Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm của chủ đầu tư trong

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam và hợp đồng theo mẫu (Trang 80 - 81)

6. Nội dung của luận văn

3.3.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm của chủ đầu tư trong

thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho bên mua

Khoản 7 Điều 16 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của

Chính phủ quy định chi tiết và thi hành Luật Nhà ở chỉ quy định trách nhiệm của chủ đầu tư trong thời hạn 50 ngày, kể từ ngày bàn giao căn hộ cho bên mua thì phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhưng không quy định nếu chủ đầu tư khơng làm hoặc chậm thực hiện thì sẽ phải chịu trách nhiệm gì với bên mua. Vì vậy, cần thiết phải có quy định ràng buộc đối với chủ đầu tư, do đó khoản 7, Điều 16, Nghị định 71/2010/NĐ cần được sửa đổi theo hướng: chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho bên mua trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà ở. Trước khi giao Giấy chứng nhận cho bên mua; chủ đầu tư chỉ được thu 90% giá bán nhà ở; 10% tiền mua nhà ở còn lại bên mua chỉ phải trả sau khi đã nhận Giấy chứng nhận

Quy định này là biện pháp để đảm bảo cho quyền lợi của bên mua được nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở từ chủ đầu tư. Chủ đầu tư bán căn hộ chung cư vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận nên càng phải có trách nhiệm thực hiện sớm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, để có thể nhanh chóng được nhận khoản tiền 10% giá bán căn hộ chung cư còn lại từ bên mua

Luật Nhà ở năm 2014 vừa được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2014 đã quy định tổng số tiền bên mua nhà ở xã hội phải trả cho chủ đầu tư không được vượt quá 95% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bên mua nhà

73

được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở38. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng đối với nhà ở xã hội không quy định cho nhà ở thương mại, trong khi đó Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 vừa được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2014 đã quy định chủ đầu tư không được thu quá 95% giá trị hợp đồng mua bán nhà, cơng trình xây dựng khi bên mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất39. Như vậy có thể nhận thấy nhà làm luật đã khơng có sự thống nhất khi luật về nhà ở thì chỉ quy định mức thu tối đa của chủ đầu tư dành riêng cho nhà ở xã hội; luật về kinh doanh BDS thì quy định chung mức thu tối đa của chủ đầu tư cho nhà, cơng trình xây dựng đưa vào kinh doanh (bao gồm luôn nhà ở xã hội, nhà ở thương mại). Tuy nhiên, về cơ bản khi bên mua nhà ở chưa nhận được Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì chủ đầu tư chỉ được phép thu 95% giá trị của nhà ở mua bán. Tóm lại, đây là hướng sửa đổi quy định pháp luật của nhà làm luật để phù hợp với tình hình thực tế nhưng với mức 5% giá trị nhà ở được bên mua giữ lại vẫn còn thấp, chưa thật phù hợp so với mức 10% giá trị nhà ở người viết đã đưa ra

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam và hợp đồng theo mẫu (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)