* Khả năng chống đổ: Theo dõi ở giai đoạn từ trỗ đến chín, đánh giá theo Tiêu chuẩn ngành Quy phạm khảo nghiệm giống lúa theo đúng Nghị định 07/CP ngày 5 tháng 2 năm 1996 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng và Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành nghị định số 02/NN-KNKL/TT ngày 1/3/1997 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn:
+ Điểm 1 : Tốt (Không đổ).
+ Điểm 3 : Khá (Hầu hết các cây bị nghiêng nhẹ).
+ Điểm 5: Trung bình (Hầu hết các cây bị nghiêng nhẹ - nghiêng 450 - góc tạo bởi cây và mặt ruộng).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn
+ Điểm 7 : Yếu (Hầu hết các cây bị nghiêng).
+ Điểm 9 : Rất yếu (Tất cả các cây nằm rạp trên mặt đất). * Khả năng chống chịu sâu bệnh
Theo dõi tình hình sâu bệnh hại, điều tra mức độ thiệt hại vào thời điểm có xuất hiện bệnh hại trên đồng ruộng và báo cáo kết quả ở giai đoạn nặng nhất.
- Sâu đục thân: Theo dõi đánh giá ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng và chín, tính tỷ lệ dảnh bị chết và bông bạc do sâu hạị
- Sâu cuốn lá: Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc bị cuốn thành ống ở giai đoạn đẻ nhánh và chín.
- Rầy nâu hại lúa: Theo dõi ở giai đoạn sinh trƣởng 3 - 9 trên đồng ruộng, quan sát lá cây bị gẫy, héo và chết.
- Bệnh đạo ôn hại lá: Theo dõi đánh giá ở giai đoạn đẻ nhánh, quan sát vết bệnh trên lá.
- Bệnh khô vằn: Quan sát độ cao tƣơng đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá (biểu thị bằng % so với chiều cao cây) ở gian đoạn vào chắc.
- Bệnh bạc lá: Quan sát diện tích vết bệnh trên lá ở giai đoạn 5 – 8.