Xử lý chất liệu theo phương pháp vẽ

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Phương pháp xử lý chất liệu trên trang phục - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 64 - 72)

II. ỨNG DỤNG CÁCPHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT LIỆU VÀO TRANG PHỤC

3.Xử lý chất liệu theo phương pháp vẽ

3.1. Giới thiệu một số phương pháp vẽ trên trang phục

Thời trang và nghệ thuật là hai lĩnh vực cộng hưởng. Trong nhiều thập kỉ qua, thời trang thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc “đổ bộ” ngoạn mục của những xu hướng độc đáo với nguồn cảm hứng được khởi phát từ chính các loại hình nghệ thuật.

Giới thượng lưu thường thể hiện đẳng cấp và phong cách riêng qua các sản phẩm tiêu dùng đều là hàng hiệu nổi tiếng. Từ những bộ ghế sofa, chiếc xe hơi cho đến những vật nhỏ nhắn hơn như: Quần áo, túi xách, giày dép... Nhưng để là một người sành điệu đúng nghĩa không nhất thiết phải dùng hàng có thương hiệu mà quan trọng là thời trang "độc", tạo được dấu ấn với mọi người xung quanh.

Trong các loại hình nghệ thuật đó có xu hướng trang phục màu vẽ là một trong số “sản phẩm” tiêu biểu của sự giao thoa giữa nghệ thuật và thời trang. Các chi tiết mỹ thuật quen thuộc được thể hiện qua nét vẽ sống động và được xử lí cầu kì trên các chất liệu vải may. Sự mềm mại, uyển chuyển của những họa tiết vẽ được truyền tải sống động trên chất liệu vải thô trơn, đa dạng với gam màu trung tính hay sặc sỡ tinh xảo với những gam màu nóng bỏng. Ngồi ra, họa tiết vẽ cịn truyền tải một vẻ đẹp thanh tao mang màu sắc huyền ảo, bên cạnh những ý tưởng thiết kế cách tân táo bạo. Tất cả đều tôn vinh một đẳng cấp nghệ thuật độc đáo (Xem hình 3.48).

trang 65

Có hai cách vẽ lên trang phục:

Phương pháp vẽ họa tiết đơn giản: Tức là vẽ một lúc được nhiều sản phẩm, giá

thành rẻ. Phương pháp làm đơn giản mặt hàng vẽ chủ yếu là các áo thun đơn, áo thun cặp,…

Phương pháp này có nhiều cách để thực hiện như vẽ trực tiếp lên trang phục (chọn mẫu vẽ rồi can lên trang phục nhờ giấy can), vẽ gián tiếp: Dùng bìa cứng được tạo hình để trên trang phục sau đó dùng cọ lớn, cây lăn hoặc bằng bình sịt sơn vẽ lên mẫu được tạo hình qua bìa cứng. Ngồi ra cịn một phương pháp nữa đó là dùng chất tẩy vải để vẽ họa tiết, hoa văn lên trang phục (đối với phương pháp này chú ý nền vải nên dùng màu đậm)

Vì vậy, đây là một phương pháp mà chúng ta ai cũng làm được và được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Trang phục vẽ theo phương pháp này không ấn tượng và độc đáo bằng phương pháp vẽ họa tiết phức tạp (Xem hình 3.49).

Chương III: Các bước thực hiện một số phương pháp xử lý chất liệu trong thiết kế thời

trang 66

Phương pháp vẽ họa tiết phức tạp: Cũng giống như phương pháp vẽ phần trên đã trình bày, nhưng sản phẩm vẽ từng sản phẩm tạo ra họa tiết đẹp, lạ và độc đáo tạo được ấn tượng mạnh cho người mặc. Họa tiết, hoa văn vẽ lên trang phục nhiều hơn và phức tạp hơn nên các bước tiến hành cũng phức tạp hơn so với phương pháp vẽ một trang phục (các bước tiến hành thể hiện kỹ hơn trong phần kết quả nghiên cứu).

Phương pháp này rất nhiều nhà thiết kế thực hiện vẽ bộ sưu tập và trong vài năm gần đây, ở nước ta đã xuất hiện những cơ sở nhận vẽ gia cơng, giá thành tùy theo mẫu vẽ. Ngồi vẽ lên trang phục, các cơ sở này còn nhận vẽ giày, mũ nón, túi xách, nón bảo hiểm,….Ở các cơ sở này nhận vẽ đa số là mẫu hoa văn, họa tiết của khách hàng vì đây là hàng độc nên khơng thích ai có mẫu vẽ giống mình. Xem hình 3.50).

trang 67

3.2. Nguyên liệu và dụng cụ (Xem hình 2.7).

3.2. Nguyên liệu và dụng cụ (Xem hình 3.51).

3.2.1. Nguyên liệu

- Màu sơn Acrylic (đặc, loãng), lấy ở Chợ Kim Biên hoặc nhập từ nước ngoài về (Anh, Pháp, Mỹ…). Đặc tính màu nhập về khi vẽ lên áo màu sắc giữ được lâu khoảng từ 10 năm trở lên, màu không bị bong ra, mịn…

- Kim tuyến, nước, keo,…

3. 2.2. Dụng cụ

- Cọ vẽ, giấy can, palet, bút vẽ áo Artlinr của Nhật Bản,…chủ yếu mua ở các văn phòng phẩm gần trường ĐH Kiến Trúc TP.HCM (quận 3 - TP.HCM), trường ĐH Mỹ Thuật TP.HCM (quận Bình Thạnh- TP.HCM) hoặc ở một số Nhà Sách lớn, chợ Lớn…

Chương III: Các bước thực hiện một số phương pháp xử lý chất liệu trong thiết kế thời

trang 68

3.3. Ưu điểm và nhược điểm phương pháp vẽ trên trang phục

3.3.1. Ưu điểm

- Tạo ra sản phẩm lạ, độc đáo.

- Tạo được cá tính, phong cách riêng khi mặc.

- Trang phục trang trí bằng phương pháp thủ cơng ln được ưu thích và tồn tại theo thời gian.

3.3.2. Nhược điểm

- Giá thành cao. - Tốn nhiều chi phí. - Màu vẽ còn hạn chế.

3.4. Các bước thực hiện vẽ trên trang phục

Bước 1: Phác thảo chì họa tiết

Phác thảo chì họa tiết cần thêu lên trang phục (mẫu có thể của khách hàng, có sẵn hay tự thiết kế) (Xem hình 3.52).

trang 69

Bước 2: Phác thảo màu

Từ mẫu phác thảo chì đã chọn, chúng ta phác thảo 3 gam màu. Sau đó chọn một gam màu đẹp nhất thể hiện lên vải ( Xem hình 3.53)

Bước 3: Can mẫu họa tiết lên vải

Can mẫu họa tiết (mẫu phác thảo chì) lên vải ( Xem hình 3.54)

Hình 3.54. Can mẫu vẽ lên vải Hình 3.53. Mẫu vẽ

Chương III: Các bước thực hiện một số phương pháp xử lý chất liệu trong thiết kế thời

trang 70

Bước 4: Thực hiện vẽ trên trang phục

Vẽ màu lên vải. Sau đó vẽ kim tuyến (Xem hình 3.55).

Bước 5: Hoàn chỉnh mẫu

Hoàn thành sản phẩm (Xem hình 3.56, hình 3.57 và hình 3.58).

trang 71

Hình 3.58. Sản phẩm vẽ 3 Hình 3.57. Sản phẩm vẽ

Chương III: Các bước thực hiện một số phương pháp xử lý chất liệu trong thiết kế thời

trang 72

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng Phương pháp xử lý chất liệu trên trang phục - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM (Trang 64 - 72)