Quy mô DAĐT tại NHPTVN khu vực TPHCM trên địa bàn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng phát triển (Trang 58 - 65)

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 115.246 143.504 173.492 201.500 217.073 227.033 Vốn giải ngân DAĐT tại NHPT VN khu vực TP HCM 238 689 920 675 494 221 Tỷ trọng (%) 0,2% 0,5% 0,5% 0,3% 0,2% 0,1%

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội TPHCM và Báo cáo kết quả hoạt động của NHPT VN khu vực TP HCM)

Quy mô cho vay DAĐT bằng nguồn vốn TDĐT Nhà nước tại NHPT VN khu vực TP HCM tăng khá nhanh giai đoạn từ 2008 đến 2010 nhưng so với

tiềm năng phát triển của TPHCM thì nguồn vốn TDĐT Nhà nước cung ứng cho địa bàn còn khiêm tốn, thiếu vững chắc và ổn định. Tỷ trọng vốn TDĐT Nhà nước cung ứng chỉ chiếm bình quân 0,3% tổng số vốn đầu tư tồn xã hội trên địa bàn. Chính vì thế, mức độ đóng góp và thể hiện vai trị với địa phương của NHPT VN khu vực TP HCM trong lĩnh vực đầu tư dự án chưa cao, chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Số dự án cịn ít, đặc biệt dự án mới phát sinh tăng rất chậm do thủ tục cho vay dự án mới còn phức tạp, còn cho vay các dự án thuộc chương trình mục tiêu của Chính phủ đều mang tính chỉ định chứ chưa chủ động khai thác. Trong giai đoạn 2008-2013, NHPT VN khu vực TP HCM tiếp cận và thẩm định tổng cộng 103 DAĐT vay vốn TDĐT Nhà nước nhưng chỉ chấp thuận cho vay mới được 25 dự án, 14 dự án đang được chủ đầu tư hồn thiện hồ sơ, cịn lại phần lớn các dự án không thể bổ sung hồ sơ theo quy định. Vì thế, nguy cơ giảm dư nợ cho vay DAĐT tại NHPT VN khu vực TP HCM là khả năng có thể xảy ra.

Cho vay DAĐT bằng nguồn vốn Tín dụng đầu tư Nhà nước còn tiềm ẩn rủi ro cao

TDĐT Nhà nước thực hiện cho vay DAĐT theo danh mục ngành nghề, lĩnh vực được quy định trong từng thời kỳ của Chính phủ, phần lớn là các dự án không hấp dẫn các ngân hàng thương mại do có mức độ rủi ro cao nhưng hiệu quả sinh lời thấp, thời hạn thu hồi vốn dài, thị trường mới hoặc chưa được mở rộng… Trong khi đó, kinh tế Việt Nam hiện vẫn cịn trong giai đoạn khó khăn nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi, mặt khác một số dự án cho vay theo chương trình, chính sách thất bại như các dự án thuộc ngành tàu biển, đánh bắt xa bờ, mía đường…, điển hình là năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn tại NHPT VN khu vực TP HCM rất cao, chiếm đến hơn 4% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, khả năng giảm thiểu rủi ro cho vay DAĐT của NHPTVN chưa cao thể hiện qua các hạn chế trong công tác quản lý như:

Quản lý rủi ro tín dụng của NHPTVN hiện nay chủ yếu tập trung ở hai khâu chính là phân loại nợ và xử lý rủi ro, chứ chưa quan tâm đến phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Việc trích lập dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng chưa được xem trọng và tính tốn chính xác phù hợp với chuẩn mực, mức trích lập hàng năm tối đa bằng 0,5% dư nợ là quá thấp, thậm chí thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn bình qn và quan trọng là khơng dựa trên tình trạng thực tế các khoản nợ. Nếu nợ

xấu gia tăng thì quỹ dự phịng khơng đủ bù đắp rủi ro tín dụng, sẽ ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Cơ chế giám sát chưa được thực hiện nghiêm ngặt trong suốt quá trình trước, trong và sau khi giải ngân để có thể hỗ trợ khách hàng khi cần thiết hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thu hồi nợ sớm, đặc biệt là đối với những dự án có thời gian vay vốn kéo dài thì làm tăng khả năng xảy ra các biến cố, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Dịch vụ thanh tốn của NHPTVN cịn lạc hậu, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế và ngoại hối chưa được triển khai nên các nguồn thu và luồng tiền đi của doanh nghiệp hầu như phải thông qua dịch vụ của các ngân hàng thương mại. Điều này làm cho việc thu hồi nợ của NHPTVN chưa có cơng cụ hỗ trợ hữu hiệu, thiếu sự chủ động giám sát dòng tiền mà chủ yếu dựa vào ý chí trả nợ của doanh nghiệp.

Điều kiện bảo đảm nợ vay chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay nên trách nhiệm về vật chất của doanh nghiệp đối với khoản vay có phần hạn chế, khả năng thu hồi vốn khi xử lý tài sản thấp trong khi công tác kiểm tra định kỳ và đánh giá lại TSĐB chưa được NHPT VN khu vực TP HCM quan tâm đúng mức, nhiều TSĐB ở xa địa bàn quản lý, thời gian thực hiện dự án dài… cũng hạn chế việc quản lý, theo dõi tài sản của CBTD.

Ngoài ra, việc lãi suất cho vay của NHPT trong một thời gian dài ở mức thấp hơn lãi suất thị trường đã dẫn đến tình trạng một số khách hàng chiếm dụng vốn vay NHPT để đầu tư hoặc trả nợ các khoản vay khác.

Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng đầu tư để thực hiện DAĐT thấp

Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2013 cả nước có hơn 300.000 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó TP.HCM là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước với số lượng doanh nghiệp đông đảo tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được vốn TDĐT Nhà nước để thực hiện DAĐT rất ít. Trong giai đoạn 2008-2013, số lượng doanh nghiệp vay vốn thực hiện DAĐT tại NHPT VN khu vực TP HCM bình quân chỉ hơn 100 doanh nghiệp và tỷ lệ này biến động theo xu hướng giảm dần, trái chiều với tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp tại thành phố.

Phần lớn các dự án nhóm A tiếp cận vốn TDĐT Nhà nước tại NHPT VN khu vực TP HCM đều do các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư như các dự án thủy điện do Tập đoàn điện lực VN làm chủ đầu tư, các dự án cấp nước của Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn… Các doanh nghiệp tư nhân lớn tại TP.HCM hầu như chưa quan tâm hoặc chưa tiếp cận vốn TDĐT Nhà nước.

Số dự án thành công so với số dự án được cấp tín dụng thấp

NHPT VN khu vực TP HCM hiện đang quản lý cho vay vốn DAĐT bằng nguồn vốn TDĐT Nhà nước đối với 148 dự án với tổng số vốn vay theo hợp đồng đã ký hơn 9.000 tỷ đồng, trong đó số dự án vừa đạt được mục tiêu của chủ đầu tư vừa đảm bảo luôn trả nợ đủ và đúng hạn ước tính khoảng 66 dự án (tập trung vào các lĩnh vực như thủy điện, cấp nước, y tế, giáo dục…), như vậy chiếm khoảng 45% tổng số dự án quản lý. Tỷ lệ này khá thấp cho thấy vốn TDĐT Nhà nước chưa được đầu tư hiệu quả, điển hình là các dự án thuộc chương trình đóng tàu, mía đường, đánh bắt xa bờ… gặp rất nhiều khó khăn trong việc hồn trả vốn và lãi vay.

2.5. Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu

2.5.1. Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay DAĐT tại NHPT VN khu vực TP HCM

2.5.1.1. Mục tiêu thực hiện khảo sát

Với mong muốn tìm hiểu nhận định của các cán bộ tín dụng về sự đồng tình đối với các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay DAĐT nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng cho vay DAĐT tại NHPT VN khu vực TP HCM” nên vào tháng 12 năm 2013, tác giả đã đề xuất bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các cán bộ tín dụng hiện đang cơng tác tại NHPT VN khu vực TP HCM và một số chi nhánh lân cận để ghi nhận các ý kiến.

2.5.1.2. Quy trình khảo sát

Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát:

– Xây dựng bảng câu hỏi thơ dựa trên mơ hình lý thuyết.

– Thực hiện khảo sát thử 10 cán bộ tín dụng để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi.

Bước 2: Xác định kích thước mẫu và thang đo cho việc khảo sát

Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với các quan điểm khác nhau. Gorsuch (1983) và Kline (1979) đề nghị kích thước mẫu là 100 còn Guiford (1954) cho rằng con số đó là 200. Một số nhà nghiên cứu không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỷ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa ra trong phân tích nhân tố. Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 4 hay 5 lần số lượng biến. Trong đề tài này có tất cả 20 biến quan sát, vì vậy số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là 20 x 4 =80 hoặc 20 x 5 = 100 mẫu.

Thang đo cho việc khảo sát: đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, từ (1) rất không ảnh hưởng đến (5) rất ảnh hưởng.

Bước 3: Tiến hành khảo sát

Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 150 bảng câu hỏi khảo sát chính thức được tác giả gửi đến các cán bộ tín dụng cơng tác tại NHPT VN khu vực TP HCM và một số chi nhánh lân cận.

Bước 4: Xử lý dữ liệu thơng qua việc sử dụng cơng cụ phân tích SPSS 20.0 – Làm sạch và mã hóa dữ liệu.

– Đánh giá độ tin cậy của dữ liệu bằng hệ số Cronbach’s alpha nhằm loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu.

– Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để xác định các tập hợp biến cần thiết và tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.

– Kiểm định mơ hình bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến với mức ý nghĩa 5% để xác định các nhân tố thực sự có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc cũng như hệ số của các nhân tố này trong phương trình hồi quy tuyến tính.

2.5.1.3. Hạn chế của khảo sát

Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế với mong muốn là có thể sử dụng phần mềm nghiên cứu SPSS để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố như nhân tố xuất phát từ NHPT VN, nhân tố xuất phát từ phía khách hàng, nhân tố cơ chế chính sách của Nhà nước và nhân tố khách quan đến chất lượng cho vay DAĐT, từ đó có thể đưa ra các giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện khảo sát, tác giả nhận thấy một số hạn chế nhất định sau đây:

Tác giả khơng có điều kiện phỏng vấn trực tiếp tất cả cán bộ tín dụng nên các bảng câu hỏi khảo sát chủ yếu được gửi đến cán bộ tín dụng và thu lại sau khi cán bộ tín dụng hồn thành. Vì thế, dữ liệu từ các bảng câu hỏi thu thập được khơng đảm bảo hồn tồn chính xác.

Do số lượng cán bộ tín dụng hiện đang cơng tác tại NHPT VN khu vực TP HCM ít hơn số lượng mẫu tối thiểu cần thiết nên tác giả đã thực hiện khảo sát thêm các cán bộ tín dụng của một số chi nhánh lân cận, tuy nhiên số lượng bảng khảo sát hợp lệ thu về là 120 bảng/150 bảng khảo sát phát ra. Số lượng mẫu khảo sát vẫn cịn khá khiêm tốn so với số cán bộ tín dụng trong tồn hệ thống NHPTVN.

Khảo sát chỉ tập trung vào các cán bộ tín dụng tại N H P T V N k h u v ự c T P H C M và một số chi nhánh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre nên chưa thể đánh giá tổng quát trên phạm vi toàn hệ thống.

2.5.2. Kết quả khảo sát

Trong số 150 bảng khảo sát phát ra, tác giả thu về được 132 bảng, trong đó có 120 bảng có phần trả lời được đánh giá là hợp lệ để đưa vào xử lý và phân tích (các bảng khảo sát khơng hợp lệ do cùng một người trả lời, câu trả lời được đánh dấu một cách tuỳ tiện).

2.5.2.1. Thơng tin mẫu nghiên cứu

Về giới tính của mẫu, có tổng cộng 64 nam tương ứng với tỷ lệ 53% và 56 nữ tương ứng với 47%.

Cơ cấu tuổi của mẫu được phân bố như sau: Dưới 30 tuổi 39 người ( 32 %), từ 30 tuổi đến 40 tuổi 55 người ( 46 %) và trên 40 tu ổi 26 người ( 22 %)

Xét về thời gian cơng tác thì dưới 1 năm có 14 người, chiểm tỷ lệ 12%, từ 1 đến 3 năm là 27 người chiếm tỷ lệ 22% và trên 3 năm là 79 người chiếm tỷ lệ 66% . Như vậy, tỷ lệ người tham gia khảo sát này có thời gian cơng tác trên 3 năm là khá cao.

Cuối cùng, xét theo vị trí cơng tác thì mẫu nghiên cứu có số người giữ chức danh quản lý là 27 người, còn lại là nhân viên tác nghiệp có 93 người.

2.5.2.2. Phân tích độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo

Bốn nhân tố đã được đưa vào nghiên cứu mức độ ảnh hưởng đến chất lượng cho vay DAĐT là nhân tố xuất phát từ NHPT VN, nhân tố xuất phát từ khách hàng (doanh nghiệp vay vốn), nhân tố xuất phát từ cơ chế chính sách của Nhà nước và nhân tố khách quan. Tuy nhiên, các biến quan sát đánh giá sự tác động của từng nhân tố thể hiện qua các câu hỏi khảo sát thì được lấy từ kinh nghiệm thực tiễn và tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây. Vì thế, việc kiểm định độ tin cậy của các thang đo này đối với các nhân tố mà chúng cấu thành là hết sức cần thiết.

Độ tin cậy của thang đo (các biến) được kiểm định thông qua hai cơng cụ là hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố EFA. Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng trước nhằm loại các biến không phù hợp, những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại bỏ khỏi thang đo và sẽ không xuất hiện ở phần phân tích nhân tố. Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Đối với đề tài này, nhằm đảm bảo độ tin cậy của thang đo chỉ những nhân tố nào có Cronbach’s alpha lớn hơn 0,7 thì mới được xem là thang đo có độ tin cậy và được giữ lại. Ngoài ra, mối quan hệ tương quan biến tổng cũng được xem xét, chỉ những biến nào có hệ số lớn hơn 0,4 mới được giữ lại. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha đối với các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay DAĐT được trình bày như sau:

Thang đo nhân tố X1 có các biến NTNH6 và NTNH7 khơng đạt yêu cầu về hệ số tương quan biến tổng (nhỏ hơn 0,4) nên bị loại, các biến cịn lại có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,4 và có hệ số Cronbach’s alpha chấp nhận được là 0,781 nên được đưa vào phân tích nhân tố

Thang đo nhân tố X2, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp > 0,4 và có hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,759 nên đạt yêu cầu về tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố.

Thang đo nhân tố X3, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp > 0,4 và có hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,793 nên đạt yêu cầu về tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố.

Thang đo nhân tố X4, có biến NTKQ1 khơng đạt yêu cầu về hệ số tương quan biến tổng nên bị loại, các biến quan sát cịn lại đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp > 0,4 và có hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,741 nên đạt yêu cầu về tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố.

Như vậy, thơng qua cơng cụ phân tích hệ số Cronbach’s alpha, ta đã loại bỏ 3 biến có độ tin cậy thấp, khơng đưa vào phần phân tích nhân tố tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng phát triển (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w