những TSCĐ náy cần được lên kế hoạch thanh lý, nhượng bán kịp thời nhằm thu hồi vốn đầu tư vào máy móc thiết bị đông thời cũng giảm nhẹ bớt khâu quản lý TSCĐ này.
- Công ty tự tìm hoặc nhờ cơ quan chủ quản tìm, giới thiệu đối tác kinh doanh, liên doanh, liên kết nhằm đầu tư cải thiện tình hình TSCĐ và sản xuất cảu Công ty. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc cho thuê và đi thuê tài sản đã có nhưng vẫn còn khá mới mẻ và có nhiều khó khăn. Công ty nên mạnh dạn cho thuê TSCĐ
đối với những TSCĐ đủ tiêu chuẩn mà công ty không cần dùng hoặc chưa cần dùng để mang lại thu nhập và tránh lãng phí TSCĐ nhàn rỗi. Đồng thời công ty cũng nên đi thuê TSCĐ mà thấy cần dùng nhưng khôngđủ vốn để mua nhằm đầu tư kịp thời cho sản xuất thay thế TSCĐ cũ, lạc hậu.
- Trong qua trình sử dụng TSCĐ, Công ty phải quản lý chặt chẽ không để mất mát, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa thay thế với TSCĐ hỏng, xử lý các trường hợp thiếu và có kế hoạch hoạch bổ sung, chủ động thay thế đổi mới TSCĐ.
- Với tốc độ phát triển và hiện đại hoá ngày càng cao trên thế giới hiện nay đã tạo ra sự hao mòn vô hình TSCĐ tương đối lớn. TSCĐ sẽ nhanh chóng bị lỗi thời, lạc hậu, do sự xuất hiện của nhiều TSCĐ mới có chức năng, tác dụng ưu việt hơn hoặc rẻ hơn. Cần có phương pháp hợp lý cho những tài sản có giá trị lớn, có độ hao mòn vô hình cao. Sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đầu tư đổi mới máy móc thiết bị của công ty nhằm tăng năng lực sản xuất của TSCĐ.
- Cần tiếp tục phát huy trình độ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty + Đối với đội ngũ quản lý: Không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý cho họ, mặt khác tạo cơ hội cho họ phấn đấu vươn lên. Chăm lo công tác đào tạo mọi mặt: đào tạo nâng cao, đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo chuyên ngành cho cán bộ kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện máy móc trang bị ngày càng tiên tiến và hiện đại.
+ Đối với người lao động: Khuyến khích họ phát huy vai trò làm chủ, năng động sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm trong công việc thông qua chế độ tiền lương. tiền thưởng như một đòn bẩy để phát triển sản xuất. Cải thiện điều kiện, môi trường làm việc để họ yên tâm cho công việc. Mở các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân, giúp họ có các kỹ năng sử dụng máy móc, thiết bị mới đảm bảo hiệu suất hoạt động ở tối đa.
KẾT LUẬN
Nhờ sử dụng có hiệu quả TSCĐ mà công ty than Đồng Vông đã đạt đựơc những mục tiêu chiến lược đề ra tăng sản lương khai thác than. Kết quả đạt được do:
- Đầu tư thay thế các thiết bị sản xuất mới. - Thanh lý các thiết bị cũ đã hết khấu hao.
- Cán bộ công nhân viên đã nâng cao trình độ và tay nghề hơn. - Tận dụng năng lực sản xuất để tăng quy mô và sản lượng.
Bên cạnh đó vần còn những mặt hạn chế. Để tiếp tục sử dụng có hiệu quả hơn TSCĐ trong những năm tiếp theo công ty cần duy trì những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.