Chế độ đối với đối tượng được nhận chăm sóc, ni dưỡng

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo trợ xã hội từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 88)

2.1. Thực trạng pháp luật về bảo trợ xã hội

2.1.4. Chế độ đối với đối tượng được nhận chăm sóc, ni dưỡng

- Các đối tượng: Trẻ em dưới 16 tuổi khơng có nguồn ni dưỡng

thuộc một trong các trường hợp sau đây: Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; Mồ côi cả cha và mẹ; Mồ cơi cha hoặc mẹ và người cịn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; Mồ côi cha hoặc mẹ và người cịn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, ni dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; Mồ cơi cha hoặc mẹ và người cịn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, ni dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà

47

xã hội; Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, ni dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, ni dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, khơng có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, khơng có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận ni dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

- Các đối tượng trên sẽ được hưởng: Trợ cấp xã hội hàng tháng; Cấp

thẻ bảo hiểm y tế; Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề; Hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định.

- Các đối tượng: Trẻ em có cả cha và mẹ bị chết, mất tích theo quy

định của pháp luật mà khơng có người thân thích chăm sóc, ni dưỡng hoặc người thân thích khơng có khả năng chăm sóc, ni dưỡng; Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị bn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

48

Các đối tượng trên sẽ được hưởng: Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, ni dưỡng; Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà khơng có thẻ bảo hiểm y tế; Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.

2.1.5. Quy định về nguồn tài chính và cơ quan tổ chức thực hiện bảo trợ xã hội

Theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 236 thì Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước theo phân cấp và được tỉnh bố trí cân đối giao trong dự toán chi ngân sách hằng năm cho các địa phương, đơn vị để thực hiện. Cũng theo quyết định này, định mức chi cho công tác quản lý: (1) ở cấp tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội): Mức tối đa 0,2% tổng kinh phí chi trả trợ cấp hằng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh/năm; (2) Ở cấp huyện (Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội): Mức chi tối đa bằng 1% tổng kinh phí chi trả trợ cấp hằng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng trên địa bàn cấp huyện/năm; (3) Ở cấp xã (Uỷ ban nhân dân cấp xã): Mức chi tối đa bằng 1,5% tổng kinh phí chi trả trợ cấp hằng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng trên địa bàn cấp xã/năm. Nội dung và mức chi cụ thể theo quy định tại Điều 7 Thông tư Liên tịch số 29/2014/ TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính và các quy định hiện hành khác có liên quan.

Chánh Văn phịng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định số 236.

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

+ Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo trợ xã hội

+ Bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách bảo trợ xã hội + Quyết định phương thức chi trả phù hợp với tình hình thực tế của địa phương theo hướng chuyển đổi chi trả chính sách trợ giúp xã hội từ cơ quan nhà nước sang tổ chức dịch vụ chi trả.

+ Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phương.

49

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

+ Tuyên truyền các chính sách, chế độ, chính sách bảo trợ xã hội theo quy định.

+ Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo trợ xã hội

+ Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phương.

+ Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi và nắm bắt tình hình để có hướng chỉ đạo.

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Tuyên truyền các chính sách, chế độ, chính sách bảo trợ xã hội theo quy định.

+ Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo trợ xã hội.

+ Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phương.

+ Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để theo dõi và nắm bắt tình hình để có hướng chỉ đạo kịp thời.

Ngồi ra cịn Nguồn hỗ trợ từ tổ chức và cá nhân trong nước.

Đây là một nguồn hỗ trợ rất quan trọng cho trợ giúp xã hội đặc biệt là đối với trợ giúp đột xuất.

Nguồn hỗ trợ từ tổ chức và cá nhân ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua cơ quan, tổ chức.

So với Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ thì Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội đã có nhiều đổi mới như: Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội; Đổi mới cách tính hệ số trợ cấp xã hội hàng tháng và kinh phí hỗ trợ ni dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng sống tại hộ gia đình; Đổi mới về thời điểm được hưởng/điều chỉnh TCXH hàng tháng theo hướng hợp lý hơn, tăng cường việc đảm bảo lợi ích hợp pháp cho đối tượng được thụ hưởng, đặc biệt là đối với người khuyết tật; Tăng cường, đa dạng hóa hình thức hỗ trợ khẩn cấp; Tăng mức hỗ trợ đối với hỗ trợ kinh phí làm nhà, sửa chữa nhà, hỗ trợ chi phí mai táng do hậu quả của thiên

50

tai, lũ lụt, vv; Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết các thủ tục TGXH đối với các đối tượng bảo trợ xã hội.

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đơng bắc Việt Nam, phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp, phía đơng nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông. Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thơn Mỏ Tng, xã Hồnh Mơ, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sơng Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, TX Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đơng bắc xã Trà Cổ, TP Móng Cái. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và TP Móng Cái) giáp huyện Phịng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8km đường biên giới; phía đơng là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phịng. Bờ biển dài 250km.

Theo báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, bên cạnh những thuận lợi, Quảng Ninh cũng gặp phải những khó khăn chung nhưng cơng tác điều hành, cải cách kinh tế của tỉnh đã bộc lộ khơng ít điểm sáng, tạo nên những kết quả tích cực về tăng trưởng kinh tế. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2019 của Quảng Ninh ước tăng 12,1%, vượt 0,5 điểm % so chỉ tiêu nghị quyết và kịch bản đề ra (11,6%), là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 44.030 tỷ đồng, tăng 12,6% so với dự toán Trung ương giao, trong đó thu nội địa đạt 33.530 tỷ đồng, chiếm 76,2% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tăng 10% so với cùng kỳ. Quy mô nền kinh tế (giá hiện hành) ước đạt 185.543 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ. Tổng sản phẩm bình quân đầu người trên địa bàn

51

ước đạt 6.131USD/người/năm, tăng 9,7% cùng kỳ. Năng suất lao động xã hội bình quân ước đạt 248,9 triệu đồng/người, tăng 23,8 triệu đồng so với cùng kỳ. Hoạt động kinh tế trên các lĩnh vực tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, nhất là khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp - xây dựng đạt mức tăng trưởng cao. Chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng được cải thiện, cơ cấu kinh tế so với cuối năm 2018: Nông - lâm - thủy sản 6,02% (giảm 0,47%); công nghiệp - xây dựng 48,10% (tăng 0,25%); dịch vụ 45,88% (tăng 0,22%). Trong năm 2019, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn ước đạt 76,4 nghìn tỷ tăng 11,3% cùng kỳ, chiếm 41,2% GRDP. Trong đó, vốn nhà nước 22,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 30%, tăng 4,5%; vốn ngồi nhà nước 48 nghìn tỷ đồng, chiếm 62,8%, tăng 14,9%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) 5,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,2%, tăng 11,5% cùng kỳ.

Bên cạnh các giải pháp phát triển kinh tế, Quảng Ninh tiếp tục quan tâm, cải thiện chất lượng công tác đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hóa thơng tin. Tổng chi an sinh xã hội năm 2019 của tỉnh ước đạt 2.289 tỷ đồng, tăng 24,4% cùng kỳ. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 1,2% năm 2018 xuống còn 0,56% năm 2019 (giảm 0,64%, vượt 0,24% kế hoạch). Trong năm 2019, ngành y tế đã tổ chức khởi công xây dựng mới Bệnh viện Lão khoa tỉnh; giao thực hiện cơ chế tự chủ 100% kinh phí chi thường xuyên cho 9 đơn vị sự nghiệp, tăng 2 đơn vị so với năm 2018. Các chỉ tiêu chương trình mục tiêu về y tế được triển khai thực hiện đảm bảo kế hoạch. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,2%; số bác sĩ trên 1 vạn dân đạt 14,7 bác sĩ; số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 54,6 giường bệnh; tiêu chí quốc gia về y tế xã đạt 100%; tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý ước đạt 100%; lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân đạt 97,61%.

2.2.2. Kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội tại tỉnh Quảng Ninh

Công tác bảo trợ xã hội (BTXH) luôn được các cấp, ngành của Quảng Ninh đặc biệt quan tâm. Với các hoạt động như: Trợ cấp, thăm hỏi, tặng quà, các dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng... các đơn vị, ngành chức năng của tỉnh đã giúp đỡ các đối tượng bảo trợ xã hội từng bước ổn định đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh, nâng cao chất

52

lượng cuộc sống của nhân dân nói chung, của các đối tượng bảo trợ xã hội nói riêng.

2.2.2.1. Về trợ giúp xã hội thường xuyên và chăm sóc tại cộng đồng * Năm 2016, tồn tỉnh Quảng Ninh có 5.698 đối tượng được hưởng trợ

cấp xã hội tại cộng đồng (381 người già cô đơn, 810 trẻ em mồ côi, 2636 người tàn tật, 282 thanh niên xung phong, 135 người đã thôi hưởng mất sức lao động nay hưởng trợ cấp xã hội). Tại các cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh là 195 người (trung tâm Bảo trợ xã hội 68 người và trung tâm Bảo trợ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt là 127 trẻ). Năm 2017, có 9.325 đối tượng đã được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; năm 2018 số đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng là 10.960 đối tượng; năm 2019 thực hiện theo Thông tư hướng dẫn số 13 đối tượng thụ hưởng tăng lên là 15.245 đối tượng và năm 2020 số đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp trong năm là 20.911 người (cao gấp gần 3,7 lần so với năm 2016 và tăng 5.666 đối tượng so với số đối tượng thực hiện trong năm 2020)18. Đối tượng bảo trợ xã hội ngày càng tăng, đặc biệt là nhóm đối tượng người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên và các nhóm đối tượng: người khuyết tật, người mắc bệnh tâm thần theo Nghị định 136; Theo Nghị định 28.19

Riêng năm 2019 số đối tượng hưởng trợ cấp xã hội tăng lên đáng kể. Kết quả đã thực hiện trợ cấp trong năm là 20.911 đối tượng với tổng kinh phí là hơn 74 tỷ đồng. Đối tượng cụ thể thực hiện trong năm 2019: Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa là 900 em. Người già cô đơn không nơi nương tựa thuộc diện nghèo là 408 người. Người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên khơng có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH là 11.647 người (trong đó: từ 85 tuổi trở lên là 5384 người). Người khuyết tật khơng có khả năng lao động, khơng có khả năng tự phục vụ là: 5003 người (trong đó: người khuyết tật khơng có khả năng phục vụ là 1089 người). Người mắc bệnh tâm thần phân liệt là: 1747 người. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện nghèo là 170 người. Hộ gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi: 264 hộ. Hộ gia đình có từ 2 người

18 Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2020), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 13 ,

giai đoạn 2015-2020 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh

19 Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2020), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 13 , giai đoạn

53

khuyết tật nặng trở lên là: 35 hộ. Người đơn thân nuôi con nhỏ thuộc diện nghèo là: 737 người20

.

2.2.2.2. Về trợ giúp xã hội đột xuất

Trong 5 năm qua công tác cứu trợ xã hội luôn được đảm bảo trợ cấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo trợ xã hội từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)