Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 33 - 38)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Thiết kế nghiên cứu

2.2.1Các giả thiết nghiên cứu

Từ tổng quan lý thuyết liên quan đến vấn để công bô thông tin tự nguyện, và từ mơ hình nghiên cứu đã xây dựng, tác giả rút ra các giả thiết nghiên cứu sau:

H1: Quy mơ của doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp

H2: Công ty kiểm tốn có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp

H3: Loại hình sở hữu ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp

H4: Địn bẩy tài chính của doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp

H5: Lợi nhuận của doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp

H6: Quy mơ hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp.

H7: Tỷ lệ thành viên khơng điều hành trong HĐQT có tác động thuận chiều đến mức độ cơng bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp

2.2.2Cách thức đo lường các nhân tố trong mơ hình

2.2.2.1 Đo lường các nhân tố độc lậptrong mơ hình Nhân tố “Quy mơ”

Nhân tố quy mô được nhiều tác giả nghiên cứu và đo lường bằng nhiều cách khác nhau. Meek et al (1995) đo lường quy mô bằng tổng doanh thu trong năm của doanh nghiệp. Apostolou (2000) và Barako (2006) thì đo lường quy mơ bằng tổng tài sản.

Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn đo lường quy mơ bằng tài sản, vì doanh thu của các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có chiến lược kinh doanh, tình hình kinh tế… trong khi đó bài nghiên cứu chỉ khảo sát dữ liệu trong năm 2013 nên cho rằng không thể sử dụng dữ liệu doanh thu trong một năm để đo lường quy mô doanh nghiệp

Nhân tố “Cơng ty kiểm tốn”

Các cơng ty kiểm tốn được chia làm hai loại: cơng ty kiểm tốn lớn (big4) và cơng ty kiểm tốn nhỏ (non big4). Căn cứ được phân loại dựa vào doanh thu của các công ty kiểm toán. Doanh thu các cơng ty kiểm tốn tính tới thời điểm 31/12/2012 được thể hiện trong hình 2.2

Hình 2.2 Top 10 công ty kiểm tốn có doanh thu cao nhất (thời điểm 31/12/2012)

Nguồn: http://www.vacpa.org.vn

Nhân tố “Cơng ty kiểm tốn” được đo lường trên cơ sở biến định danh, các cơng ty kiểm tốn thuộc Big4 được nhận giá trị là 1, các cơng ty kiểm tốn khơng thuộc Big4 sẽ được nhận giá trị là 0. Cách thức đo lường này được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Firth (1979), Barako (2006).

Nhân tố “Loại hình sở hữu”

Được đo bằng tỷ lệ cổ phần được sở hữu bởi cổ đơng nước ngồi trên tổng số cổ phần của doanh nghiệp. Cách thức đo lường tương tự được sử dụng trong nghiên cứu trước đây của Barako (2006)

Nhân tố “Địn bẩy tài chính”

Trong các nghiên cứu trước đây, Meek el al (1995) đo lường nhân tố “địn bẩy tài chính” bằng tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, cịn Barako (2006) thì đo lường bằng tổng nợ phải trả trên tổng tài sản. Trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn đo lường “địn bẩy tài chính” bằng tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản.

Nhân tố “Lợi nhuận”

Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường lợi nhuận doanh nghiệp bằng tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE (thể hiện khả năng sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu), cách thức đo lường này cũng được áp dụng trong nghiên cứu của Barako (2006)

Nhân tố “Hội đồng quản trị”

Nhân tố hội đồng quản trị sẽ được đo lường bằng số lượng thành viên trong hội đồng quản trị.

Nhân tố “Hội đồng quản trị”

Nhân tố “tỷ lệ thành viên không điều hành” được đo lường bằng số thành viên không điều hành trong HĐQT trên tổng số thành viên trong HĐQT. Cách thức đo lường này được sử dụng trong nghiên cứu của Barako (2006)

Như vậy, nghiên cứu đã xây dựng cách thức đo lường các nhân tố tác động trong mơ hình nghiên cứu. Các nhân tố này gồm hai nhóm: nhóm thang đo định danh và nhóm thang đo định lượng. Nhóm thang đo định danh gồm có nhân tố cơng ty kiểm tốn, nhóm thang đo định lượng gồm có các nhân tố: quy mơ, lợi nhuận, địn bẩy tài chính, loại hình sở hữu, tỷ lệ thành viên khơng điều hành trong HĐQT, quy mô HĐQT. Hệ thống các nhân tố được tóm tắt trong bảng 2.1

Bảng 2.1: Tóm tắt các nhân tố tác động

Biến độc lập Cách thức đo lƣờng Nguồn thông tin

Quy mô Logarit tự nhiên của tổng Tài sản Báo cáo thường niên Cơng ty kiểm tốn

Nếu cơng ty kiểm tốn thuộc Big4 nhận giá trị 1 và ngược lại nhận giá trị 0

Báo cáo thường niên

Loại hình sở hữu

Tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi cá nhân, tổ chức nước ngoài trên tổng số cổ phần

30

Địn bẩy tài chính Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản Báo cáo thường niên Lợi nhuận ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở

hữu) Báo cáo thường niên

Hội đồng quản trị Số thành viên HĐQT Báo cáo thường niên Tỷ lệ TV không điều

hành trong HĐQT

Số thành viên không điều hành

trong tổng thành viên HĐQT Báo cáo thường niên

2.2.2.2 Đo lường nhân tố phụ thuộc trong mơ hình.

Việc cơng bố thơng tin vốn dĩ là một là một việc trừu tượng không có đặc tính vốn có để có thể xác định cụ thể về số lượng và chất lượng của thông tin. Trong bài nghiên cứu này, chỉ số công bố thông tin tự nguyện là một chỉ số quan trọng, cần xây dựng cách thức đo lường hợp lý.

Việc mở rộng các nghiên cứu trước đây trong mục 1.1.6 nhằm mục đích đưa ra được cách thức đo lường chỉ số mức độ cơng bố thơng tin phù hợp với mơ hình nghiên cứu của tác giả.

Trong nghiên cứu trước đây, có hai quan điểm nghiên cứu khác nhau trong cách thức đo lường mức độ cơng bố thơng tin, nhóm nghiên cứu thứ nhất cho rằng các thơng tin khác nhau thì mức độ quan trọng là khác nhau, vì thế nên đo lường theo hướng cho điểm trọng số từng khoản mục thông tin, (Singhvi and Desai, 1971, Choi, 1973, Chow and Wong-Boren, 1987) Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này lại bị chỉ trích vì nó có thể gây ra xu hướng thiên vị các khoản mục thông tin đối với người sử dụng.

Đối với nhóm nghiên cứu theo hướng thứ hai, các thông tin công bố được đánh giá ngang bằng nhau cho tất cả các khoản mục, hay nói cách khác là khơng sử dụng trọng số (Cooke, 1989; Hossain et al, 1994; Owusu Ansah, 1998; Raffournier, 1995)

Trong bài nghiên cứu này, tác giả cho rằng điều quan trọng là thơng tin có được cơng ty tự ngun cơng bố trên báo cáo tài chính hay khơng. Do vậy, tác giả nghiên cứu theo hướng không sử dụng trọng số. Trên cơ sở bảng danh sách khoản

31

mục thơng tin tự nguyện có thể được cơng bố, nếu thông tin được công bố sẽ được nhận giá trị 1, nếu không công bố sẽ nhận giá trị 0. Như vậy, chỉ số công bố thông tin tự nguyện của công ty sẽ được tính như sau:

nj d ij I i 1 j nj Với:

Ij: Chỉ số công bố thông tin của công ty j, 0≤Ij≤1;

d = 1 nếu mục thông tin được công bố, = 0 nếu mục thông tin không được công bố.

n = số lượng mục thông tin tự nguyện công bố tối đa của công ty j

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w