I. KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT LIỆU TRÊN TRANG PHỤC
3. Một số phương pháp xử lý chất liệu
3.1. Xử lý chất liệu
Xử lý chất liệu trong thiết kế thời trang là việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật, phương pháp trang trí trên nền của một hoặc nhiều chất liệu nhằm tạo ra một loại chất liệu mới cho trang phục.
Việc đầu tiên của xử lý chất liệu là phải chọn được loại vải cho phù hợp với ý tưởng của bộ sưu tập. Sau đó là xử lý lại chất liệu để bề mặt vải đẹp hơn và dễ tạo phom. Bước thứ hai là xử lý để tạo ra mặt vải mới có màu sắc hoặc bề mặt vải độc đáo. Cuối cùng là tuỳ theo ý tưởng của bộ sưu tập cũng như loại vải để chọn vẽ hay thêu đính cho phù hợp. Ví như với vải jean, đầu tiên cần phải làm mềm sợi vải, sau đó dùng cơng nghệ mài tạo hoạ tiết và màu của vải. Cuối cùng là vẽ và tán đinh, tạo rua nếu cần. Còn đối với vải lụa thì bước một là xử lý sợi vải để đường may khơng rúm. Sau đó xử lý mặt vải như dập nhăn, tạo nếp… Cuối cùng mới thêu hay đính kết.
Điều mà các nhà thiết kế ln quan tâm là những cách xử lý chất liệu cần kết hợp hài hồ giữa tạo mặt vải và trang trí để nói lên được ý tưởng của bộ sưu tập và phải có giá trị về vật chất cũng như giá trị nghệ thuật.
3.2. Nguyên tắc cơ bản trong xử lý chất liệu
- Áp dụng các nguyên lý của cơ sở tạo hình, các nguyên lý nghệ thuật để thành phẩm đạt đến tính thẩm mỹ cao nhất.
- Đảm bảo mối liên kết giữa các chất liệu khi sử dụng để xử lý.
- Đảm bảo độ bền nhất định cho mẫu nguyên liệu mới sau khi được xử lý nhằm đảm bảo tính bền chắc cho sản phẩm.
3.3. Giới thiệu một số phương pháp xử lý chất liệu cơ bản trong thiết kế thời trang
3.3.1. Phương pháp xử lý chất liệu không can thiệp vào cấu trúc vải
Phương pháp này là phương pháp chỉ xử lý trên bề mặt vải, không can thiệp làm ảnh hưởng đến cấu trúc ban đầu của vải.
Ví dụ: Từ mảnh vải ban đầu, nhà thiết kế sử dụng các phương pháp trang trí như thêu, đính kết hạt, vẽ, đắp nổi,…tạo thành một loại chất liệu dùng trong thiết kế trang phục trở nên cầu kỳ hơn, có tính thẩm mỹ cao hơn.
3.3.2. Giới thiệu một số hình thức xử lý chất liệu theo phương pháp xử lý chất liệu không can thiệp vào cấu trúc vải
a. Thêu hoa văn lên trên vải: Là phương pháp xử lý bề mặt vải dựa trên các thao tác thêu các mũi thêu như mũi đâm xơ, mũi xương cá, mũi chữ thập, mũi móc xích,…và bằng các loại chỉ thêu, chỉ kim tuyến, ruy băng,…lên trên mặt vải, tạo cho vải có bề mặt mới. Phương pháp thực hiện xử lý chất liệu bằng cách thêu hoa văn trên vải có thể được thực hiện bằng tay hoặc bằng máy thêu (Xem hình 2.8).
Chương II: Phương pháp xử lý chất liệu trên trang phục 30
b. Vẽ hoa văn lên vải: Đây là phương pháp làm thủ công bằng tay, chủ yếu dùng cọ vẽ lên trang phục. Dụng cụ để thực hiện bao gồm cọ vẽ, nước, keo, kim tuyến, giấy can, palet, bút…Chất liệu chủ yếu là màu sơn Acrylic (đặc, loãng), mua ở chợ Kim Biên (quận 5 - TPHCM) hoặc nhập từ nước ngồi về (Anh, Pháp, Mỹ,….). Đặc tính màu nhập về khi vẽ lên áo màu sắc mịn, giữ được lâu khoảng từ 10 năm trở lên, màu không bị bong ra (Xem hình 2.9).
c. Kết đá, cườm, kim sa, hạt,…,tạo hoa văn lên vải.
Kết đá, cườm, kim sa, hạt gỗ,… là một hình thức phổ biến trong thời trang. Bản thân các loại hạt dùng trang trí trên trang phục khơng thể che đi những khuyết điểm riêng của dáng người nhưng nếu biết vận dụng sáng tạo việc kết cườm theo dáng người, cườm sẽ tạo ra nhiều kiểu trang trí đẹp và lạ. Có rất nhiều loại hạt từ các loại chất liệu khác nhau
theo dạng ống, dẹp, trong, hạt kim sa (mắt gà), có thể kết hợp cườm với các hạt đá, gỗ, kim loại, pha lê,… để tạo ra những hiệu ứng cần thiết cho mẫu trang phục. Đa phần các loại hạt được sản xuất từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Áo,… (Xem hình 2.10).
d. Nhuộm màu, wash tạo bề mặt vải.
Cũng như kỹ thuật vẽ và in. Kỹ thuật nhuộm thủ công cũng là một trong những kỹ thuật trang trí trên trang phục tạo được nhiều hiệu ứng khác nhau. Do vậy, trang phục nhuộm đã tạo ra được khá nhiều sản phẩm độc đáo, cầu kì, cá tính. Và đây, cũng là một
Chương II: Phương pháp xử lý chất liệu trên trang phục 32
trong những kỹ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của một số dân tộc ở nước ta và một số quốc gia trên thế giới, ví dụ: Nhật Bản, Ấn độ,…
Hiện nay, không những ở nước ta mà trên thế giới đang hướng tới cơng nghệ nhuộm đó là nhuộm màu tự nhiên.
Ở nước ta PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh giảng viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, đã tìm ra cơng nghệ dùng lá cây, vỏ cây...để nhuộm vải sợi bông và lụa tơ tằm, thay cho phẩm màu nhân tạo. Bà đã nghiên cứu trong 10 năm và nay đã có kết quả rất tốt
(Xem hình 2.11).
e. Thêu đắp nổi vải tạo hoa văn trên vải (Xem hình 2.12).
f. Kết hợp nhiều hình thức xử lý chất liệu để tạo ra bề mặt vải mới (Xem hình 2.13).
Chương II: Phương pháp xử lý chất liệu trên trang phục 34
3.3.3. Phương pháp xử lý chất liệu can thiệp vào cấu trúc vải
Phương pháp này phá vỡ cấu trúc của chất liệu nhằm tạo ra một chất liệu mới dùng trong thiết kế thời trang. Ví dụ: Từ mảnh vải ban đầu, nhà thiết kế sử dụng các phương pháp, kỹ thuật để dập nhún, dập ly, rút sợi,…tạo thành một mảnh vải có cấu trúc khác với mảnh vải ban đầu.
Phương pháp xử lý chất liệu can thiệp vào cấu trúc vải gồm nhiều hình thức như: rút sợi vải, dập ly vải, dập vải nhún, đan vải, đục lỗ vải,…hoặc ép keo trên vải tạo cho vải có độ cứng, dày,… (Xem hình 2.14).