Kích thước mẫu

Một phần của tài liệu Đo lường tài sản thương hiệu theo khách hàng các sản phẩm ngành hàng tiêu dùng nhanh của pg tại (Trang 49 - 50)

3.2.1 Chọn ẫu

3.2.1.3 Kích thước mẫu

Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar, 2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên tắc chung khác là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu cịn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được. Đối với đề tài này, do giới hạn về mặt tài chính và thời gian, kích thước mẫu tối thiểu dự kiến ban đầu là 200.

Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. MacCallum và đồng tác giả (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về con số tuyệt đối tối thiểu của mẫu cần thiết cho phân tích nhân tố. Trong đó, Gorsuch (1983) và Kline (1979) đề nghị là 100; Guilford (1954) cho rằng 200; Comrey và Lee (1992) thì đưa ra các con số khác nhau với các nhận định tương ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời.

Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể mà đưa ra tỷ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Đối với phân tích nhân tố, Gorsuch (1983) cho rằng số lượng mẫu cần gấp năm lần số lượng biến. Trong khi đó, Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là bốn hay năm. Đề tài này có tất cả 31 tham số (biến quan sát) cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 31*5 = 155. Như vậy, số lượng mẫu 200 là chấp nhận được đối với nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu Đo lường tài sản thương hiệu theo khách hàng các sản phẩm ngành hàng tiêu dùng nhanh của pg tại (Trang 49 - 50)