Có lẽ đoạn văn sau đây của nhà báo Lacouture là tiêu biểu cho công luận quốc tế nhận xét một cách khách quan rằng:
"Trong ngót nửa thế kỷ, ơng Hồ Chí Minh lãnh đạo một cuộc chiến đấu ch−a từng có, về biến chuyển của chiến thuật và tình huống, về tính đa dạng của cách xử trí, về những hy sinh phải chấp nhận, về sức mạnh, yếu khác nhau một trời một vực ở mặt vũ khí. Bị tịa án thực dân xử tử hình, m−ơi lần thốt khỏi l−u đày và máy chém, khi thì mặc áo vàng nhà s− Thái Lan, khi thì mặc quân phục đệ bát lộ quân Trung Quốc. Và giành đ−ợc chính quyền rồi, ông Hồ phải liên tiếp đ−ơng đầu với hai đế quốc ph−ơng Tây. Thời nay có nhà cách
mạng nào đủ gan lớn mật đấy để chống đối trật tự của các liệt c−ờng với một quyết tâm bền bỉ đến thế? Ông Hồ đã hồi sinh một dân tộc, tái tạo một quốc gia, lãnh đạo hai cuộc chiến tranh, về cơ bản là chiến tranh của những ng−ời bị áp bức. Cuộc chiến đấu của ông chống Pháp dẫn đến sự giải tán một đế quốc thuộc địa lớn. Cuộc chiến đấu của ông chống Mỹ tỏ rõ các giới hạn của sức mạnh kỹ thuật khi đ−ơng đầu với con ng−ời".
Dũng cảm, quyết tâm, bền bỉ, bất khuất. Cụ Hồ là nh− vậy. Tờ Thế giới của Pháp đã có lần viết: "Ng−ời Mỹ có thể tàn phá hết đất n−ớc này, nh−ng đất n−ớc này thậm chí sau khi bị tàn phá hết, cũng không cúi đầu khuất phục".
Báo Quốc gia của ấn Độ đã viết: "Đằng sau cái
cốt cách dịu dàng của Cụ Hồ là một ý chí sắt thép. D−ới cái bề ngoài giản dị là một tinh thần quật khởi anh hùng khơng có gì uy hiếp nổi".
Điều đáng chú ý là phẩm chất, nhân cách đó của Cụ Hồ cũng là nhân cách, phẩm chất của các môn đệ của Cụ, và cũng là phẩm chất, nhân cách của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam. Cho nên, cái hy vọng của Mỹ hễ Cụ Hồ mất thì kháng chiến tất sụp đổ, hy vọng đó trở thành tuyệt vọng.