Phân tích mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 43 - 46)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.2 Phân tích mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên

nghiệp niêm yết trên sàn chứng khốn HOSE

Phân tích sâu vào từng nhóm thơng tin tự nguyện được công bố trong báo cáo thường niên ta thu được bảng 3.2

Bảng 3.3 Bảng thống kê các nhóm

thơng tin tự nguyện cơng bố trên báo cáo thường niên

N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation

Thông tin chung về DN 106 .000 1.000 0.409 .0230

Thơng tin tài chính 106 .000 .0571 0.150 .1655 Thông tin hoạt động

tương lai DN 106 .000 .750 0.250 .1929

Thông tin nhân viên và

trách nhiệm xã hội 106 .000 .636 0.221 .1665

Valid N (listwise) 106

Mức độ công bố thông tin tự nguyện đối với nhóm thơng tin chung của các doanh nghiệp là 40.9%, cao nhất trong số 5 loại thông tin khảo sát. Thông tin chung về doanh nghiệp là các loại thông tin liên quan đến mơi trường kinh tế chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, các thách thức khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt... Các thơng tin này là những thơng tin sẵn có tại doanh nghiệp, khơng tốn chi phí để thu thập và cũng khơng có giá trị nhiều đối với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là lý do các doanh nghiệp công bố nhiều hơn về loại thông tin này hơn so với các thông tin khác. Xu hướng này tương tự với kết quả nghiên cứu của Barako (2006) tại Kenya, và của Ta Quang Binh (2009) tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Ta Quang Binh (2009) tại Việt Nam, mức độ công bố loại thông tin chung về hoạt động doanh nghiệp là 70.14%, cao hơn nhiều so với kết quả của nghiên cứu này, nguyên nhân có thể là do năm 2012 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 52/2012/TT-BTC quy định các thông tin bắt buộc phải công bố trên báo cáo thường niên, các thông tin tự nguyện vào thời điểm năm 2009 đã trở thành thông tin bắt buộc vào thời điểm thực hiện nghiên cứu này.

Thông tin về hoạt động tương lai của doanh nghiệp là nhóm thơng tin bao gồm những thông tin về kế hoạch phát triển sản phẩm mới, chiến lược mở rộng thâm nhập thị trường mới của doanh nghiệp... Loại thông tin này giúp người sử dụng đánh giá được vị thế và hướng phát triển của doanh nghiệp từ đó có thể ra quyết định. Mức độ công bố thông tin này ở mức 25% và xếp vị trí thứ hai trong các nhóm thơng tin tự nguyện. Nhóm thơng tin về hoạt động tương lai của doanh nghiệp giúp người sử dụng dự đốn về tình hình hoạt động quản lý và khả năng hoạt động

trong tương lai của doanh nghiệp, nó cũng là bằng chứng cho khả năng của Giám đốc điều hành. Tầm quan trọng của loại thông tin về hoạt động tương lai của doanh nghiệp cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Mc Nally et al (1982) và Fire and Meth (1986), và Ta Quang Binh (2009)

Thông tin về nhân viên và trách nhiệm xã hội có mức độ cơng bố thơng tin là 22% xếp thứ 3 trong nhóm các thơng tin tự nguyện khảo sát. Thông tin về nhân viên và trách nhiệm xã hội là các thông tin liên quan đến việc đóng góp của doanh nghiệp cho cộng đồng, các chính sách bảo vệ mơi trường, chính sách đối với nguồn nhân lực của công ty... Kết quả nghiên cứu mức độ công bố thông tin về nhân viên và trách nhiệm xã hội của Ta Quang Bình (2009) là 18.77% thấp hơn kết quả tại nghiên cứu này, nguyên nhân có thể là do vấn đề về môi trường, cộng đồng hiện ngày càng trở thành vấn đề quan tâm của xã hội và của tồn cầu, do vậy các cơng ty tự nguyện cơng bố nhiều thông tin này hơn. Điều này phù hợp với sự giải thích của lý thuyết hợp pháp, người quản lý sẽ cung cấp nhiều hơn các thông tin để khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp là phù hợp với xã hội vào thời điểm hiện tại.

Thông tin tự nguyện cần cơng bố về tình hình tài chính là các thơng tin tóm tắt tình hình tài chính của doanh nghiệp trong vịng 3 năm gần nhất, thông tin về giá cổ phiếu, về ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất đến hoạt động của doanh nghiệp... Các thông tin này sẽ giúp người sử dụng đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một giai đoạn, từ đó có được cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động của doanh nghiệp, bên cạnh đó các thơng tin về giá cổ phiếu, tình hình thanh tốn cổ tức cũng là những thơng tin mà người sử dụng quan tâm. Tuy vậy, mức độ công bố tự nguyện các thơng tin tài chính là 15% cịn thấp so với mối quan tâm của người sử dụng. Một số thơng tin tài chính khơng có sẵn tại doanh nghiệp, hơn nữa việc cơng bố thơng tin tài chính này có thể có giá trị đối với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn việc không công bố thông tin khi các thơng tin đó có thể làm giảm vị thế cạnh tranh của mình, ngay cả khi việc này làm tăng chi phí để huy động vốn.

Thông tin về ủy ban kiểm tốn loại thơng tin lại ít được các công ty tự nguyện công bố, mức độ công bố chỉ là 11%. Thông tin về ủy ban kiểm tốn chủ yếu là các thơng tin tun bố về mức độ độc lập của ủy ban kiểm toán cũng như vai trị, chức năng của ủy ban kiểm tốn trong hoạt động giám sát, kiểm soát tại doanh nghiệp. Hiện nay theo quy định tại công ty cổ phần, tất cả các doanh nghiệp đều thành lập ủy ban kiểm toán (hay cịn gọi là ban kiểm sốt). Tuy nhiên hoạt động của ủy ban kiểm sốt có đạt được hiệu quả hay không là vấn đề được người sử dụng báo cáo thường niên quan tâm. Tuy vậy, mức độ công bố các thơng tin này vẫn cịn q thấp

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w