b. Độ no bazơ (V%):
4.4.3. Đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng dự kiến
Sau khi nghiên cứu các tính chất lý hóa học cơ bản của đất và đánh giá mức độ thích hợp cây trồng hiện tại cho từng đơn vị đất đai tôi nhận thấy cây trồng tại ĐVĐĐ T2G1D4H1R1, ĐVĐĐ T1G1D3H1R1, cây trồng ở mức kém phù hợp. Do đó có thể lựa chọn một số loài cây lam nghiệp khác vào trồng rừng khi các đơn vị đất đai này tiến hành khai thác cây trồng hiện tại.
Tôi xin đề xuất hai loài cây lâm nghiệp là cây Thông nhựa, Keo lá tràm để trồng trên hai đơn vị đất này.
*) Đối với ĐVĐĐ T2G1D4H1R1 đơn vị đất này là đất xói mòn trơ sỏi đá, ở khu vực này có lớp thảm thực vật thưa thớt, sỏi đá nổi lên mặt và đang bị tác động mạnh của xói mòn và gây hậu quả xấu đối với vùng đất thấp bên dưới. Vì vậy rất khó tìm loài cây trồng thích hợp cho khu vực này, trong cuốn sách “ cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng” (của tác giả Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương), thì không tìm thấy loài cây trồng thích hợp cho đơn vị đất đai này. Hiện nay các chương trình trồng rừng mới giải quyết một phần nhỏ là trồng thông và một số cây chịu hạn. Với đối tượng này cần phủ xanh sớm nhưng phải có đầu tư cao hơn so với nhóm đất đồi núi khác.
*) Đối với ĐVĐĐ T1G1D3H1R1.
a) Đánh giá mức độ thích hợp của cây Thông nhựa cho ĐVĐĐ T1G1D3H1R1.
Từ biểu 5.11 trên ta thấy trong 5 tiêu chí đánh giá có 4 tiêu chí thuộc cấp thích hợp cao (S1), 1 tiêu chí thuộc cấp thích hợp trung bình (S2). Theo phương pháp đánh giá độ thích hợp của cây trồng dựa trên nguyên tác yếu tố hạn chế: Nếu đa số (>50%) các chỉ tiêu đánh giá nằm ở cấp thích hợp nào thì cây trồng thuộc cấp thích hợp đó => Thông nhựa được phân hạng thích hợp là thích hợp cao.
Biểu 4.11: Đánh giá mức độ thích hợp của cây Thông nhựa cho ĐVĐĐ T1G1D3H1R1.
Các tiêu chí và ký hiệu
Tiêu chuẩn thích hợp chuẩn Thực tế Đánh giá S1 S2 S3 N TPCG đất (T) T1 T3 T2 T4 T2 S1 Độ dốc, độ (G) <15 15 - 25 25 -35 >35 G1 S1 Độ dày tầng đất, cm (D) >50 30 -50 <30 - D3 S2 Độ cao, m (H) <300 300-600 600- 900 - H1 S1 Lượng mưa bình quân năm, mm (R) >2000 1500- 2000 1000- 1500 <1000 R1 S1 b) Đánh giá mức độ thích hợp của cây Keo lá tràm cho ĐVĐĐ T2G1D4H1R1
Từ biểu 5.12 trên ta thấy trong 5 tiêu chí đánh giá có 4 tiêu chí thuộc cấp thích hợp cao (S1), 1 tiêu chí thuộc cấp thích hợp kém (S3). Theo phương pháp đánh giá độ thích hợp của cây trồng dựa trên nguyên tác yếu tố hạn chế: Nếu một trong hai yêu tố độ dốc, độ dày tầng đất ở cấp thích hợp kém (S3) thì cây trồng thuộc cấp thích hợp kém => Keo lá tràm được phân hạng thích hợp là thích hợp kém.
Biểu 4.12: Đánh giá mức độ thích hợp của cây Keo lá tràm cho ĐVĐĐ T2G1D4H1R1.
Các tiêu chí và ký hiệu
Tiêu chuẩn thích hợp chuẩn Thực tế Đá nh S1 S2 S3 N TPCG đất (T) T1 T2-T3 T4 - T1 S1 Độ dốc, độ (G) <15 15 - 25 25 -35 >35 G1 S1 Độ dày tầng đất, cm (D) >100 50-100 <50 - D3 S3 Độ cao, m (H) <300 300-500 500- 1000 >1000 H1 S1 Lượng mưa bình quân năm, mm (R) >2000 1500- 2000 1000- 1500 <1000 R1 S1 Nhận xét chung
Qua đánh giá mức độ thích hợp cây trồng hiện tại của 3 ĐVĐĐ ta thấy: Keo tai tượng trồng trên ĐVĐĐ T2G1D2H1R1 có mức độ thích hợp cao, vì vậy khu vực này nên giữ nguyên cây trồng hiện tại, có những biện pháp bảo vệ tầng cây bụi thảm tươi để tăng độ phì và giảm các nguy cơ xói mòn rửa trôi đất.
Bạch đàn Urophylla trồng trên ĐVĐĐ T2G1D4H1R1 là không phù hợp, đơn vị đất này hiện nay đang bị xói mòn rất mạnh, tầng đất mặt đã bị mất, bề mặt trơ sỏi đá. Bạch đàn là loài cây lá có tinh dầu và có độ tàn che nhỏ, bạch đàn là loài cây sinh trưởng nhanh nên thường làm cho đất bị khô vì thế nếu tiếp tục duy trì trạng thái thực vật này đất có thể sẽ không phục hồi lại được. Hiện nay các chương trình trồng rừng mới giải quyết một phần nhỏ là trồng thông và một số cây chịu hạn. Với đối tượng này cần phủ xanh sớm nhưng
Đối với ĐVĐĐ T1G1D3H1R1 cây trồng hiện tại trên khu vực là Thông Cairibe với mức độ thích hợp là kém thích hợp vì vậy cần chọn loài cây phù hợp hơn đem trồng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hai loài cây dự kiến được đưa vào trồng là loài Thông nhựa và Keo lá tràm qua đánh giá mức độ thích hợp ta thấy loài Thông nhựa thích hợp với đơn vị đất đai này. Vì vậy khi tiến hành khai thác cây trồng hiện tại trên khu vực đất đai này chúng ta nên đưa cây Thông nhựa vào trồng.