Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng tscđ năm 2008 của công ty than đồng vông (Trang 41 - 42)

VI. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ VỐN CỐ ĐỊNH 1 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vốn cố định của công ty

2. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty

2.1. Một số kết quả đạt được

Tính hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài sản cố định ảnh hưởng quan trọng đến năng suất lao động, giá thành và chất lượng sản phẩm, do đó tác động đến lợi nhuận và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tình hình sử dụng TSCĐ ở Công ty đạt được một số kết quả sau:

- Nhờ việc áp dụng phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện mà Công ty than Đông Vông có thể nắm rõ thực trạng đầu tư và sử dụng hạng mục theo kế hoạch, tránh sử dụng lãng phí và không đúng mục đích.

- Công ty đã thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý tài sản của Nhà nước đặc biệt trong quản lý TSCĐ, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn cố định, tăng năng lực sản xuất.

- Hiện nay, Công ty đang đi đúng hướng trong việc loại bỏ dần các TSCĐ đã lạc hậu, những máy móc không còn phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất. Công ty lắp đạt thêm các dây chuyền tự động hoá trong việc vận chuyển than từ lò khai thác ra bên ngoài cũng như các thiết bị điện hiện đại. Làm được điều này công ty phải dựa trên cơ sở nguồn vốn vay dài hạn huy động được. Các máy móc, thiết bị khai thác tốt là yếu tố tác động nhanh quá trình thu hồi vốn cố định, đầu tư mới, thay thế các hạng mục.

Có được kết quả này là do:

- Cơ cấu TSCĐ phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty giúp tăng năng suất lao động, mang lại sức sinh lời cao trên mỗi đồng vốn bỏ ra.

- Công ty luôn năng động trong việc tìm nguồn tài trợ để đầu tư mới TSCĐ đảm bảo năng lực sản xuất. Công ty sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, tạo uy tín tốt

- Trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được tăng cao, cán bộ quản lý được trau dồi chuyên môn, công nhân sản xuất có tay nghề lên theo mức hiện đại hoá của công nghệ mới. Thêm vào đó với chế độ đãi ngộ và sử dụng lao động hợp lý, Công ty khuyến khích cán bộ làm việc có trách nhiệm, tâm huyết và hiệu quả hơn. Nhờ vậy TSCĐ được quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn.

2.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, việc nâng cao hiệu quả của công ty vẫn còn những hạn chế

- Tuy máy móc được đổi mới rất nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới toàn bộ công nghệ.

- Trong hoạt động tài trợ cho TSCĐ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu ít mặc dù các quỹ đã được huy động. Mặt khác, công ty chỉ chú trọng đến hoạt động vay truyền thống bằng hợp đồng tín dụng từ các ngân hàng là chủ yếu mà chưa chú ý đến các nguồn khác như phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán.

- Do quy mô Công ty rất lớn, các nhà máy, xí nghiệp... không tập trung ở một địa điểm làm cho việc quản lý sử dụng TSCĐ không phát huy được hiệu quả cao.

- Tuy phân cấp quản lý tài sản cố định của công ty cho từng đối tượng sử dụng nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế: Việc quản lý chỉ trên sổ sách kế toán còn thực trạng ra sao thì kế toán không nắm bắt được cụ thể được bởi chỉ theo dõi về mặt nguyên giá và hao mòn, giá trị còn lại. Việc phân cấp chưa có biện pháp gắn trách nhiệm của người lao động vào máy móc thiết bị mà họ đang sử dụng.

- Công ty chưa sủ dụng phương pháp khấu hao nhanh cho những TSCĐ có giá trị lớn. Điều đó làm cho việc thu hồi vốn chậm, rủi ro lớn và không có điều kiện trang bị thêm máy móc, thiết bị hiện đại hơn.

Một phần của tài liệu tình hình sử dụng tscđ năm 2008 của công ty than đồng vông (Trang 41 - 42)