.13 Số ngày cư trú trung bình của khách nước ngoài

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh khánh hòa (Trang 26)

Nguồn: TCKT, NGTK Việt Nam các năm 2011, 2012 và CTK Khánh Hòa, NGTK các năm 2011, 2012.

Mặc dù vậy, đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế Khánh Hòa còn khá khiêm tốn, chỉ dao động trong khoảng 5,3-5,8% GDP13. Trong cơ cấu doanh thu thì thu từ thuê phòng và bán hàng ăn uống vẫn chiếm hơn 3/4 tổng thu của ngành du lịch và vẫn còn xu hướng tăng nhẹ qua các năm (hình 2.14). Nghiên cứu thị trường khách du lịch Khánh Hòa14 cũng cho thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa yếu tố phong cảnh, chất lượng khách sạn với các dịch vụ giải trí, phong cách phục vụ mà mơi trường (hình 2.15). Qua đây có thể thấy mơ hình hoạt động du lịch ở Khánh Hòa vẫn còn đơn điệu, tăng trưởng trên bề rộng dựa phần lớn vào sự gia tăng số lượng khách du lịch. Nếu như có thể khai thác tốt hơn về mặt chiều sâu, ngành du lịch Khánh Hịa có khả năng phát triển nhanh chóng và đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

13 Theo NGTK Khánh Hòa năm 2011, 2012.

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Thu khác

Thu lữ hành, vận chuyển khách, bán hàng hóa Thu bán hàng ăn uống

Thu thuê phòng

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Phong cảnh Người dân địa phương Chất lượng khách sạn Ẩm thực địa phương Phong cách phục vụ Mơi trường Dịch vụ giải trí Mua sắm / may mặc Ấn tượng khác

0,00% 20,00% 40,00%

Hình 2.14 Cơ cấu doanh thu ngành du lịch

Nguồn: CTK Khánh Hòa, NGTK các năm 2011, 2012.

Hình 2.15 Ấn tượng của khách du lịch đến Khánh Hòa

Nguồn: Sở VHTTDL Khánh Hòa, Báo cáo Nghiên cứu đánh giá thị trường khách du lịch đến Khánh Hòa năm 2010.

CHƯƠNG 3.

CÁC NHÂN TỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁNH HỊA

3.1 Các nhân tố tự nhiên

3.1.1Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

Khánh Hịa có vị trí địa lý tương đối thuận lợi khi nằm trên trục giao thông Bắc-Nam, là cửa ngõ lên Tây Nguyên thơng qua quốc lộ 26 và có nhiều vịnh, cảng gần tuyến hàng hải quốc tế15 rất thích hợp cho giao thương bn bán giữa các vùng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, bất lợi là vị trí này khơng nằm gần các trung tâm kinh tế lớn của cả nước khi cách thành phố Hồ Chí Minh 450km về phía Nam và Đà Nẵng 535km về phía Bắc.

Hình 3.1 Bản đồ tỉnh Khánh Hịa

Nguồn: ict-khanhhoa.vn

Trái với các tỉnh phía bắc đèo Cả là khơ nóng, khí hậu tỉnh Khánh Hịa tương đối ơn hịa hơn với 2 mùa mưa nắng rõ rệt, trong đó mùa mưa ngắn (phần lớn vào tháng 10 và 11 dương lịch). Có đường bờ biển dài và có hơn 200 đảo tạo thành bình phong ngăn sóng và gió bão, Khánh Hịa là tỉnh ít phải chịu thiên tai nhất ở khu vực miền Trung. Vị trí nằm gần đường hàng hải quốc tế và có vịnh kín gió cũng là tiền đề quan trọng tạo thuận lợi cho ngành sửa chữa và đóng tàu phát triển.

3.1.2Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: Do nằm sát dãy Trường Sơn nên diện tích đồng bằng trong tỉnh rất hẹp, chỉ khoảng 400 km2, chiếm chưa tới 8% diện tích tồn tỉnh. Thêm vào đó, đồng bằng lại bị chia cắt bởi những dãy núi chạy dài ra biển nên tỉnh Khánh Hịa khơng thích hợp cho việc trồng trọt các loại cây lương thực như lúa, ngô. Năng suất trồng lúa chỉ đạt mức 52,31 tạ/ha, thấp hơn trung bình cả nước là 56,3 tạ/ha16. Điều kiện thổ nhưỡng vùng đồi núi chỉ thích hợp với một số cây trồng như mía, điều nhưng năng suất và sản lượng khơng cao.

Tài ngun khống sản: khống sản ở Khánh Hịa phần lớn là các loại đá, cát, bùn và

nước khoáng. Khoáng sản đá chủ yếu là đá granit và đá chẻ phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong tỉnh. Bên cạnh cát xây dựng, Khánh Hòa nổi tiếng với chất lượng cát trắng ở Cam Ranh và Cam Lâm, vốn được sử dụng để chế tạo nên các thiết bị bán dẫn và được xuất khẩu sang các nước tiên tiến. Về nước khống, hiện đang có 4 mỏ đang khai thác và 4 mỏ đang được cấp phép thăm dò trữ lượng (Nguyễn Thanh Minh, 2013). Một số mỏ được khai thác cơng nghiệp với quy mơ lớn như nước khống Đảnh Thạnh . Một số nơi đưa vào khai thác nước khống và bùn khống nóng phục vụ cho nhu cầu du lịch.

Tài nguyên biển: Khánh Hòa là một trong 10 tỉnh có sản lượng khai thác cá biển lớn

nhất nước17 nhưng yến sào mới là nguồn tài nguyên mang lại nhiều giá trị cho tỉnh. Công ty Yến Sào Khánh Hòa là đơn vị độc quyền khai thác yến sinh sống tự nhiên trên các đảo ven biển Khánh Hòa đã mang lại doanh thu 3.100 tỷ đồng và đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 300 tỷ đồng trong năm 2013 (Vân Tuấn, 2014). Đường bờ biển dài 385 km và có

16 NGTK Khánh Hịa và NGTK Việt Nam năm 2012.

17 Theo NGTK Việt Nam năm 2012, 10 tỉnh có sản lượng khai thác cá biển lớn nhất năm 2012 theo thứ tự là Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bến Tre, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Cà Mau, Khánh Hịa, Bạc Liêu và Ninh Thuận.

nhiều đảo hình thành các vịnh, đầm tạo nên điều kiện rất tốt cho ngành nuôi trồng các loại hải sản như tôm, ốc, cá biển.

Tài ngun du lịch: Với địa hình có đầy đủ núi, sơng, biển, đảo cùng với khí hậu ơn

hịa, tỉnh Khánh Hòa rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Nổi bật và nổi tiếng nhất ở Khánh Hòa là du lịch biển đảo. Năm 2005, vịnh Nha Trang được công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới và đến năm 2007 thì được cơng nhận là danh thắng cấp quốc gia. Các bờ biển đẹp như Nha Trang, Bãi Dài, Dốc Lết, Đại Lãnh có cát trắng, nước trong xanh, êm ả và khơng có các loại cá dữ là điểm đến đầy thu hút đối với các du khách. Đảo Hòn Mun là khu bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam có những rạn san hơ cùng với quần thể sinh vật biển nguyên sơ, là điểm lặn thám hiểm nổi tiếng thu hút nhiều du khách trong và ngồi nước. Đảo Hịn Tằm nổi tiếng với bãi tắm đẹp, Hòn Tre nổi tiếng với khu vui chơi Vinpearl và nhiều đảo khác tạo nên một quần thể du lịch biển đảo độc đáo ở Nha Trang. Vịnh Nha Trang cũng là nơi tổ chức các sự kiện quốc tế lớn như các cuộc thi hoa hậu Hoàn Vũ, festival biển thu hút một lượng lớn khách du lịch nước ngồi đến Khánh Hịa.

Bên cạnh đó, Khánh Hịa cũng nổi tiếng với các điểm đến du lịch mang tính văn hóa và tâm linh khác như Tháp Bà Ponagar, Am Chúa Thiên-Y-Ana mang đậm văn hóa của vùng đất Chăm xưa. Lễ hội Cầu ngư thờ cá Ông, lễ hội ăn mừng lúa mới của người Raglai, lễ hội đình làng nơng nghiệp cũng là những điểm thu hút khách du lịch đến tham quan và khám phá văn hóa ở Khánh Hịa.

3.1.3Quy mơ địa phương

Tỉnh Khánh Hịa có diện tích là 5.217 km2, với dân số vào khoảng 1,183 triệu người18, thuộc loại trung bình so với cả nước và khu vực do đó khơng có sự nổi trội về sức cầu. Tuy vậy, dân cư khơng phân tán khắp tồn tỉnh mà có mật độ cao dọc theo khu vực đồng bằng ven biển có tuyến đường quốc lộ 1A và đường sắt đi qua đã tạo nên quy mơ tập trung tương đối của thị trường.

Hình 3.2 Bản đồ mật độ dân số tỉnh Khánh Hòa

Nguồn: Harry Pham (2014), trích từ Wikipedia.

3.2 Các nhân tố ở cấp độ địa phương

3.2.1Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống giao thơng ở Khánh Hịa tương đối đầy đủ và phát triển.

Về đường bộ, Khánh Hòa nằm trên trục đường chính Bắc-Nam có quốc lộ 1A và tuyến

đường sắt chạy xuyên suốt nối liền 6/9 huyện/thành phố của tỉnh19. Đường quốc lộ 26 kết nối với tỉnh Đắk Lắk dẫn xuống quốc lộ 1A và cảng Hịn Khói là con đường giao thương hàng hóa giữa khu vực Tây Nguyên với các nơi khác. Quãng đường giữa hai thành phố Nha Trang – Đà Lạt được rút ngắn chỉ còn 140km bằng đường liên tỉnh 723 giúp thuận tiện cho sự liên kết phát triển du lịch. Dự án đường cao tốc Bắc-Nam đi qua Khánh Hòa trong tương lai càng giúp cho sự nối kết với các tỉnh khác thêm nhanh chóng. Hệ thống

giao thơng trong tỉnh cũng tương đối hồn thiện. Hiện chỉ cịn duy nhất 1 xã là chưa có đường ơ tơ, cịn lại tất cả các xã/phường/thị trấn đều có đường nhựa/bê tơng cho ô tô đi đến trung tâm xã20.

Về đường sắt, Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc-Nam.

Các tuyến tàu Thống Nhất, cùng với một số tuyến tàu địa phương khác như SNT1-2, SQN1-2, đều dừng lại ga Nha Trang. Ngồi ra cịn có 11 ga hỗn hợp khác dọc theo tuyến đường sắt đi qua tỉnh.

Về hàng không, được đưa vào sử dụng dân sự từ năm 2004 và trở thành sân bay quốc

tế vào năm 2007, sân bay Cam Ranh được đánh giá là một trong những sân bay có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả nước. Trong khi các sân bay quốc tế khác trong nước vẫn đang ế ẩm, lưu lượng khách thông qua sân bay Cam Ranh vẫn liên tục tăng21. Năm 2007, sân bay Cam Ranh đã xếp thứ 5 về số lượng hành khách thông qua trong các sân bay trên cả nước khi phục vụ tới 500.000 lượt khách. Năm 2008, sân bay Cam Ranh có tới 683.000 lượt khách, vượt qua sân bay Phú Bài để trở thành cảng hàng không lớn thứ 4 cả nước về lưu lượng khách (Nguyễn Đình Quân, 2009). Đến năm 2013, lưu lượng khách thông qua sân bay Cam Ranh đã lên đến 1,5 triệu lượt, tăng 37% so với năm 2012 (Tổng công ty Cảng hàng khơng Việt Nam, 2014). Đã có nhiều chuyến bay quốc tế nối trực tiếp đến Cam Ranh từ Nga, Hàn Quốc, … phục vụ khách du lịch đến Khánh Hòa và các tỉnh lân cận.

Về cảng biển: hiện Khánh Hịa có 6 cảng biển, trong đó có 2 cảng thuộc quần đảo Trường Sa. 4 cảng biển trên đất liền bao gồm cảng Nha Trang là cảng hỗn hợp phục vụ du lịch, vận chuyển hành khách và hàng hóa, cảng Ba Ngịi – Cam Ranh là cảng hàng hóa quốc tế, cảng Hịn Khói ở phía nam Vân Phong là cảng chun dùng xuất khẩu muối kết hợp với vận chuyển hàng hóa, và cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng. Trong tương lai, cảng Nha Trang sẽ được quy hoạch thành cảng chuyên đón nhận hành khách và phục vụ du lịch, cảng Ba Ngịi và Hịn Khói sẽ thành cảng đa năng vận chuyển hàng hóa.

20 Theo NGTK Khánh Hịa năm 2012. Con số trên khơng tính tới các xã thuộc quần đảo Trường Sa.

21 Theo Mai Vọng & Thanh Hà (2014), các sân bay quốc tế khác là Phú Bài (Huế), Liên Khương (Đà Lạt), Cần Thơ và Phú Quốc vẫn đang rơi vào tình trạng vắng khách mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp kích thích tăng trưởng.

Hệ thống điện và thơng tin liên lạc đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng sinh hoạt và sản xuất ở Khánh Hòa. Nguồn điện cấp cho Khánh Hòa được lấy từ mạng quốc gia 220kV. Đầu tháng 03/2014, cơng trình thủy điện đầu tiên ở Khánh Hịa là nhà máy Sơng Giang được khánh thành với sản lượng trung bình hàng năm 155 triệu kWh cùng với một số dự án nhà máy nhiệt điện đang tiến hành22 cũng góp phần cung cấp nguồn điện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Hệ thống hạ tầng viễn thơng phát triển nhanh chóng thể hiện qua số trạm phủ sóng thơng tin di động tăng hơn gấp đôi và số thuê bao internet tăng hơn gấp rưỡi trong giai đoạn 2009-201323. Theo khảo sát của PCI năm 2011, số giờ bị cắt dịch vụ viễn thông trong tháng ở Khánh Hòa là thấp nhất và tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá chất lượng mạng internet là tốt hoặc rất tốt ở Khánh Hòa là cao nhất trong khu vực24.

Khu công nghiệp: theo quy hoạch, tỉnh Khánh Hịa sẽ có 1 khu kinh tế, 4 khu cơng

nghiệp (KCN)25 và 11 cụm cơng nghiệp (CCN). Tuy nhiên hiện tại chỉ có KCN Suối Dầu cùng với 2 CCN Đắc Lộc và Diên Phú là đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động, KCN Ninh Thủy đang trong q trình xây dựng cơ sở hạ tầng cịn các KCN và CCN khác vẫn đang trong quá trình làm thủ tục đầu tư. Theo Sở Tài nguyên và môi trường Khánh Hịa (2013), đến cuối năm 2012 thì KCN Suối Dầu đã thu hút được 48 dự án đầu tư với tỷ lệ lấp đầy 72,7%, CCN Đắc Lộc và Diên Phú đã thu hút được 44 dự án đầu tư và đã có 30 dự án đi vào hoạt động.

22 Như nhà máy nhiệt điện từ bã mía ở Ninh Hịa với cơng suất 30 MW dự kiến hồn thành vào cuối năm 2014 hay nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 do nước ngồi đầu tư với cơng suất 2,640 MW dự kiến hoạt động vào năm 2019.

23 Chi tiết ở phụ lục 8.

24 Chi tiết ở phụ lục 9.

25 Quy hoạch ban đầu bao gồm 5 KCN, tuy nhiên KCN Bắc Cam Ranh đã được tỉnh Khánh Hịa trình Thủ tướng loại ra khỏi quy hoạch.

Hình 3.3 Sơ đồ các KCN, CCN

Nguồn: Sở Cơng thương Khánh Hịa.

3.2.2Cơ sở hạ tầng xã hội

Dân cư và lao động: dân số của Khánh Hòa thuộc loại trung bình trong khu vực và cả

nước, trong đó có một phần nhỏ người dân tộc thiểu số chủ yếu phân bố ở hai huyện miền núi26 nên không gây ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Tỷ lệ dân

26 Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của TCTK, người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 5% dân số toàn tỉnh.

số thành thị của Khánh Hịa cao thứ nhì khu vực, chỉ sau Đà Nẵng. Tỷ lệ người phụ thuộc thấp hơn tỷ lệ người lao động cũng là lợi thế về nguồn lực cho tỉnh.

Bảng 3.1 Số liệu dân cư và lao động năm 2012

Tỉnh (nghìn người)Dân số Tỷ lệ dân sốthành thị

Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đang làm việc Tỷ lệ người phụ thuộc Đà Nẵng 973,8 87,18% 49,9% 50,1% Quảng Nam 1.450,1 19,12% 56,7% 43,3% Quảng Ngãi 1.227,9 14,65% 58,6% 41,4% Bình Định 1.501,8 30,81% 58,6% 41,4% Phú Yên 877,2 23,23% 61,3% 38,7% Khánh Hòa 1.183,0 44,50% 53,5% 46,5% Ninh Thuận 576,7 36,14% 54,6% 45,4% Bình Thuận 1.193,5 39,30% 56,9% 43,1%

Nguồn: TCKT, NGTK Việt Nam năm 2012.

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh lại có xu hướng giảm dần, từ 17,4% năm 2008 xuống chỉ còn 13,7% năm 201227. Thêm vào đó, tỷ suất di cư thuần của tỉnh cũng mang dấu âm giai đoạn gần đây28, mặc dù khơng hồn tồn chỉ ra chính xác, nhưng cũng cho thấy sự dịch chuyển của những lao động có kỹ năng sang những địa phương khác có sức hút hơn. Điều này càng góp phần làm hạn chế nguồn lực cho sự phát triển của tỉnh.

Giáo dục, đào tạo và dạy nghề: Giáo dục cơ bản ở Khánh Hòa tương đối đầy đủ. Tỉnh đã hồn thành cơng tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Hiện đã có 100% số xã, phường, thị trấn có trường tiểu học. Các chỉ tiêu thể hiện tình hình giáo dục cơ bản ở Khánh Hòa như số lớp, số giáo viên trên 100 học sinh đều tương đương với mức trung bình cả nước và khu vực29. Tuy nhiên hiện tượng bỏ học qua các cấp phổ thơng ở Khánh Hịa lại lớn hơn so với khu vực. Ước tính30 có khoảng 70% số học sinh bỏ học từ

27 Chi tiết ở phụ lục 10.

28 Chi tiết ở phụ lục 11.

29 Chi tiết ở phụ lục 12.

50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 0 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Trung cấp chuyên nghiệp Cao đẳng và đại học

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh khánh hòa (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w