TÁCH KHỎI ĐỘI HÌNH TRUNG ĐỒN 803, VỀ QUẢNG NGÃI THÀNH LẬP TRUNG ĐOÀN 210, THAM DỰ LỄ RA MẮT SƯ ĐOÀN

Một phần của tài liệu Anh hùng của lòng dân là Tiểu đoàn 59: Phần 1 (Trang 79 - 81)

THÀNH LẬP TRUNG ĐOÀN 210, THAM DỰ LỄ RA MẮT SƯ ĐOÀN 305

Sau khi Hiệp định Genève năm 1954 được ký kết, lệnh đình chiến ngay lập tức có hiệu lực từ ngày 21/7/1954, hịa bình lập lại. Tiểu đồn 59 bước ra khỏi hỏa tuyến ngả mũ chào hịa bình và cũng có những thay đổi nhất định.

Tại thị xã La Hai, huyện Đồng Xuân, Phú Yên, sau khi nghe cấp trên phổ biến ý nghĩa thắng lợi của Hội nghị Genève, nghe các điều khoản của Hiệp định và nhận nhiệm vụ mới, đồng thời trước yêu cầu phát triển lực lượng, Tiểu đoàn 59 tách khỏi đội hình Trung đồn 803, về Quảng Ngãi làm nịng cốt xây dựng Trung đoàn 210 và chuẩn bị dự lễ ra mắt Sư đoàn 305. Tiểu đoàn tổ chức một cuộc hành quân ra Quảng Ngãi. Tuy khơng có trống giong cờ mở, nhưng ở mỗi con phố, ngơi làng Tiểu đồn hành quân qua giữa những ngày đất nước tươi sáng, trong niềm vui chiến thắng, đều được nhận sự chào đón, thương yêu của nhân dân - những người đã từng nuôi nấng, đùm bọc trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, gian khó.

Cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn nhận thức đầy đủ ý nghĩa của Hiệp định Genève năm 1954 và nhiệm vụ sắp tới. Hịa bình

TIỂU ĐỒN 59 - ANH HÙNG CỦA LỊNG DÂN

lập lại nhưng đất nước tạm chia thành hai miền, lấy sông Bến Hải (Quảng Trị) làm giới tuyến tạm thời.

Quân đội ta tập kết ra Bắc.

Quân đội Pháp tạm thời quản lý miền Nam.

Thời gian thống nhất Bắc - Nam được quy định vào dịp hiệp thương tổng tuyển cử sau 2 năm (tháng 7/1956).

Chỉ còn khoảng gần 3 tháng nữa Tiểu đoàn sẽ lên đường tập kết ra Bắc. Ba tháng quá ngắn ngủi trong khi còn nhiều việc phải làm như củng cố tổ chức, tập luyện đội ngũ tham dự lễ ra mắt Sư đoàn 305,…

Lúc này, nhiều dịng suy nghĩ đan xen trong tâm trí của các chiến sĩ bộ đội. Mảnh đất Liên khu V thân yêu và đồng bào ruột thịt nặng nghĩa, nặng tình suốt 9 năm là nơi Tiểu đồn đã gắn bó máu xương, giữ gìn, giành giật từ tay quân thù, rồi đây phải để lại cho đối phương quản lý. Nhớ thương, vương vấn lắm!

Nhưng mỗi cán bộ, chiến sĩ tự mình nhận thức được rằng: Chúng ta chiến đấu có mục đích, có lý tưởng, được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, giáo dục, cho ta một ý chí, niềm tin sâu sắc, khơng những đủ nghị lực để vượt qua những ý nghĩ riêng tư nhỏ hẹp mà cịn có thể tuyên truyền giải thích, vận động, thuyết phục mọi thành viên trong gia đình, dịng họ và cả bà con lối xóm, quê hương hiểu được rằng Đảng ta đã vượt qua bao thác ghềnh, dẫn dắt con thuyền kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi, thì rồi đây nhất định Đảng sẽ lái con tàu “Thống Nhất” chuyển bánh về Nam.

Trong những ngày cịn ở lại miền Nam, đóng qn tại gị Bổi, Xuân Phương thuộc xã Phước Sơn, Tuy Phước, Bình Định - một vùng có nhiều đồng bào Cơng giáo, địa điểm tập kết cuối cùng trước ngày lên đường ra Bắc - tình cảm quân dân mật thiết, gắn bó

hơn bao giờ hết. Sống chung với bà con giáo dân, bộ đội ta đã tranh thủ gặt lúa, cuốc ruộng, đắp bờ, vét giếng, làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm, dạy hát, dạy múa cho các em thiếu nhi, tổ chức những đêm lửa trại ấm áp tình quân dân. Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đồn đã cố gắng làm tất cả những việc có thể để giúp dân, lưu dấu nhiều kỷ niệm sâu sắc trong lòng dân, nhất là đồng bào Công giáo.

Ngày đi tập kết, nhân dân tiễn đưa bộ đội xuống tàu trong niềm nhớ thương, lưu luyến, kẻ ở người đi, mọi người không cầm được nước mắt, hứa hẹn cùng nhau tiếp tục cuộc chiến đấu, hẹn ngày gặp lại khi đất nước thống nhất, thanh bình.

Một phần của tài liệu Anh hùng của lòng dân là Tiểu đoàn 59: Phần 1 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)