Các yếu tố ảnh hƣởng tới pháp luật về bảo trợ xã hội

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo trợ xã hội từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 30)

1.3.1. Yếu tố về chính sách pháp luật

Yếu tố pháp luật là tổng thể các yếu tố tạo nên đời sống pháp luật của xã hội ở từng giai đoạn nhất định bao gồm hệ thống pháp luật, các quan hệ pháp luật… Bản thân pháp luật được sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội là cơ sở để các chủ thể thực hiện pháp luật. Song chính các mặt, khía cạnh khác nhau của các chuẩn mực pháp luật cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động pháp luật về bảo trợ xã hội.

Văn hóa pháp luật được hình thành từ tổng thể các hoạt động xã hội - pháp luật trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, văn hóa pháp luật là hệ thống các giá trị, chuẩn mực pháp luật được kết tinh từ trí thức pháp luật, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật và hành vi pháp luật; có ảnh hưởng sâu rộng tới các hình thức pháp luật từ tuân thủ chấp hành sử dụng cho tới áp dụng pháp luật. Văn hóa pháp luật được thể hiện ra trong đời sống pháp luật thơng qua q trình thực hiện pháp luật. Giữa văn hóa pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Văn hóa pháp luật là cơ sở, nền tảng, khuôn mẫu tư duy và chuẩn mực hành vi của hoạt động thực hiện

20

pháp luật, có định hướng đúng đắn. Ngược lại, hoạt động thực hiện pháp luật có tác dụng bổ sung làm phong phú thêm cho các giá trị chuẩn mực của văn hóa pháp luật.

Các yếu tố truyền thống cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động thực hiện pháp luật trong giai đoạn hiện tại. Sự quản lý Nhà nước bằng pháp luật là nhằm khắc phục tính thiển cận, cục bộ trong q trình phát triển, sản xuất, xây dựng làng xã trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Thông qua pháp luật, Nhà nước nhắc nhở, duy trì mọi nghĩa vụ của người dân và làng xã đối với Nhà nước và xã hội. Trong quá trình phát triển Nhà nước thừa nhận làng có lệ riêng của mình sao cho khơng trái với nguyên tắc quy định của pháp luật. Hệ thống tự quản chủ yếu dựa vào dư luận xã hội, uy tín của các vị chức sắc và đặc biệt vai trị của lệ làng. Cần kết hợp cả hai hình thức quản lý này trong hoạt động thực hiện pháp luật.

Sự tồn tại dai dẳng của pháp luật do các chế độ cũ để lại có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động thực hiện pháp luật. Một số người có quan niệm sai lầm cho rằng pháp luật chỉ chủ yếu là công cụ trừng phạt, do thiếu hiểu biết họ có tâm lý sợ hãi pháp luật. Tâm lý lo sợ đó khiến cho hành vi của con người thiếu ổn định do đó khó có thể dẫn đến hành vi xử sự tích cực trước pháp luật và đối với pháp luật.

Tình trạng thờ ơ trước pháp luật hoặc coi thường pháp luật ở một số người tác động tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật của những người khác. Vẫn cịn tồn tại tình trạng khơng tn thủ pháp luật, thờ ơ coi thường pháp luật. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện pháp luật mà cịn có tác động khơng nhỏ tới xã hội cộng đồng.

Sự hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện pháp luật có tác động quan trọng đến việc hoạt động thực hiện pháp luật. Sự can thiệp của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện mỗi khi xảy ra vi phạm pháp luật, tranh chấp là cần thiết, đúng đắn.

1.3.2. Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, hệ thống các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tế xã hội. Nền kinh tế - xã hội phát triển năng

21

động, bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động pháp luật về bảo trợ xã hội, tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu lực pháp luật, ý thức pháp luật của tầng lớp xã hội. Ngược lại, nền kinh tế xã hội chậm phát triển, kém năng động và hiệu quả sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc pháp luật về bảo trợ xã hội của các chủ thể pháp luật. Yếu tố kinh tế là nền tảng cho nhận thức, hiểu biết pháp luật và thực hiện pháp luật nên có tác động mạnh mẽ tới hoạt động pháp luật về bảo trợ xã hội của các chủ thể pháp luật.

Pháp luật về bảo trợ xã hội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nước ta là một nước đang phát triển, trình độ kinh tế - xã hội ở mỗi vùng miền là khác nhau, do đó nó ảnh hưởng nhất định đến việc pháp luật về bảo trợ xã hội ở nước ta. Kinh tế có phát triển, đời sống vật chất của các tầng lớp dân cư được cải thiện, lợi ích kinh tế được đảm bảo thì nhân dân sẽ phấn khởi, tin tưởng vào đường lối kinh tế, chính sách pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động điều hành, quản lý của Nhà nước. Khi đó, niềm tin của các chủ thể đối với pháp luật được củng cố, hoạt động pháp luật về bảo trợ xã hội sẽ mang tính tích cực, thuận chiều, phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành.

Khi kinh tế phát triển, đời sống tinh thần, vật chất được cải thiện, các cán bộ, công chức Nhà nước, các tầng lớp nhân dân có điều kiện mua sắm các phương tiện nghe, nhìn, có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu thông tin pháp luật đa dạng và cập nhật. Các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ dễ dàng đến được với đông đảo cán bộ và nhân dân; nhu cầu tìm hiểu, trang bị thơng tin, kiến thức pháp luật trở thành nhu cầu tự giác, thường trực trong suy nghĩ và hành động của họ. Điều đó giúp cho hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể mang tính tự giác, tích cực. Cịn khi kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp, tình trạng thất nghiệp gia tăng, lợi ích kinh tế khơng được đảm bảo, đời sống của cán bộ, nhân dân gặp nhiều khó khăn thì tư tưởng sẽ diễn biến phức tạp, cái xấu có cơ hội nảy sinh, tác động tiêu cực đến thực hiện pháp luật, đi ngược lại các giá trị, chuẩn mực pháp luật như tệ quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu, tham nhũng trong cán bộ, buôn lậu, trốn thuế, trộm cắp, cướp giật…trong các thành phần xã hội bất hảo.

Cơ chế kinh tế cũng có ảnh hưởng tới việc pháp luật về bảo trợ xã hội. Cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp trước đây đã tạo ra cơ chế thụ động, ỷ lại.

22

Do đó, nhận thức pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật thường mang tính phiến diện, một chiều theo kiểu mệnh lệnh - phục tùng. Cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay với những mặt tích cực của nó sẽ tạo ra tư duy năng động, sáng tạo, coi trọng uy tín, chất lượng, hiệu quả của hoạt động kinh tế . Từ đó tác động tích cực hơn tới ý thức pháp luật và hành thực hiện pháp luật của các chủ thể trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và tiêu dùng. Nhưng mặt trái của tâm lý thị trường sẽ tạo ra tâm lý sùng bái đồng tiền, coi tiền là tất cả, bất chấp các giá trị đạo đức, pháp luật đồng thời sẽ tạo ra những quan niệm, hành vi sai lệch trong thực hiện pháp luật, lấy đồng tiền làm thước đo đánh giá các quan hệ giữa người với người. Đây là nguyên nhân phát sinh các hành vi trái pháp luật, là môi trường cho các loại tội phạm nảy sinh và phát triển.

Việc thực hiện tốt pháp luật về bảo trợ xã hội, đảm bảo các nguyên tắc của công bằng xã hội là điều kiện cần thiết cho sự ổn định chính trị, tăng cường pháp chế và đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội; củng cố ý thức của con người về cái chung trong các lợi ích, lý tưởng của họ, khơi dậy thái độ tích cực của quần chúng đối với việc tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật; nhờ đó ý thức tơn trọng, chấp hành pháp luật cũng được nâng lên một bước và việc thực hiện pháp luật của các chủ thể trở nên tự giác và chủ động hơn.

1.3.3. Yếu tố xã hội

Các yếu tố văn hóa - đời sống bao giờ cũng thuộc về một mơi trường văn hóa xã hội nhất định gắn liền vói một phạm vi không gian xã hội nhất định, nơi các cá nhân và cộng đồng người tổ chức các hoạt động sống, sinh hoạt, cùng nhau tạo dựng, thừa nhận và chia sẻ các giá trị văn hóa, lối sống, phong tục tập quán, lễ nghi…với những mặt, những khía cạnh biểu hiện của mình, các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật:

- Đó là những nhận thức của xã hội, yếu tố dân số, yếu tố chính trị và lịch sử, yếu tố truyền thống văn hóa…

- Nhận thức người dân cho rằng nhóm người này là gánh nặng của xã hội, có cái nhìn phân biệt đối xử.

23

- Dân số có xu hướng thay đổi mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng, cùng với xu hướng già hóa dân số ảnh hưởng lớn đến cơng tác bảo trợ xã hội và hệ thống chính trị quyết định quan điểm và định hướng phát triển của bảo trợ xã hội.

- Nhân tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống an sinh xã hội, trong đó có các hoạt động bảo trợ xã hội. Nếu chính trị ổn định sẽ là bàn đạp để thúc đẩy kinh tế phát triển tạo ra nguồn thu cho hoạt động bảo trợ xã hội.

- Sự nhận thức của xã hội về vấn đề bảo trợ, sự năng nổ, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ làm cơng tác cũng có tác động và ảnh hưởng nhất định đến hoạt động bảo trợ xã hội.

- Hệ thống chính sách pháp luật về bảo trợ xã hội của nhà nước ảnh hưởng đến việc thực hiện quản lý hoạt động bảo trợ xã hội, nó thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo trợ xã hội từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)