THAM GIA CHIẾN DỊCH ĐÔNG XUÂN 1952-

Một phần của tài liệu Anh hùng của lòng dân là Tiểu đoàn 59: Phần 1 (Trang 51 - 57)

Năm 1952, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã bước sang năm thứ tám. Cục diện chiến trường phát triển ngày càng có lợi cho ta, chúng ta càng đánh càng mạnh, địch càng ngày càng lún sâu vào những thất bại, khó khăn.

Sau thất bại ở Tây Bắc rồi Thượng Lào, địch đã thay đổi tướng chỉ huy nhưng vẫn khơng đảo ngược được tình thế. Quân dân Liên khu V phấn khởi thi đua tăng gia sản xuất vượt qua thiên tai, bội thu mùa vụ, nạn đói được đẩy lùi, khắp nơi giăng cao khẩu hiệu: “Thực túc binh cường, ăn no đánh thắng”, quyết tâm tập trung dồn sức người, sức của ra tiền tuyến.

Liên khu ủy, Bộ Tư lệnh Liên khu V quyết định mở chiến dịch Đông Xuân 1952-1953. Bộ Tư lệnh đã điều vào chiến dịch này hai trung đoàn chủ lực: Trung đoàn 803 và Trung đoàn 108. Hướng hoạt động là An Khê.

An Khê nằm về phía Tây tỉnh Bình Định. Địch bố trí nơi đây thành một cụm cứ điểm, một bình phong án ngữ đường 19 nhằm ngăn chặn quân ta tấn công vào cửa ngõ Tây Nguyên. An Khê nằm sát vùng tự do của ta, mọi hoạt động của ta dễ bị địch theo dõi, nên muốn đánh vào An Khê ta cần có kế hoạch nghi binh chu đáo.

Để đánh lạc hướng địch trước và trong những ngày hành quân đi chiến dịch, ta vẫn giữ đúng quy luật hoạt động bình thường. Trên các bãi tập chiến thuật, ban ngày không ngớt tiếng hô xung phong, đêm đêm trên các đồn giả ở Mỹ Tài vẫn nghe rõ tiếng bộc phá nổ, tiếng quân ta ca hát rộn ràng, nhưng kỳ thực các Tiểu đồn 39, 59, 365 trợ chiến đã bí mật xuất quân về hướng An Khê, còn những tiếng hò hét xung phong lẫn tiếng bộc phá nổ là do đơn vị thu dung đảm nhiệm làm kế nghi binh.

TIỂU ĐỒN 59 - ANH HÙNG CỦA LỊNG DÂN

1. Tham gia diệt cứ điểm Tú Thủy

Tú Thủy là cứ điểm kiên cố nhất trong hệ thống cứ điểm của địch ở An Khê, đóng trên một quả đồi, có tường rào cao, cách cấu trúc công sự, bố trí lưới lửa khá đặc biệt. Sát chân thành phía trước có nhiều ụ đất mấp mơ nhưng thực chất bên trong là hỏa điểm mạnh. Do bố trí hiểm hóc, nên sẽ khá lợi hại khi phát dương hỏa lực, ta chưa hề gặp ở chiến trường Liên khu V. Sau này, ta đặt cho cứ điểm Tú Thủy tên gọi khác là “Mả Đạm

Tiên”. Đặc biệt vào tháng 3/1947, ta đã tổ chức đánh cứ điểm

này nhưng khơng thành cơng.

Trong trận đánh đó, với tinh thần quyết tử, quả cảm, chỉ có súng trường, lựu đạn, mã tấu, bom ba càng, đầu chít khăn đỏ, bộ đội ta đã hiên ngang đánh vào đồn với lời thề: “Không thắng giặc

quyết không trở về”. Tuy vậy, ta không hạ được cứ điểm, trong hy

sinh, mất mát này có đồng chí Vi Dân - Trung đồn trưởng. Chính từ dấu ấn lịch sử này, bọn địch càng hnh hoang, khốc lác cho rằng: “Bao giờ sơng Cơn cạn nước thì Việt Minh mới

hạ được đồn này”. Cịn qn ta thì càng thêm nung nấu mối hận

thù, quyết tâm diệt cứ điểm.

Trận đánh lần này do Tiểu đồn 365 chủ cơng, Đại đội 6 Tiểu đoàn 59 dự bị, Đại đội 4 và Đại đội 11 Tiểu đồn 59 dương cơng.

Đêm 13/01/1953, khi nghe tiếng súng của Trung đoàn 108 đánh vào cứ điểm Cửu An, bọn địch ở Tú Thủy lập tức dồn dập nổ súng, yếu tố bất ngờ khơng cịn nữa, ta hồn toàn áp dụng chiến thuật cường tập. Địch chống trả quyết liệt, tình thế trở nên khó khăn, ta mở xong các lớp rào ngoại vi thì nhiều chiến sĩ đã hy sinh trước khi cửa mở do vấp phải hỏa điểm ngầm địch bố trí sát mặt đất, bên dưới chân thành. Khi phát triển vào trận nội, ta vẫn bị những hỏa điểm tương tự xuất hiện cản trở. Pháo địch

từ An Khê, Thượng An bắn tới tấp xung quanh cứ điểm để chi viện cho địch ở Tú Thủy.

Đại đội 211 và Đại đội 212 của Tiểu đoàn 365 bị tổn thất nặng. Trung đoàn phải điều động Đại đội 213 và Đại đội 6 Tiểu đoàn 59 vào đánh trận nội. Quân ta không hề nao núng, mang tinh thần quyết chiến, quyết thắng, lớp lớp xông lên, dùng thủ pháo, lựu đạn thọc sâu, chia cắt diệt từng hỏa điểm địch, từng tốp địch, dùng cả thủ đoạn đánh gần bằng báng súng, lưỡi lê, xung phong áp đảo địch, đánh gục từng tên địch ngoan cố. Mặt khác, do tung lực lượng dự bị vào đúng lúc, nên sức mạnh của ta được tăng cường, mọi sự kháng cự của địch đều bị áp chế. Ta làm chủ trận địa, toàn bộ lực lượng địch bị chết, bị thương và bị bắt sống. Ta thu tồn bộ vũ khí, trong đó có khẩu pháo 88mm cịn ngun vẹn.

Về phía ta, có 49 cán bộ và chiến sĩ hy sinh, trong đó có 5 cán bộ đại đội. Riêng Đại đội 6 có 6 chiến sĩ hy sinh. Giải quyết xong chiến trường, khơng ai bảo ai, mọi người đều tìm đến mộ đồng chí Vi Dân, khơng một nén hương nhưng tất cả con tim cùng thổn thức:

“Vi Dân ơi! Anh đừng ân hận Có chúng tơi đã đến bên anh

Làm trọn lời thề nghĩa nước tình non

Rửa hận cho anh mở mang vùng giải phóng”.

(Trích thơ của Trương Cơng Vọng)

2. Truy kích địch rút khỏi Kom Lía

Mất hai cứ điểm Tú Thủy và Cửu An trong một đêm, binh lính địch các nơi đều vơ cùng hoang mang, lo sợ. Ban Chỉ huy Trung đồn nhận định: Địch ở Kom Lía có thể rút chạy và giao nhiệm vụ truy kích, đón lõng diệt địch cho Tiểu đồn 59. Tiểu đồn 59 nhanh chóng phân cơng Đại đội 6 và Đại đội 4 đón lõng,

TIỂU ĐỒN 59 - ANH HÙNG CỦA LỊNG DÂN

truy kích và chặn đường rút chạy của địch. Do tinh thần đã bị lung lay đến tận gốc rễ nên khi vừa nghe súng nổ, địch đã vội vã vứt vũ khí chạy thục mạng trốn vào rừng. Ta tiếp tục truy kích đến cùng và bắt sống một số tù binh, thu hơn 50 khẩu súng các loại.

3. Diệt cứ điểm Thượng An - lô cốt Đầu Đèo, thu đại bác 155mm

Thượng An và Đầu Đèo nằm sát vùng tự do của ta, uy hiếp trực tiếp con đường tỉnh lộ từ Vĩnh Thạnh đến Vườn Xoài và đoạn quốc lộ 19 từ Phú Phong lên Đồng Phó. Thượng An và Đầu Đèo nằm gần nhau, chỉ cách đường số 19 chạy ngang qua. Cái khó nhất ở đây là hai điểm này đều đóng trên mỏm đồi, khó tiếp cận. Địch cịn bố trí ở đây khẩu đại bác 155mm, hằng ngày uy hiếp đến tính mạng và đời sống nhân dân quanh vùng.

Đặc biệt, khi Tú Thủy và Cửu An bị diệt, ban đêm địch không dám ở trong đồn, kéo qn ra ngồi nằm chờ cho đến sáng hơm sau mới vào lại. Theo đó, để đánh được địch, ta phải tổ chức theo dõi quy luật hoạt động của chúng. Nhiều đêm ta bố trí dàn sẵn đội hình, chờ địch vào. Tiểu đoàn giao cho Đại đội 11 tổ chức vây ép, bắn tỉa, uy hiếp mạnh vào Đầu Đèo để buộc quân địch ở ngoài phải kéo vào.

Đêm 21/01/1953, ta nổ súng diệt Đầu Đèo, bọn địch ở Thượng An đang nằm ngoài vội vã rút vào trong đồn. Ta bí mật bám sát chân chúng. Thừa lúc địch mở cửa vào đồn, Đại đội 6 đã tiến hành cường kích. Tuy ban đầu bị bất ngờ, nhưng bọn địch vẫn kịp thời phản ứng chống trả quyết liệt. Giai đoạn đầu ta mở đột phá thuận lợi, nhưng càng vào sâu trận nội lại vấp phải công sự ngầm như bên Tú Thủy. Nhờ rút kinh nghiệm của Tú Thủy, Đại đội 4 đã bình tĩnh, mưu trí, dùng mọi khả năng sở trường và vũ khí như thủ pháo, lựu đạn lần lượt diệt các hỏa điểm hiểm hóc,

các ổ đề kháng, tiêu diệt địch, hạn chế thương vong. Nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm, kiên cường đã xuất hiện như các đồng chí Nguyễn Quang Dẩy, Nguyễn Lệnh, Dương Thận,...

Khi ta chiếm lĩnh hồn tồn trận địa thì trời sáng rõ, máy bay địch đến quần lượn trên bầu trời và ném bom vào cứ điểm. Trong lúc đó, lơ cốt Đầu Đèo chưa giải phóng xong.

Do địa hình q phức tạp nên việc đưa khối thuốc nổ 20kg lên đánh lô cốt Đầu Đèo gặp nhiều trở ngại. Mãi đến lần thứ tư, đồng chí Nguyễn Lớn mới tìm được cách khắc phục, đặt được quả bộc phá vào đúng vị trí. Địch trong lô cốt bắn ra, nhưng đồng chí Nguyễn Lớn vẫn bình tĩnh giật nụ xịe. Lơ cốt bị đánh sập và đồng chí Nguyễn Lớn cũng anh dũng hy sinh.

Diệt được cứ điểm Thượng An, diệt luôn lô cốt Đầu Đèo trên một địa hình hiểm trở có chi viện của phi pháo, Tiểu đoàn 59 đã thể hiện một quyết tâm cao và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trận này ta thu được nhiều vũ khí, giá trị nhất là khẩu đại bác 155mm làm nức lòng quân dân Liên khu V, đặc biệt là nhân dân huyện Bình Khê (Bình Định) từ nay khơng cịn bị pháo địch uy hiếp, gây chết chóc thương đau.

Qua chiến thắng trận này, sổ vàng của Tiểu đồn ghi cơng các liệt sĩ Nguyễn Vấn, Trần On, Nguyễn An, Nguyễn Quang Triệu, Trần Luy, Nguyễn Lớn.

Việc chuyển khẩu đại bác 155mm về vùng tự do cũng là một kỳ công đặc biệt. Để nhanh chóng chuyển hàng tấn thép nặng nề ra khỏi trận địa trong khi máy bay địch vẫn quần lượn trên bầu trời, ta phải tháo rời từng bộ phận của pháo, huy động dân công và cả nhân dân trong vùng cùng lực lượng quân đội chuyển về hậu phương an tồn.

TIỂU ĐỒN 59 - ANH HÙNG CỦA LỊNG DÂN

4. Đánh viện trên đường số 19

Chỉ trong vòng 9 ngày, một loạt cứ điểm như Cửu An, Tú Thủy, Thượng An, Eo Gió, Đầu Đèo bị diệt, tuyến phịng ngự trên đèo Măng Giang trực tiếp bị uy hiếp. Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp Sa-lăng vội vã điều ba tiểu đoàn dù thuộc lực lượng dự bị chiến lược đến An Khê.

Theo lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch, Trung đoàn 803 đã điều Tiểu đoàn 39, Tiểu đồn 59 và lực lượng trợ chiến nhanh chóng triển khai diệt địch theo dự kiến từ trước.

Ngày 24/01/1953, địch hành quân, chúng đi rất thận trọng, bộ phận đi đầu sục sạo trước ở hai bên bìa rừng. Bộ đội ta bí mật chờ chúng vào trận địa. Nhờ chiếm được địa hình có lợi, ta đã phát dương hỏa lực mạnh vào đội hình địch. Qn địch đơng, hỏa lực mạnh ồ ạt chống trả nhưng bị quân ta chặn đánh quyết liệt, cả một tiểu đoàn dù bị quân ta kẹp chặt, trận đánh giáp lá cà diễn ra. Trước sức tấn công mãnh liệt của quân ta, quân địch quay đầu tháo chạy nhưng bị quân ta truy kích tới cùng. Ngay lúc đó, máy bay địch tới bắn chặn đội hình truy kích của qn ta, chúng thả bom Napan cháy dữ dội buộc ta phải dừng cuộc truy kích.

Quân địch chết và bị thương la liệt. Tiểu đoàn dù số 1 ngụy bị thiệt hại nặng, hơn 100 tên bỏ mạng, hàng trăm tên khác bị thương, bị bắt. Ta thu được rất nhiều vũ khí.

Về phía ta, có 30 đồng chí thương vong (gồm lực lượng của Tiểu đoàn 39 và Tiểu đoàn 59), chủ yếu là do bị máy bay bắn phá.

Ngày 28/01/1953, ta kết thúc chiến dịch, giải phóng một vùng đất rộng lớn từ đèo An Khê xuống phía Đơng. Tiểu đồn 59 đã đóng góp một phần xứng đáng vào chiến cơng này.

Một phần của tài liệu Anh hùng của lòng dân là Tiểu đoàn 59: Phần 1 (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)