CHỦ ĐỀ 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn hoá học 10 CD (Trang 37 - 39)

a) Vị trí, đặc điểm của chủ đề

Chủ đề Tốc độ phản ứng hoá học được học sau khi học về các lí thuyết chủ đạo:

Cấu tạo ngun tử, Bảng tn hồn các ngun tố hố học, Liên kết hoá học, Phản ứng oxi hoá – khử và Năng lượng hoá học được tiếp nối từ chủ đề Tốc độ phản ứng và chất xúc tác ở môn KHTN 8.

Chủ đề gồm có một bài, tên của chủ đề cũng là tên của bài học.

Đối với HS, bên cạnh việc xem xét khả năng phản ứng (xảy ra được khơng? có thuận lợi hay khơng?) và sản phẩm phản ứng tạo ra là gì thì cũng rất cần quan tâm tới khía cạnh tốc độ phản ứng (phản ứng diễn ra nhanh, chậm ra sao). Ví dụ trong thực tế, kim cương có thể biến đổi thành than chì ngay ở điều kiện thường, tuy nhiên tốc độ phản ứng này là vơ cùng chậm đến mức có thể coi như q trình này khơng diễn ra.

Chủ đề này thuộc phần cơ sở hoá học nên sẽ được sử dụng làm cơ sở chung cho các nội dung khác có liên quan, do vậy GV có thể liên hệ đề cập tới những nội dung mà HS sẽ được học sau này.

Phần tính tốn trong chủ đề này khá nhiều, có những phép tính có thể cần dùng máy tính (hàm mũ) nên GV có thể dạy bổ trợ sử dụng máy tính, cách thực hiện phép tính.

b) Một số vấn đề cần lưu ý

BÀI 16: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

Một số lưu ý

* Những khó khăn HS thường gặp:

– Vấn đề tốc độ phản ứng nhìn chung chưa được chú trọng đúng mức trong giảng dạy hố học trước đây nên HS ít có tài liệu, bài tập để luyện tập, khắc sâu kiến thức.

– HS có thể chưa quen với cơng thức tính tốc độ trung bình phản ứng cũng như cơng thức Van’t Hoff (do thoạt nhìn thấy biểu thức có vẻ phức tạp).

– HS có thể chưa hiểu rõ sự khác nhau về tốc độ trung bình và tốc độ tức thời (tính theo biểu thức định luật tốc độ).

– HS có thể chưa hiểu rõ vì sao trong biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng phải thêm dấu (–) đối với chất tham gia, dấu (+) đối với sản phẩm; vì sao phải chia cho hệ số tỉ lượng.

* Những quan niệm sai HS thường gặp:

Tốc độ phản ứng nhanh nghĩa là phản ứng tự diễn ra dễ dàng là khơng đúng, ví dụ trộn H2 với O2, phản ứng khơng tự diễn ra trừ khi được khơi mào bằng cách đốt nóng chẳng hạn.

Mở rộng cho HS khá, giỏi

– Tốc độ mất đi (với chất phản ứng) và tốc độ hình thành (với sản phẩm phản ứng): Vẫn tính như cơng thức tốc độ trung bình của phản ứng nhưng khơng chia cho hệ số tỉ lượng. Như vậy tốc độ mất đi và hình thành của các chất trong cùng một phản ứng có thể khác nhau.

HỐ HỌC 10 - CÁNH DIỀU

– Nên đọc thêm về năng lượng hoạt hố (trong sách CĐHT Hố học 10).

Tính khoa học và tính sư phạm về nội dung kiến thức

Chỉ giới thiệu công thức tốc độ phản ứng liên quan đến nồng độ mol/L cho HS dễ hình dung, nhưng có gợi mở có thể định nghĩa tổng quát hơn (lượng chất/ đơn vị thời gian) để sử dụng cho sau này (phản ứng hạt nhân, phản ứng mà khơng tính được theo nồng độ).

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn hoá học 10 CD (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)