CHUN ĐỀ 10.3: THỰC HÀNH HỐ HỌC VÀ CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn hoá học 10 CD (Trang 50 - 53)

a) Vị trí, đặc điểm của chun đề

Chương trình mơn Hố học 2018 được đưa ra cùng thời điểm với cách mạng công nghiệp 4.0, do vậy vận dụng những thành quả của công nghệ thông tin trong dạy học được coi là tất yếu và có ý nghĩa lớn đối với sự đổi mới giáo dục.

Chuyên đề gồm ba bài:

4.3

Vẽ cấu trúc phân tử

Thực hành thí nghiệm hố học ảo

Tính tham số cấu trúc và năng lượng của phân tử

THỰC HÀNH HỐ HỌC VÀ HỐ HỌC VÀ CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

Trong chun đề 10.3, thơng qua hoạt động thực hành trên máy tính, HS được học tập hai trong ba vấn đề: Vẽ cấu trúc phân tử; Thực hành thí nghiệm hố học ảo; Tính tham số cấu trúc và năng lượng của phân tử. Căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, đặc điểm của đối tượng HS,… Nhóm chun mơn của GV

HOÁ HỌC 10 - CÁNH DIỀU

nhà trường sẽ quyết định lựa chọn học tập hai trong ba vấn đề của chuyên đề. Như vậy, với sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin, người học có thể được tiếp cận qua mơ phỏng những thí nghiệm khó, đắt tiền, nguy hiểm,… hay có thể bước đầu sử dụng những phần mềm tính tốn hố học thay cho thực nghiệm để biết được độ dài liên kết, góc liên kết của phân tử cũng như xác định được năng lượng, nhiệt tạo thành của những chất mới mà thực nghiệm chưa đo được.

Với đặc điểm là chuyên đề thực hành nên đòi hỏi HS vừa học lí thuyết vừa phải thực hành, vận dụng ngay và luôn nên hoạt động luyện tập, vận dụng được thực hiện trong các hoạt động hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng.

b) Một số vấn đề cần lưu ý

Bài 8. VẼ CẤU TRÚC PHÂN TỬ

Một số lưu ý

* Những lưu ý khi dạy học:

− Trang bị hệ thống máy tính cho cá nhân hay cho nhóm (tuỳ điều kiện). − GV cần cài đặt trước phần mềm ChemSketch cho HS.

* Những khó khăn mà HS thường gặp:

− HS có thể thiếu máy tính để thực hành.

− HS có thể chưa sử dụng thông thạo các lệnh cơ bản như copy, paste,… trong Microsoft Office.

Mở rộng cho HS khá, giỏi

− Vẽ cơng thức của những chất khác ngồi sách chuyên đề. − Tìm hiểu thêm về các phần mềm vẽ cấu trúc phân tử khác.

Tính khoa học và tính sư phạm về nội dung kiến thức

Sử dụng phần mềm miễn phí nhưng có hiệu quả trình bày cao. Tích hợp được với các nội dung tính tốn tiếp theo.

Bài 9. THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM HỐ HỌC ẢO

Một số lưu ý

* Những lưu ý khi dạy học:

− Trang bị hệ thống máy tính cho cá nhân hay cho nhóm (tùy điều kiện). − GV cần cài đặt trước các phần mềm thực hành thí nghiệm ảo.

* Những khó khăn mà HS thường gặp:

− HS có thể thiếu máy tính để thực hành.

− HS có thể chưa sử dụng thơng thạo các lệnh cơ bản như copy, paste,… trong Microsoft Office.

Mở rộng cho HS khá, giỏi

− Thực hiện những thí nghiệm ảo khác ngồi sách chun đề.

− Tìm hiểu thêm về các phần mềm thực hành thí nghiệm hố học ảo khác.

Tính khoa học và tính sư phạm về nội dung kiến thức

Tận dụng được ưu thế của tài nguyên số trong thời đại công nghệ thông tin phát triển bùng nổ hiện nay.

Bài 10. TÍNH THAM SỐ CẤU TRÚC VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA PHÂN TỬ

Một số lưu ý

Đây là một trong những nội dung đặc biệt hữu ích đối với cả GV và HS bởi vì:

− Thay vì thực hiện những phép đo thực nghiệm khó khăn, đắt tiền để xác định các tham số cấu trúc (độ dài liên kết, góc liên kết,… và từ đó là hình học phân tử) và năng lượng phân tử thì chỉ cần thực hiện một số thao tác khá đơn giản trên phần mềm tính tốn.

− HS sẽ thấy hình dạng tường minh của các phân tử với độ dài liên kết, góc liên kết xác định. − Chương trình cịn tính ra năng lượng E, nhiệt tạo thành ∆fH, thậm chí entropy S của các chất mà chưa có kết quả thực nghiệm (cần trong quá trình học tập, làm đề thi,…).

* Những lưu ý khi dạy học:

− Trang bị hệ thống máy tính cho cá nhân hay cho nhóm (tùy điều kiện).

− GV cần cài đặt trước các phần mềm tính tốn và hỗ trợ: MOPAC, ChemSketch. − Đối với các phân tử lớn, phức tạp có thể chưa đạt được hội tụ thì chương trình đã dừng lại, khi ấy lấy kết quả cuối làm đầu vào (input) để tiếp tục tối ưu.

− Đối với các phân tử lớn, phức tạp có thể tìm ra hơn một cấu trúc tối ưu (nghĩa là nhiều cực tiểu địa phương), chẳng hạn CH2=CH−CH=CH2 có thể tìm ra s-cis và s-trans hay các đồng phân cis, trans của CHCl=CHCl,…

* Những khó khăn mà HS thường gặp:

− HS có thể thiếu máy tính để thực hành.

− HS có thể chưa biết cách xây dựng cấu trúc ban đầu dẫn tới cấu trúc ban đầu quá xa với cấu trúc tối ưu nên không thể hội tụ.

Mở rộng cho HS khá, giỏi

Tìm hiểu và sử dụng những phần mềm tính tốn khác, chẳng hạn:

− Gaussian (thương mại), Gamess (miễn phí),… là những phần mềm tính tốn có nhiều lựa chọn để đạt độ chính xác cao hơn.

− Gausview (thương mại), Chemcraft (có bản miễn phí),… là những phần mềm hỗ trợ xây dựng cơng thức phân tử.

Tính khoa học và tính sư phạm về nội dung kiến thức

Thơng qua tính tốn để kiểm chứng các nội dung có tính lí thuyết đã học: Hình học phân tử, độ dài liên kết, góc liên kết, điện tích, năng lượng,…

HỐ HỌC 10 - CÁNH DIỀU

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn hoá học 10 CD (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)