Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường Trung học phổ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Địa lý: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua bài học Địa lí Sông và hồ THCS lớp 6 (Trang 25 - 27)

II. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG

2.3 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường Trung học phổ

TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

2.1 Thế nào là hoạt động giáo dục

Theo Đặng Thành Hưng: “Hoạt động giáo dục là hoạt động do người

lớn tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục, trực tiếp điều hành chúng và biết chịu trách nhiệm về chúng chính là nhà trường, các giáo viên và các nhà giáo dục có liên quan như cha mẹ học sinh, các tổ chức giáo dục xã hội và các cơ sở giáo dục nhà nước”. (Dạy học hiện đại, lý luận, phương pháp và

kỹ thuật, NXB ĐHQG Hà Nội, 2002).

2.2 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Theo Wikipedia: “Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện cơng việc, ứng phó hiệu quả với các u cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày…”

Cần phân biệt hai khái niệm “kỹ năng” và “khả năng”. Khả năng là những kỹ năng sống phát triển phù hợp nhất đối với từng loại nghề nghiệp, môi trường hoặc giai đoạn sống nhất định của con người, ví dụ như: khả năng nói trước đám đơng, khả năng làm việc độc lập, khả năng thích nghi với sự thay đổi của mơi trường sống, khả năng biên tập báo chí, khả năng phân tích thị trường, khả năng dự báo sự kiện, khả năng ghi nhớ…

2.3 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường Trung học phổ thông phổ thông

18

Ở nước ta hiện nay, giáo dục kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường, chủ yếu học sinh được dạy kỹ năng học tập, việc giáo dục kỹ năng sống như tên gọi của nó (Life skills) với ý nghĩa là học làm người (learning to be) và nhất là kỹ năng thích ứng, hịa nhập với cuộc sống, ứng phó tích cực với các tình huống trong cuộc sống (learning to live together) chưa được quan tâm nhiều.

Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam những năm qua, có thể đề xuất nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông bao gồm các kỹ năng sống cơ bản, cần thiết sau:

- Kỹ năng tự nhận thức - Kỹ năng xác định giá trị - Kỹ năng kiểm soát cảm xúc - Kỹ năng ứng phó với căng thẳng - Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ - Kỹ năng thể hiện sự tự tin - Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng lắng nghe tích cực - Kỹ năng thể hiện sự cảm thông - Kỹ năng thương lượng

- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn - Kĩ năng hợp tác

- Kỹ năng tư duy phê phán - Kỹ năng tư duy sáng tạo - Kỹ năng đưa ra quyết định - Kỹ năng giải quyết vấn đề - Kỹ năng kiên định

19

- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm - Kỹ năng đạt mục tiêu

- Kỹ năng quản lí thời gian

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin - …

Cần lưu ý: Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông tập trung vào các kỹ năng tâm lý-xã hội là những kỹ năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác với người khác và giải quyết hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống. Việc hình thành những kỹ năng này khơng loại bỏ mà ngược lại phải gắn kết và song hành với việc hình thành các kỹ năng học tập (study skills) như: đọc, viết, tính tốn, máy tính,…

Nội dung giáo dục kỹ năng sống cần được vận dụng linh hoạt theo từng lứa tuổi, cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể. Ngoài các kỹ năng sống cơ bản trên, tùy theo đặc điểm vùng miền, địa phương giáo viên có thể lựa chọn thêm một số kỹ năng sống khác để giáo dục cho học sinh của trường, lớp mình cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Địa lý: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua bài học Địa lí Sông và hồ THCS lớp 6 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)