b) Hình thái phẫu diện đất sườn trên, trên đá Cát.
4.2.2. Tỷ trọng, dung trọng, độ xốp của đất
a) Tỷ trọng
Tỷ trọng là chỉ tiêu phản ành thành phần khoáng vật, loại khoáng vật và hàm lượng chất hữu cơ có trong đất, và tỷ trọng đất biến động trong khoảng 2,0 -2,9 g/cm3. Theo chiều sâu của phẫu diện, tỷ trọng đất tăng dần, hàm lượng chất hữu cơ và mùn tăng cao thì tỷ trọng càng nhỏ hơn. Đất nào có tỷ trọng cao thì hàm lượng chất hữu cơ ít và thành phần khoáng vật nhiều. Tỷ trọng của đất tại độ sâu 0 – 20cm của các vị trí nghiên cứu được thể hiện ở biểu 4.2:
Biểu 4.2: Dung trọng, tỷ trọng, độ xốp Khu vực nghiên cứu Vị trí Tỷ trọng d (g/cm3) Dung trọng D (g/cm3) Độ xốp P (%)
Theo số liệu ở bảng 4.2 ta thấy rằng:
Khu vực đất xói mòn trơ sỏi đá (đồi Ven Hồ) có tỷ trọng khá cao, biến động trong khoảng từ 2,63 – 2,74 g/cm3. Đất ở khu vực này sườn trên bị xói mòn trơ sỏi đá đất khá rắn và chặt nên có tỷ trọng cao nhất là 2,75g/cm3. Tỷ trọng càng lớn thì hàm lượng chất hữu chứa trong nó là ít, vậy nên khu vực này có thể nói là ít mùn nhất trong so với hai khu vực còn lại.
Khu vực đất phát triển trên đá mẹ Phiến thạch sét (đồi Thịnh Xuân) có tỷ trọng biến động nằm trong khoảng 2,35 – 2,38 g/cm3, thấp nhất trong ba khu vực nghiên cứu. Giá trị tỷ trọng tính được thấp nhất nằm ở sườn trên khu vực này là 2,35 g/ cm3, vậy nên khu vực này là nơi có hàm lượng chất hữu cơ nhiều nhất so với hai khu vực còn lại.
Đất phát triển trên đá mẹ Quắc zít – sạn sỏi kết (Đồi Chuồi) có tỷ trọng biến động trong khoảng 2,53 – 2,55 g/cm3. Đất ở khu vực này có tỷ trọng thấp hơn so với nơi đất xói mòn trơ sỏi đá và cao hơn so với đất phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, vì vậy hàm lượng chất hữu cơ ở đất này nhiều hơn so với đất xói mòn trơ sỏi đá và ít hơn so với đất phát triển trên đá mẹ Phiến thạch sét.
Hai khu vực đồi Ven Hồ và Đồi Chuồi ta thấy tỷ trọng sườn dưới nhỏ hơn tỷ trọng trên, điều này có thể là do hai khu vực này đất ở sườn dưới có hàm lượng chất hữu cơ nhiều hơn. Ở khu vực đồi Thịnh Xuân ta thấy tỷ trọng sườn trên nhỏ hơn sườn dưới điều này được giải thích là do sườn trên của khu vực này có tầng cây cao, lớp thảm tươi khá dày, độ dốc thấp hơn so vói sườn dưới. Các yếu tố này làm cho đất tầng mặt trong khu vực ít bị xói mòn tác động.
b) Dung trọng
Dung trọng là yếu tố đặc trưng cho độ chặt của đất. Dung trọng của đất dao động nằm trong khoảng: với đất khoáng (0,9 – 1,8g/cm3), với đất than bùn nhiều chất hữu cơ (0.15 – 0,4 g/cm3). Dung trọng bao giờ cũng nhỏ hơn tỷ trọng bởi nó không chỉ phụ thuộc vào thành phần cơ giới, thành phần khoáng vật, hàm lượng chất hữu cơ mà nó còn phụ thuộc rất lớn vào kết cấu, độ xốp của đất. Do đó, đất tơi xốp sẽ có dung trọng nhỏ và ngược lại, đồng thời hàm lượng chất hữu cơ và mùn cao thì dung trọng càng nhỏ. Dung trọng tăng dần theo chiều sâu phẫu diện do càng xuống sâu hàm lượng chất hữu cơ
trong đất càng giảm, đât bị bí chặt do sự rửa trôi ở tầng mặt và áp suất vĩnh cửu ở tầng trên nén xuống.
Từ kết quả của biểu 4.2 ta thấy răng:
Dung trọng đất lấy ở độ sâu từ 0 - 20cm có sự khác biệt khá rõ. Khu vực đất xói mòn trơ sỏi đá (đồi Ven Hồ) dung trọng tính được cao nhất nằm trong khoảng 1,30 – 1,41 g/cm3. Theo thang đánh giá của Katrinski thì đất khu vực này quá chặt (1,3≤ D ≤ 1,4), thậm chí ở sườn trên là tầng đế cày (1,4≤ D ≤ 1,6).
Khu vực đất hình thành trên đá mẹ Phiến thạch sét (đồi Thịnh Xuân) có dung trọng thấp nhất nằm trong khoảng 1.01 – 1,13 g/cm3, theo thang đánh giá của Katrinski thì đất thuộc khu vực này điển hình cho đất trồng trọt (1.1≤ D ≤1.2).
Khu vực đất phát triển trên đá Cát (đồi Chuồi) có dung trọng sườn dưới và sườn trên là 1,20 g/cm3, theo thang đánh giá của Katrinski thì đất ở khu vực này nằm là đất điển hình cho trồng trọt (1,1≤ D ≤ 1,2).
c) Độ xốp:
Độ xốp là một chỉ tiêu vật lý quan trọng để đánh giá độ phì đất do đó nó có ý nghĩa lớn đối với thực tiễn sản xuất. Độ xốp đất phụ thuộc vào dung trọng, tỷ trọng, thành phần cơ giới, thành phần khoáng vật…Đặc biệt là phụ thuộc vào kết cấu đất và các biện pháp tác động vào đất, khả năng rửa trôi và xói mòn đất.
Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy rằng:
Khu vực Đất xói mòn trơ sỏi đá (đồi Ven Hồ) có độ xốp nằm trong khoảng 48,54 – 50,57 %, trong đó sườn dưới lá 50,57% , đất ở sườn trên là
đất canh tác (55 – 60 %), sườn trên không đạt yêu cầu đối với đất canh tác (<50 %). Điều này là hoàn toàn phù hợp vì khi nghiên cứu hình thái phẫu diện sườn trên đồi ven hồ ta thấy đã mất đi tầng A, bề mặt của khu vực này đã xuất hiện nhiều sỏi đá trên bề mặt.
Khu vực Đất phát triển trên đá mẹ Phiến thạch sét (đồi Thịnh Xuân) có độ xốp nằm trong khoảng 52,52 – 57,02%, trong đó sườn dưới là 52,52%, trong đó sườn trên là 57,02%. Theo thang đánh giá độ xốp của Katrinski thì đất trong khu vực này là đất đạt yêu cầu canh tác ( 50-55 %), đến đạt yêu cầu của đất trồng trọt ( 55 – 65 %). Ở khu vực này ta thấy độ xốp sườn trên lớn hơn độ xốp sườn dưới điều này đi ngược với quy luật, điều đó có thể giải thích một cách đơn giản là do sườn trên của khu vực này có trồng loài Keo tai tượng một loài cây có khả năng cải tạo đất, các loài cây bụi thảm tươi có độ che phủ cao, ngược lại sườn dưới của khu vực này không có tầng cây cao mà chỉ có lớp cây bụi thảm tươi với độ che phủ cao.
Khu vực đất phát triển trên đá mẹ Quắc Zít – sạn sỏi kết có độ xốp nằm trong khoảng 51,76 – 52,57%, trong đó sườn trên là 51,76%, sườn dưới là 52,57%. Theo thang đánh giá độ xốp của Katrinski thì đất của khu vực này đạt yêu cầu đối với tầng canh tác (50 – 55 %).