Đối với giai đoạn đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại từ thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 37 - 39)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Thực trạng pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương

2.1.3. Đối với giai đoạn đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm

Khi các đương sự yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố cũng như không thể thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tồn bộ vụ án thì Tịa án sẽ kiểm tra các điều kiện, thủ tục để mở phiên tòa sơ thẩm; ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử được quy định tại Điều 220 BLTTDS 2015. Tòa án phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho VKSND cùng và các đương sự trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định; nếu phiên tịa có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát thì Tịa án phải gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát để nghiên cứu trước.

Phiên tòa xét xử sơ thẩm được thực hiện theo đúng thời gian, địa điểm như nội dung tại quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc tại giấy báo mở phiên tòa trong trường hợp phiên tịa từng bị hỗn trước đó. Nếu tại phiên Tịa, việc có mặt hay vắng mặt của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cần được Thư ký kiểm tra và Hội đồng xét xử được nắm rõ trước khi phiên Tòa xét xử bắt đầu.

Tại phiên tòa sơ thẩm, nếu có một trong các đương sự là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên vắng mặt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm sẽ quyết định hỗn phiên tịa, trừ trường hợp họ có đơn xin xét xử vắng mặt, đồng

31

thời Tịa án phải thơng báo cho các đương sự khác biết về việc phiên tịa bị hỗn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 BLTTDS thì Hội đồng xét xử sẽ quyết định hỗn phiên tịa trong các trường hợp này. Tòa án phải mở lại phiên tòa để xét xử vụ án trong thời hạn 01 tháng (nếu là vụ án theo thủ tục rút thì khơng q 15 ngày). Tuy nhiên, nếu đã được Tòa án triệu tập lần thứ hai mà vẫn vắng mặt khơng có lý do chính đáng thì được xem là từ bỏ yêu cầu khởi kiện nếu đương sự là nguyên đơn. Còn với đương sự là bị đơn mà khơng có u cầu phản tố, đương sự là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khơng có u cầu độc lập thì phiên tịa vẫn được tiến hành mà khơng có sự có mặt của họ. Việc đương sự vắng mặt trong lần triệu tập thứ hai có thể dẫn đến hậu quả: yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn hoặc yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được coi là đã bị từ bỏ đối với những u cầu đó. Và Tịa án vẫn xét xử trong trường hợp các đương sự vắng mặt theo quy định tại Điều 228 BLTTDS 2015 và tòa án phải thực hiện đúng các thủ tục xét xử như Điều 238 Bộ luật này.

Trong trường hợp tại phiên tòa xét xử các đương sự trong vụ án tranh chấp có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án thì tịa án vẫn có thể chấp thuận và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự tại phiên tòa. Khi tòa án ra quyết định cơng nhận sự thỏa thuận hoặc quyết định đình chỉ vụ án tại phiên tịa thì bản chất của nó như một bản án nhưng khi thực hiện và giải quyết hậu quả thì vẫn như một quyết định cơng nhận thỏa thuận hoặc quyết định đình chỉ thơng thường. Tuy nhiên, khi quyết định này có hiệu lực thì các thủ tục cấp, tống đạt sẽ được thực hiện như một bản án. Chính vì vậy, các thủ tục tố tụng sẽ lâu hơn khi ra quyết định đình chỉ hoặc quyết định cơng nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong đó, đối với quyết định cơng nhận sự thỏa thuận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, nếu các đương sự có thể tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tồn bộ vụ án thì Hội đồng xét xử vẫn có thể xem xét cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa.

Trường hợp tại phiên tòa xét xử sơ thẩm này nếu các đương sự không thể thỏa thuận được với nhau hoặc khơng có gì thay đổi thì tịa án sẽ tiến hành

32

giải quyết dựa trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ mà các đương sự đã cung cấp cũng như các tài liệu mà tịa án tìm hiểu, xác minh được. Ngồi ra, trong quá trình xét xử tại phiên tịa, Hội đồng xét xử thơng qua các phần hỏi, tranh luận, đối đáp từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá của Hội đồng xét xử để đưa ra phán xét đúng đắn nhất cho các đương sự trong vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại phù hợp với quy định của pháp luật. Kết quả giải quyết một vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại nói riêng sẽ được dựa trên việc biểu quyết của Hội đồng xét xử trong phần Nghị án và thể hiện trong nội dung của bản án, đảm bảo về mặt nội dung lẫn hình thức theo Điều 266 BLTTDS 2015. Bản án này phải được cấp trích lục, giao, gửi đúng thời gian theo quy định tại Điều 269 BLTTDS 2015.

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại từ thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)