Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của hoạt động phi nông nghiệp ở nông

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình ở nông thôn 2012 (Trang 36 - 37)

nông thôn Việt Nam.

Nghiên cứu của Lê Xuân Bá và cộng sự (2006) cho thấy có nhiều yếu tố tác động và cơ chế tác động của các yếu tố này đến quá trình chuyển dịch lao động nơng thôn khá phức tạp. Số lượng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến các hình thức chuyển dịch lao động nông thôn cụ thể không giống nhau và phụ thuộc vào cả hai yếu tố không gian và thời gian. Có 3 nhóm yếu tố chính tác động bao gồm: i) Nhóm các yếu tố liên quan đến đặc điểm của bản thân cá nhân người chuyển dịch; ii) Nhóm các yếu tố về đặc điểm của hộ gia đình của người lao động, và iii) Nhóm các yếu tố liên quan đến những đặc điểm của địa phương nơi hộ gia đình đó đang sinh sống. Hơn nữa trong các giai đoạn khác nhau thì tác động của các yếu tố này khác nhau đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nơng thơn.

Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hải và Trần Toàn Thắng (2009) liên quan đến các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn Việt nam. Nghiên cứu này cho thấy, các yếu tố như: trình độ học vấn của người lao động nơng nghiệp, tuổi của lao động, sự có mặt của các chương trình mục tiêu quốc gia về sự xóa đói giảm nghèo và sự phát triển của cơ sở hạ tầng nông thôn, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp trên tổng thu nhập, tỷ lệ chi tiêu cho các hàng hóa phi dịch vụ phi nông nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp của hộ trên tổng thu nhập và yếu tố vùng có ảnh hưởng đến sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nơng nghiệp. Nghiên cứu cịn phát hiện yếu tố phát triển của bản thân các ngành phi nơng nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ và là lực hút, là thị trường của lao động nông thôn. Nếu sự phát triển của khu vực phi nơng nghiệp khơng bền vững thì chuyển dịch lao động nông nghiệp nông thôn cũng không bền vững.

Nghiên cứu của Đồn Thị Cẩm Vân (2010) sử dụng mơ hình hồi quy probit và OLS trên dữ liệu 161 nông hộ ở Trà Vinh đã cho thấy quyết định thực hiện kinh doanh nhỏ của hộ gia đình phụ thuộc bởi khá nhiều yếu tố như số lượng thành viên trong gia đình, tuổi của chủ hộ, tổng thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp, tổng diện

-30-

tích đất sản xuất nơng nghiệp, tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và tổng giá trị tài sản của nông hộ. Kết quả cho thấy hoạt động phi nơng nghiệp thực sự đóng vai trị rất quan trọng trong việc gia tăng thu nhập của nơng hộ, thơng qua đó cải thiện điều kiện về kinh tế và chất lượng cuộc sống của họ. Nghiên cứu cũng cho thấy hoạt động sản xuất nông nghiệp đã khơng giúp ích được gì nhiều trong việc nâng cao tổng thu nhập hộ gia đình.

Một nghiên cứu khác cho thấy số lượng và trình độ nguồn nhân lực của hộ gia đình đóng một vai trị quan trọng trong việc khuyến khích các hộ gia đình nơng thơn đa dạng hóa hoạt động thu nhập. Hộ gia đình nơng thơn có trình độ học vấn cao hơn, sẽ có xu hướng đa dạng hơn trong nguồn thu nhập. Trình độ học vấn cao hơn có thể dẫn đến sở hữu vốn tài chính tốt hơn hoặc khả năng tiếp cận tín dụng và vốn xã hội cao hơn do đó giúp các hộ gia đình nơng thôn cải thiện, đa dạng thu nhập (Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2013).

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình ở nông thôn 2012 (Trang 36 - 37)