1.4. Pháp luật một số nƣớc về bảo trợ xã hội
1.4.2. Chính sách của Trung Quốc
Từ khi giành được độc lập (1949) đến nay, hệ thống bảo trợ xã hội của Trung Quốc được chia làm hai thời kỳ chính: (i) Thời kỳ trước cải cách (từ năm 1949-1978), trong cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung, hệ thống bảo trợ xã hội có bốn hạn chế chủ yếu là phạm vi bao phủ hẹp; cấp độ bảo hiểm đơn nhất, thiếu sự chăm lo của toàn xã hội và các hạng mục bảo hiểm chưa đầy đủ; (ii) thời kỳ cải cách (1978 đến nay) hệ thống ASXH Trung Quốc bắt đầu được cải cách để thích ứng với q trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc. Tuy chưa có một khái niệm thống nhất về ASXH, nhưng hệ thống ASXH chủ yếu của Trung Quốc bao gồm:
Hệ thống bảo hiểm xã hội: Với 5 bộ phận cấu thành là: (1) Bảo hiểm
hưu trí; (2) Bảo hiểm thất nghiệp; (3) Bảo hiểm y tế; (4) Bảo hiểm tai nạn lao động; và (5) Bảo hiểm thai sản.
Hệ thống phúc lợi xã hội: Bao gồm phúc lợi xã hội (cứu trợ, cứu tế), trợ
cấp công chức, viên chức.
Hệ thống ưu đãi xã hội: Gồm các chế độ đãi ngộ đối với người có cơng
với đất nước.
Với quan điểm xây dựng xã hội hài hòa, Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2020 thực hiện ASXH toàn dân và phân cấp trách nhiệm cụ thể giữa trung ương và địa phương. Trung ương xác định khung pháp luật chung về ASXH, chỉ đạo thực hiện và cung cấp ngân sách, lập và duy trì quỹ rủi ro bảo hiểm xã hội. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm: (i) Tổ chức thực hiện
16 Đỗ Thiên Kính (2006) “Hệ thống phúc lợi xã hội ở Nhật Bản và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Xã hội học, số 01, tr.105
27
pháp luật về ASXH, (ii) xây dựng chính sách và pháp luật của địa phương để đảm bảo thực hiện ASXH của địa phương; (iii) thực hiện chính sách bảo hiểm trên cơ sở có nguồn hỗ trợ ngân sách từ trung ương và từ ngân sách địa phương; (iv) trách nhiệm thu, chi các bảo hiểm; (v) thành lập các cơ quan chun mơn đảm bảo thực hiện chính sách và pháp luật về ASXH17
.
Với quy mô dân số vùng nông thơn cịn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dân số của cả nước (theo số liệu thống kê năm 2009 số dân đăng ký hộ khẩu thường trú sống trong khu vực nông thôn Trung Quốc là 800 triệu người chiếm 60% so với tổng dân số của cả nước là 1,335 tỷ người), số người già là 174 triệu người, chiếm 12% dân số tồn quốc, mỗi năm có khoảng 10 triệu người lao động nông thôn di cư từ nông thôn ra thành thị, do vậy trong thời gian qua Trung Quốc đã có nhiều chính sách về phát triển kinh tế, xã hội đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Cùng với việc thực hiện các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội, từ những năm 80 đến nay, Trung Quốc đã có nhiều cải cách trong thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với lao động nông thôn, người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác, bị tai nạn lao động… trong đó tập trung vào nhóm chính sách về bảo hiểm hưu trí nơng thơn và chương trình đảm bảo mức sống tối thiểu dân
cư nông thôn.
Trung Quốc rất chú trọng đến việc xây dựng và phát triển hệ thống TGXH với việc đặt ra mục tiêu “đến năm 2020 thực hiện an sinh xã hội tồn dân”. Để thực hiện mục tiêu đó, Trung Quốc chú trọng thực hiện hiệu quả các chương trình: Bảo hiểm hưu trí và Mức sống tối thiểu ở nơng thơn.
- Chương trình Bảo hiểm hưu trí: Trung Quốc hướng tới mục tiêu đến năm 2020 sẽ cung cấp lương hưu cho những công dân sống lâu năm ở nông thôn nhằm giúp những người già ổn định cuộc sống, tránh bị tổn thương do không nơi nương tựa. Từ những năm 1990, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai thí điểm một số chương trình hưu trí tự nguyện cho người dân ở khu vực nông thôn.
17 Bài viết: Tổng quan về hệ thống an sinh xã hội của Trung Quốc- Nhận xét và kiến nghị của Đồn cơng tác tại Trung Quốc, Nguồn: http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=20921
28
Tuy nhiên, do sự hỗ trợ từ Chính phủ cịn hạn chế nên tiến độ thực hiện bị chậm. Đến cuối năm 2008, mới chỉ có 56 triệu người/trên tổng số 750 triệu dân khu vực nông thôn tham gia vào chương trình này; có 5,1 triệu người được nhận lương hưu với tổng số tiền 5,7 tỷ NDT (tương đương 840 triệu USD)- trung bình dưới 100 NDT (tương đương 15 USD) mỗi tháng.
Tháng 10/2009, Trung Quốc thí điểm chế độ BHHT nông thôn mới với 4 nguyên tắc thiết kế chính sách: (i) Đảm bảo mức sống cơ bản của người già ở nông thôn; (ii) Độ che phủ rộng; (iii) Cơ chế tài chính linh hoạt; (iv) Đảm bảo tính bền vững lâu dài của quỹ. Nguồn tài chính huy động cho Quỹ BHHT đến từ 3 nguồn: (i) Đóng góp của cá nhân; (ii) Hỗ trợ của tập thể; (iii) Trợ cấp của Chính phủ (trước đây hồn tồn do người nơng dân tự chi trả và khơng có bất kỳ trợ cấp nào từ Chính phủ).
Người dân sẽ đóng các mức từ 100 - 500 NDT và có thể thay đổi theo từng vùng cụ thể (Riêng TP. Bắc Kinh sẽ có mức đóng 2.000 NDT), các đối tượng người già, khó khăn có mức đóng thấp nhất 100 NDT hoặc có thể miễn phí tùy từng điều kiện, hồn cảnh.
Nguồn bảo hiểm hưu trí sẽ được sử dụng chi trả cho các cá nhân từ 60 tuổi trở lên và có thời gian đóng bảo hiểm tối thiểu là 15 năm. Với mức chi trả hàng tháng được chia thành 2 nguồn: Phần do Chính phủ đảm bảo là 55 NDT/tháng và có thể được chính quyền địa phương nâng lên tùy theo nguồn ngân sách của họ; Phần từ Tài khoản cá nhân bằng tổng số tồn tích trong tài khoản tính đến khi hưởng lương hưu.
Như vậy, những người già ở nơng thơn sẽ có mức thu nhập nhất định để chi trả cho các nhu cầu hàng ngày. Nguồn này sẽ được tập trung và phân bổ ở cấp chính quyền cấp huyện, các chi phí hành chính liên quan sẽ được phân bổ từ ngân sách Trung ương.
Chương trình Mức sống tối thiểu ở nơng thơn: Giúp những hộ nghèo có thu nhập đầu người dưới chuẩn nghèo của địa phương hoặc dưới ngưỡng nhận TGXH nhằm bù đắp khoảng cách giữa thu nhập và chuẩn nghèo thông qua việc trợ giúp định kỳ bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật cho các hộ gia đình nghèo, tối đa bằng chuẩn nghèo địa phương dựa trên cơ sở xét duyệt hoàn cảnh cộng với các thước đo về thu nhập khác.
29
Nguồn hình thành quỹ của Chương trình này là từ ngân sách chính quyền trung ương và địa phương, đồng thời có sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm. Quỹ này được hình thành ở cấp Trung ương sau đó phân bổ cho các địa phương.
Việc hỗ trợ cho người nghèo được xác định dựa trên việc xem xét thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình có nằm dưới mức sống tối thiểu địa phương không. Mức chuẩn được xét không phải là chuẩn nghèo, Trung Quốc quy định về nguyên tắc, ngưỡng này phải thấp hơn tiền bảo hiểm thất nghiệp, lương hưu tối thiểu và tiền công tối thiểu. Việc hỗ trợ sẽ được thực hiện bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật, thơng thường các tỉnh giàu chi tiền mặt, cịn các tỉnh nghèo thường chi hiện vật và các ưu đãi công cộng khác.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương 1 của luận văn, tác giả phân tích về những vấn đề lý luận về bảo trợ xã hội và pháp luật về trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Bảo trợ xã hội là hoạt động được thực hiện bởi nhà nước, có gắn với q trình đảm bảo chính sách an sinh xã hội dành cho các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. Hoạt động này được tiến hành bởi các quá trình mang tính thường xun, tính đột xuất khác nhau.
Để đảm quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội thì nhà nước cần ban hành hệ thống các quy định có liên quan đến vấn đề này. Pháp luật về bảo trợ xã hội là hệ thống các quy tắc xử xử nhằm đảm bảo quá trình thực hiện hoạt động bảo trợ xã hội được diễn ra đúng trình tự và thủ tục theo quy định. Từ đó đảm bảo chính sách an sinh xã hội của nhà nước một cách tốt nhất.
30
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH QUẢNG NINH