QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

Một phần của tài liệu Anh hùng của lòng dân là Tiểu đoàn 59: Phần 1 (Trang 29 - 31)

Bước vào năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã giành được những thắng lợi hết sức quan trọng.

Thực dân Pháp bị thất bại, ngày càng lúng túng, buộc phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang đánh kéo dài. Ta từ tích cực cầm cự chuyển sang phản cơng, tiến cơng địch. Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng (tháng 01/1950) nêu rõ nhiệm vụ quân sự cần kíp: “Một mặt chiến đấu để tiêu diệt sinh lực

địch, một mặt gấp rút bồi dưỡng và xây dựng quân đội nhân dân, để trong năm nay thực hiện đầy đủ điều kiện chuyển sang tổng tiến công”1.

Thi hành quyết định của Bộ Tư lệnh Liên khu V, ngày 10/6/1950, tại thôn 10, xã Tam Chánh, huyện Tam Kỳ (nay là thành phố Tam Kỳ), Tiểu đoàn 59 được thành lập.

Ban Chỉ huy Tiểu đoàn gồm hai đồng chí: - Đồng chí Nguyễn Lựu - Tiểu đồn trưởng - Đồng chí Phạm Đạo - Chính trị viên

Tiểu đồn khi mới thành lập gồm hai đại đội:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.11, tr.203. gia, Hà Nội, 2001, t.11, tr.203.

TIỂU ĐỒN 59 - ANH HÙNG CỦA LỊNG DÂN- Đại đội 6 độc lập của thành phố Đà Nẵng. - Đại đội 6 độc lập của thành phố Đà Nẵng.

- Đại đội 11 của tỉnh và cơ quan Tiểu đoàn bộ gồm các cán bộ tham mưu tác chiến, chính trị, hậu cần và các phân đội trực thuộc.

Cuối năm 1950, Tiểu đoàn được bổ sung thêm Đại đội 4 bộ đội địa phương của tỉnh.

Đại đội 6 hình thành từ những đội cơng tác biệt động của thành phố Đà Nẵng và được bổ sung đội vũ trang tuyên truyền. Lực lượng này đã tổ chức nhiều trận đánh táo bạo, nhiều mũi thọc sâu vào thành phố, cả ban đêm lẫn ban ngày, gây cho giặc Pháp nhiều nỗi kinh hoàng, như trận đánh vào sau Cổ viện Chàm (nay là chợ Nại Hiên). Ngày 17/8/1949, hai chiến sĩ biệt động Nguyễn Văn Hiên và Võ Minh Tâm đã ném lựu đạn diệt 20 tên lính Lê dương đang chơi quần vợt.

Đêm 20/3/1950, hai chiến sĩ Nguyễn Huấn và Võ Minh Tâm đóng giả sĩ quan ngụy đột nhập Nhà hàng Morin - Frères dự buổi chiếu bóng dành riêng cho sĩ quan Pháp - ngụy, dùng lựu đạn tấn cơng diệt gần 100 tên. Sau đó hai chiến sĩ ta bị địch bắt dẫn về tra tấn, khai thác. Do không khuất phục được nên chúng đưa đi xử bắn nhưng hai đồng chí đã mưu trí trốn thốt, trở về đơn vị (xem phần Phụ lục).

Đại đội 6 do đồng chí Lê Quang Diên làm Đại đội trưởng, đồng chí Đỗ Xuân Cảnh làm Chính trị viên.

Đại đội 11 gồm phần đơng là các cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu ngoài mặt trận, do bị thương hoặc ốm đau nên được chuyển về hậu phương điều trị, an dưỡng, sức khỏe dần hồi phục, chờ ngày trở về đơn vị chiến đấu. Ngồi ra cịn có một bộ phận anh em thợ khơng chuyên (ouvrier non spécialisé) từ Pháp trở về nước sau Hiệp định Sơ bộ ngày 06/3/1946 tình nguyện tham gia bộ đội chiến đấu.

Đại đội 11 do đồng chí Phạm Đức Cần làm Đại đội trưởng, đồng chí Nguyễn Đồng Thái làm Chính trị viên.

Đại đội 4 gồm lực lượng bộ đội địa phương của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và được bổ sung thêm một số chiến sĩ của các đơn vị khác. Trưởng thành từ đội quân du kích, bám đất giữ làng với đủ mọi loại vũ khí thơ sơ từ hầm chơng, cạm bẫy đến lựu đạn, mã tấu, súng trường..., Đại đội 4 đã gây cho địch nhiều nỗi kinh hoàng.

Đại đội 4 do đồng chí Nguyễn Quang Toản làm Đại đội trưởng, đồng chí Nguyễn Khâm làm Đại đội phó.

Về tổ chức Đảng, toàn Tiểu đoàn 59 tổ chức thành một Liên chi gồm 4 chi bộ, trong đó có 3 chi bộ đại đội và 1 chi bộ cơ quan.

Một phần của tài liệu Anh hùng của lòng dân là Tiểu đoàn 59: Phần 1 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)