Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ và số dảnh cấy khóm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 26 - 33)

Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, nó phụ thuộc vào đặc điểm của giống, điều kiện đất đai, nƣớc tƣới, dinh dƣỡng, trình độ thâm canh của ngƣời dân…Khi nghiên cứu về vấn đề này Sasato (1966) đã kết luận: Trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt thì nên cấy mật độ thƣa, ngƣợc lại phải cấy dầỵ Giống lúa cho nhiều bông thì cấy dầy không có lợi bằng giống to bông, vùng lạnh nên cấy dầy hơn vùng nóng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thƣa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên cấy dầy hơn lúa gieo sớm (Nguyễn Thị Lẫm và cs, 2003) [16].

Đối với nhóm lúa thƣờng gieo mạ thâm canh hoặc gieo mạ cải tiến thì nên cấy mạ non. Bố trí cấy với mật độ thƣa hơn so với cách gieo mạ truyền thống. Mạ non cấy 3 - 4 dảnh/khóm (mạ non chƣa đẻ), 30 - 35 khóm/m2 để sau thời kỳ đẻ nhánh có số nhánh tƣơng đƣơng nhƣ loại mạ thâm canh, khoảng cách 25 x 12cm thƣờng đƣợc ƣa chuộng ( Nguyễn Văn Hoan, 2003) [10].

Theo Nguyễn Văn Hoan (2003) thì chúng ta định lƣợng số dảnh cấy của một khóm dựa vào số bông dự định cần phải đạt đƣợc/m2 và mật độ đã chọn. Đối với mạ non, khi cần đạt 9 – 10 bông/khóm và mật độ 35 – 39 khóm/m2 thì chỉ cần cấy 2 dảnh/khóm, không nên cấy to hơn vì loại mạ non nên đẻ nhiều nếu cấy nhiều dảnh cây lúa sẽ ra nhiều nhánh quá nhỏ, yếu dẫn đến bông lúa nhỏ, số hạt/bông sẽ ít đị Khi cần đạt 11 – 12 bông/khóm ở mật độ 29 – 32 khóm/m2

cần cấy 3 dảnh/khóm để một dảnh mạ sinh ra 4 bông lúa to đều nhaụ Với mật độ 27 khóm/m2

để đạt đƣợc từ 13 – 14 bông lúa to cần thiết phải cấy 4 dảnh/khóm đồng thời áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự đẻ nhánh vô hiệu, tập trung sức sinh trƣởng vào các nhánh đẻ sớm nhằm đạt đƣợc năng suất cao nhất [10].

Ở Việt Nam khi tiến hành thí nghiệm với giống lúa mùa tám đen, với khoảng cách cấy là 40 x 40cm và cấy 1 dảnh. Lúa đã đẻ từ 1/6 đến 9/8 đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

232 nhánh, trong đó có 198 nhánh thành bông (tỷ lệ bông hữu hiệu là 85%), tổng số hạt là 18.841 hạt (trung bình mỗi bông có 95 hạt). Đối với giống Chiêm thanh khi tiến hành cấy 1 dảnh, với khoảng cách cấy rộng 40 x 40cm, từ ngày 19/12 đến 25/3 đẻ đƣợc 113 nhánh (trong đó có 101 nhánh thành bông, tỷ lệ nhánh có ích là 89,4%) (Bùi Huy Đáp, 1980) [5].

Theo Bùi Huy Đáp (1980) thì tỷ lệ nhánh có ích cũng thay đổi theo mùa vụ, kỹ thuật chăm sóc và mật độ gieo cấỵ Một thí nghiệm với giống lúa Bầu Trắng, cấy 1 dảnh theo khoảng cách 20 – 30cm có tỷ lệ nhánh có ích là 79%, cấy 10 dảnh/khóm thì tỷ lệ đó là 74% và cấy 20 dảnh/khóm thì tỷ lệ đó là 66%. Với lúa cấy tỷ lệ nhánh có ích không thay đổi nhiều giữa các mật độ cấy, dao động từ 70,2 – 75% ở các mật độ khá dày (10 x 10cm) và mật độ khá thƣa (40 x 40cm) [5, tr. 390-394].

Vậy cấy bao nhiêu dảnh mạ trên một khóm lúa là hợp lý. Mỗi khóm lúa, ngƣời ta có thể cấy từ 2 - 4 dảnh mạ, có thể cấy đến 5 - 6 dảnh mạ/khóm. Có thể lý giải, cấy nhiều dảnh cũng là để phòng khi gặp điều kiện bất thuận, ruộng lúa bị úng hoặc bị phá hại, mất khoảng, những dảnh lúa sẽ đƣợc tách ra cấy bù vào những khoảng trống đó. Hiện nay, số dảnh cấy trên một khóm lúa thƣờng là từ 2 - 3 dảnh.

Trong thực tế không có sự khác nhau rõ rệt về năng suất giữa cấy một dảnh và 2 - 3 dảnh nếu nhƣ cây mạ không chết. Nhƣ vậy tại sao ngƣời ta lại phải cấy nhiều dảnh trên một khóm lúả Một giải thích rất logic là nếu cấy nhiều dảnh (2 - 3 dảnh/khóm) thì nếu một dảnh mạ bị chết thì dảnh còn lại sẽ đẻ đủ số nhánh cần thiết và cũng không phải cấy lại nếu cây mạ bị chết (không bị mất khóm) [33].

Một nghiên cứu thực địa đƣợc tiến hành tại Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI), Việt Nam trong mùa khô năm 1997 và 1998 trong điều kiện chủ động đƣợc tƣới tiêụ Mục tiêu của nghiên cứu này để định lƣợng chỉ số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

diện tích lá (LAI) mà tại đó sự đẻ nhánh dựa trên các mối quan hệ giữa tỷ lệ đẻ nhánh và LAI, và để xác định tác động của nitơ (N) trên LAI của cây lúa nƣớc (Oryza sativa L.). Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ đẻ nhánh tƣơng đối (RTR) giảm theo cấp số nhân nhƣng LAI tăng ở một mức độ đầu vào đối với việc bón N. Khoảng cách cấy và số lƣợng cây giống ở mỗi diện tích thí nghiệm ít ảnh hƣởng lên LAI [46], [47].

Thí nghiệm với giống lúa Di Hƣơng đã đƣợc gieo mạ và cấy với theo mật độ thay đổi với các khoảng cách khác nhau (30 x 30, 20 x 15, 20 x 10, 15 x 5, 10 x 5 và 5 x 5cm) với số dảnh khác nhau trong mỗi khóm (thay đổi từ 1 dảnh thƣờng, 1 dảnh ngạnh trê, 3 dảnh, 5 dảnh, 8 dảnh, 13 dảnh, 16 dảnh. Nhƣ vây, mỗi khóm đã thay đổi từ 11 đến 400 khóm/m2

và mật độ dảnh cơ bản cũng thay đổi từ 11 – 6400 dảnh/m2 ở vụ mùa năm 1960. Chúng ta thấy thời gian đẻ nhánh của lúa Di Hƣơng thay đổi rõ với mật độ, mật độ khóm càng cao, thời gian đẻ nhánh càng ngắn dù mật độ dảnh/khóm cao hay thấp. Mật độ dảnh/khóm càng cao với cùng một mật độ khóm/m2 thì thời gian đẻ nhánh rút ngắn lạị Cấy càng nhiều dảnh, lúa càng ít hạt: Cấy 1600dảnh/m2, mỗi bông chỉ có 8 hạt; cấy 1000 dảnh/m2, một bông có trung bình 22 hạt; cấy 500 dảnh/m2, một bông trung bình có 44 hạt; cấy 250 dảnh/m2, một bông trung bình có 82 hạt; cấy 30 dảnh/m2, một bông trung bình có 119 hạt. Giống lúa mùa di hƣơng dài ngày cho năng suất cao nhất ở mật độ 33 khóm/m2

, mỗi khóm cấy 1 dảnh. Tăng lên 3 dảnh trên 1 khóm, năng suất còn khá (đứng thứ 2), nhƣng đã kém rõ so với mật độ trên. Và càng tăng số khóm hay số dảnh thì năng suất càng giảm, nếu tăng số dảnh lên 7 lần so với công thức thứ nhất thì năng suất giảm 5 tạ/ha [5, tr. 478-479].

Cũng theo Bùi Huy Đáp (1980), khi tiến hành thí nghiệm trên giống lúa Nông Nghiệp 8 trong cùng một mật độ khóm, số bông trong mỗi khóm lại tăng khi số dảnh cấy tăng trong từng khóm. Cùng cấy 11 khóm/m2 nhƣng mỗi khóm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

chỉ có 1 dảnh thì cho 11 – 12 bông/khóm; còn nếu cấy 13 dảnh/khóm thì mỗi khóm có 17 – 20 bông. Hay cùng cấy ở mật độ 100 khóm/m2 nhƣng cấy 1 dảnh, mỗi khóm có hai bông; còn cấy 13 dảnh/khóm thì mỗi khóm có 8 – 10 bông [5].

Nguyễn Đăng Nghĩa và Nguyễn Mạnh Chinh (2008) cho rằng nên cấy theo từng hàng với khoảng cách 20 x 15cm hoặc 20 x 12 cm (mật độ 30 – 40 khóm/m2), tùy theo đất, giống lúa và mùa vụ. Đất tốt , giống lúa dài ngày , cao cây và vụ mùa cấy thƣa hơn đất xấu, giống ngắn ngày và vụ đông xuân. Khoảng cách cấy cần làm sao không lãng phí đất, cũng không chen lấn che rợp nhau, để sau này có khoảng 250 – 300 bông/m2 là có thể cho năng suất trên 5 tấn/ha [18, tr.46-47].

Chu Thị Thơm và cs đã thiết lập cơ cấu quần thể cao sản nhƣ sau: * Tiêu chuẩn của lúa lai chín sớm cho năng suất 7,5 - 8,25 tấn/ha :

Khoảng cách và mạ gốc: 4 - 5 cây mạ (bao gồm cả nhánh) một gốc, khoảng 30 - 37,5 nghìn gốc một hạ

Số nhánh tối đa: 4,5 - 5,24 triệu nhánh/hạ

Số nhánh sinh sản: 2,7 - 3 triệu nhánh/ha đối với các tổ hợp lai có bông lớn và chừng 3,7 triệu nhánh/ha đối với các tổ hợp lai có cỡ bông trung bình. * Tiêu chuẩn của lúa lai chín trung bình cho năng suất 9,75 - 10,5 tấn/ha

Khoảng cách và mạ gốc: 3 - 4 cây mạ (bao gồm cả nhánh) một gốc (đối với mạ cỡ trung bình cấy sớm) hoặc 6 - 7 cây mạ (bao gồm cả nhánh) một gốc (đối với mạ cỡ lớn cấy muộn), khoảng 30 nghìn gốc một hạ

Số nhánh tối đa: 4,5 - 5,24 triệu nhánh/ha đối với các tổ hợp lai dạng bông lớn và 5,25 - 6 triệu nhánh/ha đối với các tổ hợp lai bông cỡ trung bình.

Số nhánh sinh sản: Khoảng 3 triệu nhánh/ha đối với các dạng bông lớn và chừng 3,7 triệu nhánh/ha đối với dạng bông trung bình.

* Tiêu chuẩn của lúa lai chín muộn cho năng suất 7,5 tấn/ha

Khoảng cách và mạ gốc: 5 - 6 cây mạ (bao gồm cả nhánh) một gốc và khoảng 37,5 nghìn gốc một hạ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

Số nhánh tối đa: 4,5 - 5,24 triệu nhánh/hạ

Số nhánh sinh sản: Khoảng 2,7 triệu nhánh/ha đối với các dạng bông lớn và chừng 3,7 triệu nhánh/ha đối với dạng bông trung bình [24].

Theo Nguyễn Hữu Tề và cộng sự (1997) thì giống lúa có nhiều bông nên cấy 200 - 250 dảnh cơ bản/m2, giống to bông cấy 180 - 200 dảnh/m2. Số dảnh cấy/khóm là 3 - 4 dảnh ở vụ mùa và 4 - 5 dảnh ở vụ chiêm [23].

Theo Trƣơng Đích (2002) với các giống lúa lai nên cấy 2 - 3 dảnh với mật độ 50 - 55 khóm/m2 và cấy 3 - 4 dảnh với mật độ 40 - 45 khóm/m2.

Nhìn chung, mật độ khóm/m2 và số dảnh cấy/khóm có ảnh hƣởng rất rõ rệt đến số bông/m2

từ đó ảnh hƣởng đến năng suất lúa trên một đơn vị diện tích canh tác [7].

Nhìn chung, trong điều kiện bình thƣờng ở ruộng tốt, mực nƣớc trong thích hợp, đối với các giống lúa cao cây ở Việt Nam, nên cấy dầy hợp lý, và mỗi khóm nên cấy ít dảnh. Bụi lúa cấy ít dảnh sẽ đẻ thuận lợi, sẽ có các nhánh xòe ra bốn phía, bụi lúa tròn và sẽ khỏe hơn những bụi cấy nhiều dảnh. Mật độ khóm và mật độ dảnh trong khóm là những biện pháp có thể sử dụng để điều tiết một cách thích đáng sự đẻ nhánh của cây lúa, và qua sự đẻ nhánh sẽ điều tiết sự phát triển của cả quần thể ruộng lúa (Bùi Huy Đáp, 1980) [5].

Kỹ thuật SRI bắt đầu đƣợc nghiên cứu ở Việt Nam từ vụ xuân 2004, nghiên cứu SRI đƣợc thực hiện trong hai năm trên cả giống lúa thuần và lúa lai, đƣợc thực hiện ở hai tỉnh là Thái nguyên và Bắc Giang. Qua thời gian nghiên cứu đã cho thấy sự khác biệt giữa kỹ thuật SRI và các biện pháp kỹ thuật thông thƣờng hiện đang áp dụng, cụ thể là:

- Sinh trƣởng của cây lúa: Sự khác biệt giữa kỹ thuật SRI và các biện pháp kỹ thuật thông thƣờng hiện đang áp dụng đó là cấy mạ non hơn, mật độ cấy thƣa hơn, chế độ tƣới nƣớc hợp lý đã cung cấp đầy đủ oxy trong đất làm bộ rễ lúa phát triển mạnh ngay sau khi cấỵ Sự sinh trƣởng mạnh thể hiện rõ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

nhất ở khả năng đẻ nhánh caọ Mặc dù mật độ cấy ở các công thức SRI rất thƣa, chỉ bằng 30-40% so với đối chứng, nhƣng do cây lúa ít bị cạnh tranh về dinh dƣỡng và ánh sáng nên cây lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe và đạt số nhánh/khóm rất cao và kết quả là số nhánh/m2 ở các công thức SRI không thấp hơn nhiều so với đối chứng. Đồng thời không thấy có sự sai khác có ý nghĩa về tỷ lệ đẻ nhánh hữƣ hiệu giữa công thức đối chứng và các công thức SRỊ

- Khả năng chống chịu bệnh khô vằn: với mật độ cấy thƣa, chế độ nƣớc cạn xen kẽ, kỹ thuật SRI đã tạo môi trƣờng thông thoáng hơn trong quần thể ruộng lúa do đó đã làm giảm tỷ lệ bệnh khô vằn rõ rệt. Trong thí nghiệm vụ xuân 2005 tại Thái Nguyên, tỷ lệ bệnh khô vằn của lúa từ 70% ở công thức đối chứng giảm xuống còn 50,8% và 17,9% ở các công thức có mật độ là 17 và 13 khóm/m2. Ƣu thế này cũng đƣợc quan sát trên đồng ruộng của nông dân ở Huyện Yên Dũng, Bắc Giang khi áp dụng kỹ thuật SRỊ Nhƣ vậy việc giảm mật độ cấy có thể làm giảm nhiệt độ, độ ẩm tƣơng đối trong quần thể ruộng lúa và làm giảm tác nhân gây hại của bệnh khô vằn, làm hiệu suất quang hợp và hệ số kinh tế tăng lên.

- Năng suất lúa: Các yếu tố kỹ thuật của SRI đã tạo một điều kiện thuận lợi cho các đặc điểm di truyền của cây lúa phát huy tác dụng, đƣợc thể hiện ở các yếu tố cấu thành năng suất. Các công thức SRI mặc dù có số bông/m2 thấp hơn so với đối chứng, nhƣng lại có ƣu thế vƣợt trội về bông to và số hạt chắc/bông. Chính những điều này đã quyết định năng suất của lúa khi áp dụng SRI cao hơn hẳn so với đối chứng (Phụ 2004, 2005). Tùy theo việc áp dụng các biện pháp đơn lẻ hay tổng hợp kỹ thuật SRI mà năng suất lúa vƣợt hơn so với đối chứng từ 4-24%. Tại Thái Nguyên vụ xuân 2005 giống Khang dân 18 đƣợc cấy ở tuổi mạ 14 ngày, mật độ 11 khóm/m2

và áp dụng chế độ nƣớc tƣới theo SRI năng suất đạt 8,53 tấn/ha, vƣợt đối chứng 23,2%, và giống khang dân 18 cấy trong vụ mùa ở tuổi mạ 14 ngà, mật độ cấy 17 khóm/m2, chế độ nƣớc theo SRI đã đạt năng suất 6,23 tấn/ha vƣợt đối chứng 24,3%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

- Hiệu quả kinh tế: Áp dụng kỹ thuật SRI làm chi phí hạt giống giảm từ 56-76%, tiết kiệm nƣớc 62%, giảm công cây và thuốc trừ sâu, trong khi đó năng suất lúa tăng lên. Do đó kỹ thuật SRI làm tăng hiệu quả sử dụng đất, lao động, đầu tƣ và tăng thu nhập…

- Bảo vệ môi trƣờng và phát triển nông nghiệp bền vững: Phân tích ƣu điểm của SRI về khía cạnh môi trƣờng cho thấy để đạt năng suất lúa cao, SRI không yêu cầu tăng cƣờng phân bón hóa học, trong khi đó lại giảm thuốc trừ sâu do cây lúa sinh trƣởng và phát triển mạnh nên có thể chống chịu tốt hơn về vấn đề sâu bệnh hạị Điều này có thể giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và thuốc trừ cỏ, do đó nâng cao chất lƣợng đất và nƣớc. Các biện pháp quản lý cây trồng, đất, nƣớc và dinh dƣỡng của SRI góp phần tăng cƣờng sự hoạt động và đa dạng của hệ vi sinh vật đất, làm cho đất „‟sống và khỏe” hơn, đó là nhân tố quyết định đến tính bền vững trong hệ thống sản xuất lúa (Hoàng Văn Phụ, 2004, 2005) [19], [27].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

Phần 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ và số dảnh cấy khóm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)