7. Kết cấu luận văn
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh
chấp kinh doanh, thương mại tại toà án nhân dân
Thứ nhất, biện pháp đảm bảo cho việc bị đơn phải có mặt tại Tịa án
Dựa vào quy định của BLTTDS 2015 thì Tịa án phải triệu tập các đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có mặt tại Tịa án theo thời gian trên giấy triệu tập. Tuy nhiên trên thực tế việc triệu tập này vẫn khơng có biện pháp đảm bảo được các đương sự nên đây cũng là hạn chế lớn cần được khắc phục.
Về mặt pháp luật, khi được Tịa án triệu tập thì bắt buộc các đương sự phải có mặt tại các buổi hịa giải và xét xử. Bởi việc hòa giải là dựa trên sự tự nguyện giữa các bên, nếu một trong các bên vắng mặt thì buổi hịa giải sẽ khơng được tiến hành. Khi Tòa án triệu tập đến hòa giải theo quy định của tố tụng nhưng vẫn khơng đến thì những vụ án này sẽ khơng tiến hành hịa giải được và đây cũng là căn cứ để Thẩm phán ra Quyết định xét xử vụ án. Do đó, buộc các đương sự phải có mặt tại các buổi hịa giải nhằm đảo bảo tính khách quan và việc hịa giải được hay khơng phụ thuộc vào ý muốn của các đương sự. Như vậy, đối với trường hợp đương sự vắng mặt mà khơng có bất kì lý do chính đáng thì vẫn khơng thể biết được ý chí của đương sự như thế nào. Mặc dù việc vắng mặt của đương sự sẽ được lập Biên bản hịa giải khơng được nhưng cuối cùng vẫn là đưa vụ án ra xét xử. Đồng thời việc hỗn phiên Tịa khi đương sự khơng có mặt lần thứ nhất thì cũng mang tính thủ tục. Việc này làm lãng phí thời gian, cơng sức, tiền bạc của đương sự và của Nhà nước.
Chính vì vậy, để các buổi hịa giải mang lại kết quả cũng như ý kiến của các đương sự được thể hiện trong hồ sơ tranh chấp thì cơ quan tài phán cần có chế tài “nghiêm khắc” hơn để đảm bảo việc tham dự của các đương sự khi nhận
50
được giấy triệu tập. Cần giải thích, phân tích cho các đương sự hiểu việc triệu tập đến cơ quan Tòa án tham gia các buổi hòa giải và phiên Tòa xét xử nhằm giúp bảo vệ quyền lợi cho bản thân họ. Tại thời điểm đó các đương sự có thể tự trình bày ý kiến, nêu lên quan điểm của mình đối với yêu cầu giải quyết tranh chấp đó.
Thứ hai, mở rộng thêm các trường hợp thông báo về việc thụ lý vụ án bổ sung
Sau khi vào sổ thụ lý vụ án, để thực hiện những công việc chuẩn bị xét
xử vụ án dân sự tiếp theo thì Tịa án phải ra thơng báo về việc thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải đưa ra thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Với các vụ án do người tiêu dùng khởi kiện, Tòa án phải niêm yết cơng khai tại trụ sở Tịa án thơng tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý (khoản 1 Điều 196 BLTTDS 2015).
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 chỉ có quy định khi thơng báo thụ lý đối với yêu cầu khởi kiện của ngun đơn mà chưa có quy định thơng báo thụ lý yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Khi giải quyết vụ án dân sự, nếu có yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập thì Tịa án chỉ ra thơng báo nộp tiền tạm ứng án phí cho các đương sự đối với yêu cầu của mình, ngồi ra khơng có văn bản nào thể hiện yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập. Ngoài ra, BLTTDS năm 2015 cũng không quy định về thông báo thụ lý vụ án bổ sung đối với trường hợp sau khi thụ lý vụ án, trong quá trình giải quyết vụ án mới xác định thêm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Việc pháp luật không quy định thông báo thụ lý vụ án đối với hai trường hợp trên là khơng bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự cũng như gây khó khăn cho cơng tác kiểm sát giải quyết án dân sự của Viện kiểm sát. Vì vậy, cần bổ sung thê, quy định Thẩm phán bắt buộc thông báo qua văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức. Viện kiểm sát cũng cung cấp về việc Tòa án đã thụ lý yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập và thông báo thụ lý vụ án bổ sung đối với những trường hợp sau khi thụ lý vụ án trong
51
quá trình giải quyết vụ án thì bị đơn có u cầu phản tố hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cần phải xem xét giải quyết.
Thứ ba, quy định rõ các loại chi phí tố tụng liên quan đến việc xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại
Việc phát hiện, tìm ra các chứng cứ, tập hợp lại và đưa vào hồ sơ vụ án để nghiên cứu và đánh giá nhằm hỗ trợ việc giải quyết vụ án được chính xác là xác minh thu thập chứng cứ. Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 97, Điều 106 BLTTDS năm 2015 thì đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng cấp tài liệu, chứng cứ. Trong trường hợp đương sự khơng thể tự mình thu thập được chứng cứ để cung cấp cho Tịa án và có u cầu thì Tịa án có thể áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ do pháp luật quy định để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án dân sự được đúng đắn.
Việc thu thập chứng cứ của Tòa án được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 97 BLTTDS năm 2015 và được quy định cụ thể từ Điều 98 đến Điều 106 BLTTDS năm 2015 như: Lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng; lấy lời khai của người làm chứng theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết; đối chất theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng; xem xét, thẩm định tại chỗ; trưng cầu giám định, định giá tài sản; ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự; xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú; các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này. Quy định như vậy nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự được bảo vệ tối đa, giúp đương sự tránh được những bất lợi khi họ không thể cung cấp được chứng cứ bởi có những tài liệu khơng do đương sự nắm giữ mà do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lưu giữ, quản lý mà đương sự khó có thể thu thập được.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã đưa ra căn cứ pháp lý để Tòa án yêu cầu đương sự nộp tạm ứng và thanh tốn chi phí tố tụng như chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí định giá tài sản… nhằm tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ. Nhưng trên thực tế các Tịa án áp dụng khơng thống nhất vấn đề này.
52
Điều 169 BLTTDS năm 2015 quy định: “Căn cứ vào quy định của Bộ luật này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngồi, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định, định giá tài sản, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch; chi phí tố tụng khác do luật khác quy định và việc miễn, giảm chi phí tố tụng trong q trình giải quyết vụ án”. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về án phí, lệ phí Tịa án trong vụ án hình sự, dân sự, hành chính và một số loại lệ phí khác chứ chưa có quy định cụ thể về các chi phí tố tụng khác như chi phí định giá tài sản, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ… Việc quy định rõ chi phí tố tụng gồm những loại chi phí nào, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phương thức nộp, chứng từ kèm theo là cần thiết để quy định này có thể được áp dụng một cách khả thi trong thực tiễn.
Thứ tư, khắc phục vấn đề về thời hạn giải quyết vụ án tranh chấp Hợp đồng thương mại
Thời hạn giải quyết vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại luôn là bất cập, cả hai mức thời hạn quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 203 và Điều 216 BLTTDS 2015 khi áp dụng đều chưa phù hợp với thực tiễn, trong đó thời hạn tạm đình chỉ khơng rõ ràng chỉ mang tính hình thức, thời hạn giải quyết vụ án lại quá ngắn, không đủ để giải quyết các vụ án phức tạp. Do vậy, tăng thêm thời hạn giải quyết vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại mang tính chất phức tạp sẽ được kéo dài thời hạn giải quyết không quá 04 tháng là hợp lý, đây cũng là mức thời hạn thấp nhất theo quy định tố tụng đối với vụ án dân sự thông thường. Tuy nhiên, đối với các vụ án đơn giản thì nên áp dụng về việc giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn theo BLTTDS 2015 có quy định. Trên thực tiễn, có nhiều vụ án cần được giải quyết theo quy trình rút gọn nhưng hầu hết các Thẩm phán lựa chọn giải quyết theo quy trình thủ tục thơng thường; rất ít áp dụng theo quy trình thủ tục rút gọn. Điển hình trong các vụ án tranh chấp về hợp đồng kinh doanh thương mại, ví dụ trong hợp đồng vay tài sản khi nguyên đơn đã cung cấp đầy đủ chứng cứ chứng minh qua việc bị đơn ký biên nhận nợ rõ ràng hoặc tranh chấp đã được hòa giải ở các phương thức khác, đồng thời bị đơn cũng có thừa nhận nợ nhưng khơng chịu trả theo thỏa thuận. Như vậy, đối với những vụ án tranh chấp như thế này thì Thẩm phán thường hịa giải thành
53
ngay từ lần hịa giải lần đầu vì bị đơn phần lớn là thừa nhận nợ và đồng ý trả nợ theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Những vụ án tương tự như trên, hầu như Tịa án khơng cần phải thu thập thêm tài liệu, chứng cứ gì khác, khi triệu tập đầy đủ các đương sự. Theo đó, căn cứ tại Điều 317 của BLTTDS thì những vụ án này đã có đầy đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn. Khi giải quyết vụ án đương sự được giảm 50% án phí so với án phí giải quyết vụ án theo thủ tục thông thường. Việc các thẩm phán lựa chọn giải quyết vụ án nêu trên theo thủ tục thông thường mà không lựa chọn giải quyết theo thủ tục rút gọn là vì thời gian chuẩn bị phiên Tịa ít hơn. Đồng thời, khi ra Quyết định cơng nhận sự thoả thuận của đương sự sẽ không bị kháng cáo, kháng nghị. Chính vì vậy, BLTTDS cần đưa ra quy định cụ thể về việc khi vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Thẩm phán có bắt buộc phải thụ lý vụ án theo thủ tục rút gọn hay không.
Giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng, sẽ rất tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và đương sự. Do đó, việc giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn nên được áp dụng rộng rãi hơn và cần được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn nhất quán, cụ thể nhằm giúp các đương sự giảm thiếu thời gian, tiền bạc khi tham gia giải quyết tranh chấp.
Thứ năm, xem xét sửa đổi Điều 43 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (các trường hợp thỏa thuận trọng tài khơng thể thực hiện được) hoặc
có hướng dẫn thực hiện Điều luật này theo hướng cụ thể hơn, đồng thời bao quát hết các khả năng xảy ra trong thực tiễn nhằm xử lý tốt xung đột thẩm quyền xét xử giữa TAND và Trọng tài thương mại.
Thứ sáu, xem xét về thẩm quyền của Viện kiểm sát với tư cách là người tiến hành tố tụng đối với vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại
Thường trong các vụ án tranh chấp có liên quan đến lợi ích cơng hoặc tại các vụ án tranh chấp có khiếu nại của đương sự liên quan đến việc Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ,… thì Viện kiểm sát tham gia kiểm sát tố tụng đối với Tịa án. Tuy nhiên trên thực thể thì thực quyền của Viện kiểm sát có thể thực hiện quyền kháng nghị của mình đối với hầu hết tất cả các quyết định hoặc bản án của Tịa, cho rằng có sai sót về tố tụng hoặc nội dung. Theo đó, ta thấy rằng, Viện kiểm sát có thể kháng nghị đối với các quyết định hoặc bản án mà các bên tranh chấp đồng ý thỏa thuận với nhau, hài lòng với phán quyết của Tòa, đương
54
sự khơng khiếu nại hay kháng cáo gì. Đó cũng là lý do khiến cho thời gian bị kéo dài, dẫn đến chậm trễ trong quá trình giải quyết vụ án.
Chính vì vậy, cần sửa đổi về thẩm quyền của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, tạo cơ hội cho các chủ thể tham gia trong quan hệ kinh tế đặt ý chí tự nguyện dưới sự điều tiết của cơ quan pháp luật. việc này nhằm rút ngắn thời gian giải quyết vụ án, để phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án được lựa chọn hàng đầu chứ không phải là sự lựa chọn cuối cùng của các chủ thể kinh tế.
Hiện nay, các tranh chấp về kinh doanh thương mại tại các Tòa án nhân dân ngày càng phức tạp theo đời sống kinh tế tại địa phương, các vụ án tranh chấp đó có chiều hướng gia tăng về số lượng và sự đa dạng. Vì vậy, nhằm giải quyết thỏa đáng những tranh chấp này, việc đảm bảo được quyền và lợi hợp pháp cho tất cả các bên là một cơng việc khá phức tạp, khó khăn. Chính vì vậy, pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại cần được sửa đổi sao cho phù hợp với thực tế nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia trong quan hệ kinh tế. Đồng thời, trong thời gian tới cần sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với thực tiễn, nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thống nhất về nội dung và hình thức của luật trong quá trình giải quyết tranh chấp, có như vậy, việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại mới trở lên hiệu quả, góp phần đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của các bên tranh chấp, đồng thời nâng cao vị thế của Tồ án với vai trị là cơ quan xét xử, giải quyết các tranh chấp một cách hiệu quả nhất trong bối cảnh đất nước ta đang đi lên q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay.
3.3. Một số giải pháp đóng góp cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại toà án nhân dân
Một là, nâng cao chất lượng hòa giải tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân cấp huyện
Bản chất của quan hệ kinh tế được thiết lập trên quyền tự định đoạt của đương sự cơ sở tự nguyện, do vậy, vấn đề giải quyết các tranh chấp phát sinh từ những quan hệ này được thực hiện theo một số biện pháp cụ thể nhất định, trong đó, hịa giải là một biện pháp quan trọng và cũng là nguyên tắc bắt buộc trong tố tụng dân sự. Tại Điều 10 BLTTDS, nguyên tắc hòa giải trong tố tụng