- Vị trí: sườn trên đồi Thịnh Xuân, thuộc thôn Phú Phong, xã Cẩm Lĩnh, Huyện Ba Vì.
25 cm 58 cm 98 cm 0 cm B A 120cm BC C
Sơ đồ phẫu diện + Độ dốc: 11O
+ Hướng dốc: Tây Bắc + Độ cao tuyệt đối: 84 m + Độ cao tương đối: 51 m + Dạng địa hình: dốc thoải - Đá mẹ: Phiến thạch sét.
- Thực vật:
+ Rừng trồng Keo tai tượng thuần loài (trồng năm 2008) 3 tuổi có độ tàn che 0.6
+ Chủ yếu là cây bụi thảm tươi đặc biệt là Bùm bụp, Tế, Guột, Sim, Mua, Bòng Bong,...độ che phủ 80%, độ cao trung bình 0,5 – 0.6 m
- Nước ngầm sâu, xói mòn mặt yếu, đá ong không có, đá lộ đầu không có
- Các tầng phât sinh và đặc điểm của chúng:
+ Tầng A (0 – 25cm): Màu đen xám, kết cấu viên, rễ cây nhiều, đất tơi xốp, hơi ẩm, thành phần cơ giới sét nhẹ, chất mới sinh là phân giun, có hang
0.5cm 9 cm 26 cm 0 cm BK A 89 cm 100cm BC C
Sơ đồ phẫu diện
+ Tầng B(25 – 58 cm): Màu nâu xám, kết cấu viên, rễ cây trung bình, đất hơi chặt, hơi ẩm, thành phần cơ giới sét trung bình, chất mới sinh không có, chất lẫn vào không có, tỷ lệ đá lẫn 5%, chuyển lớp rõ về màu sắc.
+ Tầng BC (58 – 90 cm): Màu vàng nâu, kết cấu viên hạt, rễ cây ít, đất chặt, đất hơi ẩm, thành phần cơ giới sét trung bình, chất mới sinh không có, chất lẫn vào không có, tỷ lệ đá lẫn 15 %, chuyển lớp rõ về màu sắc.
+ Tầng C (90 – 120 cm): màu vàng nhạt, đất rất chặt, đất ẩm.
- Tên đất: Đất xám Feralit phát triển trên đá Sét, tầng trung bình.
4.1.3 Hình thái phẫu diện đất trên đá Cát (đồi Chuồi).a) Hình thái phẫu diện đất sườn dưới, trên đá Cát. a) Hình thái phẫu diện đất sườn dưới, trên đá Cát.
- Vị trí: sườn dưới đồi Chuồi thuộc thôn Phú Phong, xã Cẩm Lĩnh, Huyện Ba Vì.
+ Độ dốc: 14O
+ Hướng dốc: Đông Nam + Độ cao tuyệt đối: 20 m + Độ cao tương đối: 5m + Dạng địa hình: sườn thoải
- Đá mẹ: Sạn sỏi kết, quắc zít
- Thực vật:
+ Rừng trồng Thông caribe thuần loài (trồng năm 1995) 16 tuổi có
6 cm 14 cm 30 cm 0 cm A3 A1 BK BC 70 cm
Sơ đồ phẫu diện độ tàn che 0.3 – 0.4
+ Cây bụi thảm tươi chủ yếu là Đắng cẩy, Ba bét, Thẩu tấu, Thành nghạnh, Cỏ ba cạnh,…độ che phủ 45%.
+ Nước ngầm sâu, xói mòn mặt yếu, đá ong không có, đá lộ đầu không có
- Các tầng phât sinh và đặc điểm của chúng:
+ Tầng AO (0 – 1 cm): Tầng mùn là cành khô rụng đang bị phân hủy.
+ Tầng A ( 1- 9 cm): Màu đen xám, kết cấu viên, rễ cây trung bình, đất tơi xốp, hơi ẩm, thành phần cơ giới thịt trung bình, chất mới sinh không có, chất lẫn vào không có, không có đá lẫn, không có hang động vật, chuyển lớp hơi rõ.
+ Tầng Bk (9 – 26 cm): Màu xám vàng, kết cấu hạt viên, rễ cây ít, đất hơi chặt, hơi ẩm, thành phần cơ giới thịt trung bình, chất mới sinh không có, kết von 20%, tỷ lệ đá lẫn 20%, không có hang động vật, chuyển lớp hơi rõ.
+ Tầng BC (26 – 89cm): Màu vàng nhạt, kết cấu hạt viên, rễ cây rất ít, đất chặt, hơi ẩm, thành phần cơ giới thịt trung bình, kết von giả 30%, tỷ lệ đá lẫn 35%, không có hang động vật, chuyển lớp rõ về màu sắc.
+ Tầng C: có đất màu vàng, đất rất chặt, hầu như không nhìn thấy rễ cây, đất hơi ẩm.
- Tên đất: Đất xám Feralit phat triển trên đá Cát, tầng mỏng.