Các quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam và hợp đồng theo mẫu (Trang 27 - 80)

6. Nội dung của luận văn

1.5. Hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1.5.2. Các quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng

Quyền lợi hiểu một cách khái quát là quyền được hưởng những lợi ích về chính trị xã hội, về vật chất, tinh thần do kết quả hoạt động của bản thân tạo nên hoặc do phúc lợi chung cho nhà nước, xã hội hoặc tập thể cơ quan, xí nghiệp tổ chức nơi minh sống, làm việc đem lại. Quyền lợi của NTD là những quyền và lợi ích hợp pháp của NTD được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Trên cơ sở hướng dẫn của Liên Hợp quốc về BVQLNTD, nhiều quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã ghi nhận 8 quyền của NTD trong pháp luật về BVQLNTD13 bao gồm:

12 Điều 16, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.

20

- Được bảo đảm an tồn tính mạng, sức khoẻ, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cung cấp.

- Được cung cấp thơng tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hoá, dịch vụ; nguồn gốc xuất xứ hàng hoá; được cung cấp hoá đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hoá, dịch vụ mà NTD đã mua và sử dụng. - Lựa chọn hàng hoá, dịch vụ, tổ chức, cá nhận kinh doanh hàng hoá, dịch vụ

theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thoả thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

- Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ .

- Tham gia xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD - Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hố, dịch vụ khơng đúng tiêu chuẩn,

quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, cơng dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ.

1.5.3. Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng theo mẫu

Pháp luật BVQLNTD là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa NTD và nhà kinh doanh chuyên nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NTD. Điều đó có nghĩa là pháp luật BVQLNTD phải thực sự là một chỗ dựa pháp lý vững chắc cho NTD, hiện thực hoá các quyền của NTD và cung cấp các giải pháp pháp lý để khắc

21

phục các yếu thế của họ trong quan hệ với nhà kinh doanh khi thực hiện việc mua sắm, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ14.

Trọng tâm của pháp luật về BVQLNTD trong hợp đồng theo mẫu là pháp luật về kiểm soát hợp đồng theo mẫu tức là kiểm soát nội dung các điều khoản của hợp đồng theo mẫu cũng như kiểm soát việc áp dụng chúng trong giao dịch với NTD nhằm đảm bảo ngun tắc cơng bằng trong q trình thực hiện hợp đồng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng, nhất là của bên ở vị trí thế yếu, phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật về hợp đồng theo mẫu.

Kiểm soát là xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm ngăn chặn những điều trái với quy định. So với thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm sát thì kiểm sốt có phạm vi xem xét, đánh giá rộng hơn, hình thức phong phú hơn, nó bao hàm cả việc giám sát, thanh tra, kiểm tra, theo dõi,…Đối tượng chịu sự xem xét, đánh giá của kiểm soát là tất cả các chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước. Nội dung của kiểm soát bao gồm việc tổ chức và thực hiện đối với cả quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Vấn đề kiểm soát hợp đồng theo mẫu trong giao dịch với NTD được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như BLDS các năm, Luật BCQLNTD, Luật Kinh doanh bảo hiểm,… Đối với văn bản pháp luật quy định riêng về vấn đề BVQLNTD, chế định kiểm soát hợp đồng theo mẫu lần đầu tiên được quy định trong luật BVQLNTD15 .

Trong một thời gian ngắn, các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành, bao gồm Nghị định 99/2011.NĐ-CP, Quyết định 02/2012/QĐ-TTg, Quyết định 35/2015/QĐ-TTg, Thông tư số 10/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 5 năm 2012 Ban hành mẫu đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu tạo cơ sở, nền tảng pháp lý để vận hành thơng suốt cơ chế kiểm sốt hợp đồng theo mẫu.

14 Lò Thuỳ Linh, Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật- trường đại học quốc gia Hà Nội- 2010, tr.36

15 Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999- văn bản pháp luật lần đầu tiện quy định riêng về vấn đề BVQLNTD nhưng chưa đề cập đến cơ chế kiểm soát hợp đồng theo mẫu

22

Kết luận chương 1

Xuyên suốt nội dung chương 1 của luận văn là những vấn đề luận của pháp luật Việt Nam về hợp đồng theo mẫu và hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực BVQLNTD. Trong đó, các khái niệm về hợp đồng, hợp đồng theo mẫu được tác giả đưa ra theo đúng nội dung được quy định tại BLDS 2015, các nội dung về mục đích, ý nghĩa của pháp luật về hợp đồng theo mẫu trong giai đoạn hội nhập hiện nay cũng được khắc họa rõ rét. Trong các loại hợp đồng theo mẫu, tác giả đã chọn nội dung nghiên cứu cụ thể là hợp đồng mua bán mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý chung cư cấp.

Những cơ sở pháp lý của hợp đồng theo mầu và quyền tự do hợp đồng ở Việt Nam cũng được đề cập đến ở chương này. Hợp đồng theo mẫu là một dạng hợp đồng phát sinh từ quan hệ dân sự, thương mại và được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện đại. Các điều kiện giao dịch chung được các luật gia phương tây mô tả là đứa con của cuộc cách mạng cơng nghiệp thế kỷ XIX. Từ những tiện ích của hợp đồng theo mẫu nhà cung cấp dịch vụ và NTD tiếc kiệm được thời gian, quá trình giao kết hợp đồng diễn ra bình đẳng, tự nguyện và tự chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, hợp đồng theo mẫu gồm những điều khoản mà do nhà cung cấp dịch vụ đưa ra, người dân chỉ có quyền đồng ý và khơng đồng ý đối với việc ký kết đó. Do vậy, đây là những bất lợi cho NTD và cũng là những điểm hạn chế quan trọng khi sử dụng hợp đồng theo mẫu, NTD được bảo hộ theo quy định tại Luật BVQLNTD 2010 và quyền, lợi ích chính đáng khác theo pháp luật Việt Nam.

23

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THEO MẪU TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

2.1. Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng theo mẫu

Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hợp đồng theo mẫu, cần tới rất nhiều cơ quan với những chức năng đặc thù khác nhau, trong đó có những việc Nhà nước phải làm, có những việc Nhà nước ủng hộ hoặc tạo kinh phí, cơ hội để các tổ chức truyền thông, hiệp hội trực tiếp làm và ngay chính bản thân NTD cũng có trách nhiệm trong việc bảo vệ chính mình.

2.1.1. Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng theo mẫu

Trong quan hệ hợp đồng mẫu, nếu như NTD là người tiêu dùng đưa ra những quyết định sáng suốt, thơng minh thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của mình đối với NTD và xã hội thì có lẽ chúng ta sẽ không phải bàn luận nhiều về vấn đề này. Tuy nhiên, hàng ngày, hàng giờ, NTD đang bị xâm hại quyền lợi chính đáng bằng nhiều cách. Vì nhiều lý do khác nhau, người hiểu biết hay không hiểu biết đều ngại khiếu nại, kiện cáo. Trong khi đó, doanh nghiệp lại chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình.

Vì vậy, trách nhiệm bảo vệ NTD sẽ do Nhà nước đảm nhiệm, điều này hoàn toàn phù hợp với chức năng của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người được thực thi trên thực tế.

Để bảo vệ NTD, đòi hỏi Nhà nước phải ban hành các quy phạm pháp luật và tổ chức thực thi những quy phạm pháp luật đó với việc bảo vệ NTD trong các giao dịch có sử dụng hợp đồng theo mẫu thì vấn đề đặt ra là Nhà nước cần phải kiểm soát hợp đồng theo mẫu. Việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu lưu thơng trên thị trường có thể thực hiện thông qua chế tiền kiểm và hậu kiểm. Cơ chế tiền kiểm bắt buộc doanh nghiệp sẽ phải đăng ký hoặc thông báo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi sử dụng hợp đồng theo mẫu. Cơ chế hậu kiểm cho phép cơ quan nhà nước về bảo vệ NTD có quyền yêu cầu doanh nghiệp phải hủy, sửa đổi

24

hợp đồng theo mẫu trong trường hợp phát hiện có điều khoản hợp đồng vi phạm quyền lợi của NTD.

Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng việc Nhà nước kiểm soát hợp đồng theo mẫu là vi phạm nguyên tắc tự do hợp đồng. Cùng với đó, Nhà nước cần kiểm sốt các loại hợp đồng theo mẫu đối với một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như điện, nước, dịch vụ viễn thơng… vì đây là những lĩnh vực mà NTD rất dễ bị vi phạm quyền lợi do khơng có cơ hội đàm phán hợp đồng cũng như khơng có sự lựa chọn khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

Bên cạnh đó, đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày của NTD, số lượng khách hàng là rất lớn (có khi lên đến hàng nghìn thậm chí là hàng triệu như hợp đồng mua bán điện, nước), nếu buộc thương nhân phải đàm phán đối với NTD là một điều khó thực hiện. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của NTD khi sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ này Nhà nước cần có cơ chế kiểm soát đối với hợp đồng theo mẫu.

Bên cạnh việc kiểm soát mang tính can thiệp của Nhà nước đối với hợp đồng theo mẫu thì trong nền kinh tế thị trường, những hàng hố, dịch vụ khơng mang tính độc quyền tự nhiên người ta có thể sử dụng sức mạnh của thị trường để kiểm soát hợp đồng theo mẫu. Bởi lẽ, chính NTD quyết định lựa chọn các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, và như vậy NTD sẽ quyết định sự tồn tại của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hố, dịch vụ. Điều này địi hỏi phải có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ, họ sẽ canh tranh nhau trên nhiều mặt như giá cả, chất lượng, mẫu mã … và cả các điều khoản trong các hợp đồng theo mẫu. Trong trường hợp này, Nhà nước sẽ đóng vai trị là quan toà trong việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu thông qua các cơ quan xét xử Sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ NTD cũng là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định đến việc BVQLNTD.

Nhiệm vụ BVQLNTD của cơ quan quản lý nhà nước theo nghĩa rộng được hiểu là nhiệm vụ của tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Cơ quan lập pháp ban hành ra Luật hoặc Pháp lệnh, cơ quan hành pháp (Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các cấp) tùy theo chức

25

năng, nhiệm vụ của mình ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật về BVQLNTD, cơ quan tư pháp (Viện Kiểm sát và Tòa án nhân dân) trong phạm vi chức năng của mình có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cũng như tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Theo nghĩa hẹp, hoạt động BVQLNTD của cơ quan quản lý nhà nước thuộc trách nhiệm chủ yếu của các cơ quan hành pháp. Có thể nói, nội dung BVQLNTD trong các giao dịch có sử dụng hợp đồng theo mẫu của các cơ quan nhà nước bao gồm:

Thứ nhất, ban hành danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng bắt buộc phải

đăng ký hợp đồng theo mẫu;

Thứ hai, kiểm soát nội dung hợp đồng theo mẫu khi tổ chức, cá nhân kinh

doanh tiến hành đăng ký hợp đồng theo mẫu;

Thứ ba, kiểm tra, giám sát việc thực thi hợp đồng theo mẫu đã được đăng ký; Thứ tư, kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không thuộc

phạm vi phải đăng ký;

Thứ năm, giải quyết các tranh chấp hợp đồng theo mẫu giữa NTD với các tổ

chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách đổi mới Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến việc bảo vệ NTD, trong đó quan trọng nhất là Pháp lệnh BVQLNTD năm 1999 và Nghị định số 69/2001/CP năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD. Ngoài ra, liên quan đến chất lượng sản phẩm, Nhà nước quản lý bằng Pháp lệnh chất lượng hàng hoá. Các cơ quan quản lý nhà nước và bảo vệ pháp luật như Bộ Thương mại, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính đã phối hợp ra Thơng tư liên tịch số 10/2000/TTLT, ngày 27-04-2000 nhằm chống lại các hoạt động làm, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ hàng giả, góp phần quan trọng bảo vệ quyền lợi của NTD nước ta…

Trên thực tế, vào những dịp cao điểm ở Việt Nam như Tết nguyên đán các cơ quan chức năng đã có những cố gắng nhất định trong việc bảo vệ quyền lợi NTD. Chẳng hạn, mới đây, trước Tết Canh Tý, tháng giáp Tết, các cơ quan chức năng đã

26

phát hiện nhiều trường hợp tiêu thụ hàng giả trong đó có rượu ngoại, thuốc lá… Trong tháng giáp Tết, ngành hải quan đã kiểm tra, bắt giữ 1.355 vụ, trị giá 24 tỷ 358 triệu đồng. Trong đó, bn lậu, vận chuyển trái phép 188 vụ, gian lận thương mại 56 vụ16 …

Quyền của NTD ở nước ta cịn bị xâm hại từ chính hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Khẩu hiệu được các cơ quan này đưa ra thường là: Hãy trở thành NTD thông thái. Theo chúng tôi, khẩu hiệu này chỉ đúng một phần rất nhỏ, NTD thơng thái có nghĩa là phải bảo đảm vệ sinh trước khi ăn, phải ăn chín, uống sơi chứ khơng ai thông thái đến mức biết được nước tương có chứa chất gây ung thư hay không, không ai thông thái đến mức phân biệt giữa hàng thật và hàng giả khi thấy chúng y chang như nhau, khơng ai thơng thái đến mức nhìn vào cây xăng biết ngay là xăng có pha aceton, khơng ai thơng thái đến mức dùng nước tương phát hiện nay ra trong đó có chất 3-MPCD gây ung thư. Các cơ quan có chức năng của Nhà nước phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ người dân, đội ngũ này có trình độ, có phương tiện và có nguồn tài chính để giúp NTD trong tồn xã hội. Cơ quan nhà nước chuyên trách đương nhiên phải thông thái hơn NTD. Nhưng một câu hỏi đặt ra: tại sao NTD cứ bị

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam và hợp đồng theo mẫu (Trang 27 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)