SỰ KẾT HỢP GIỮA HỌA TIẾT VÀ CHẤT LIỆU TRÊN TRANG PHỤC

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Phương pháp xử lý chất liệu trên trang phục - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 35 - 38)

1. Họa tiết trang trí trên chất liệu mềm, mỏng, rũ

Những chất liệu mềm, mỏng, rũ như lụa, tơ tằm, voon, chiffon,….đa số dùng phương pháp trang trí thêu, đính hạt, và phối họa tiết trang trí bằng nhiều chất liệu

Đối với loại chất liệu này ta nên tạo họa tiết ở phần eo và ngực. Phần dưới của trang phục nên để tự nhiên, như vậy tạo được độ rũ, mềm mại, tự nhiên của trang phục (Xem hình 2.15, hình 2.16).

Hình 2.15.Họa tiết trang trí trên chất liệu mềm,mỏng, rũ

Chương II: Phương pháp xử lý chất liệu trên trang phục 36

2. Họa tiết trang trí trên chất liệu dày, cứng, thơ

Những chất liệu dày, cứng, thô như kaki, jean, lenin,…đa số dùng phương pháp trang trí vẽ, thêu, đính hạt, và phối họa tiết trang trí bằng nhiều chất liệu. Vì đây là chất liệu dễ trang trí.

Đối với loại chất liệu này ta có thể tạo họa tiết ở ở bất kỳ chỗ nào của trang phục, tùy theo từng nhà thiết kế khác nhau (Xem hình 2.17).

Hình 2.16.Họa tiết trang trí trên chất liệu mềm, mỏng,

3. Họa tiết trang trí trên các vật liệu khác

Những chất liệu khác như: Lơng thú, kim tuyến, kim loại, ren, bố, nhung,…có thể dùng tất cả các phương pháp trang trí vẽ, thêu, đính hạt, và phối họa tiết trang trí bằng nhiều chất liệu. Tùy theo từng chất liệu khác nhau mà phương pháp trang trí họa tiết. Ví dụ: Chất liệu bố nên dùng phương pháp vẽ, chất liệu kim loại nên dùng hạt để dán dính hoặc kết vật liệu khác,…

Đối với loại chất liệu này ta có thể tạo họa tiết ở bất kỳ chỗ nào của trang phục, tùy theo chủ ý của từng nhà thiết kế khác nhau (Xem hình 2.18).

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Bài tập: Sinh viên thực hiện 02 mẫu họa tiết trang trí trên chất liệu mềm - mỏng và chất

liệu dày – cứng dành cho trang phục dạo phố nữ.

Chương III: Các bước thực hiện một số phương pháp xử lý chất liệu trong thiết kế thời

trang 38

CHƯƠNG III: CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP

XỬ LÝ CHẤT LIỆU TRONG THIẾT KẾ THỜI TRANG

Trong chương này tác giả cung cấp cho sinh viên cách tìm hiểu xu hướng thời trang,

cách tìm ý tương, tìm phom dáng cho trang phục, tìm họa tiết cho trang phục, tìm màu sắc cho trang phục. Và cách xử lý chất liệu lên vải như: Xử lý chất liệu theo phương pháp kết cườm, ủi hạt, đính đá; Xử lý chất liệu theo phương pháp thêu; Xử lý chất liệu theo phương pháp vẽ; Xử lý chất liệu theo phương pháp phối họa tiết bằng nhiều vật liệu khác.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Phương pháp xử lý chất liệu trên trang phục - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)