7. Bố cục của luận văn
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập
GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp nhập doanh nghiệp
Thứ nhất, cần bãi bỏ quy định về một số định mức khống chế chi phí trong pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ, nên bỏ mức khống chế định mức khấu hao đối với xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống có giá trị trên 1,6 tỷ đồng vì định mức này khơng khoa học, khơng có cơ sở khi doanh nghiệp đã thực tế mua xe ô tô để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Về lý thuyết, doanh nghiệp là bên mua sẽ cố gắng tiết kiệm nhất có thể trong việc đầu tư mua sắm tài sản. Các định mức mua sắm tài sản chỉ phù hợp với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp cơng lập hoặc doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước ở mức đáng kể. Thực tế cho thấy pháp luật trước đây quy định nhiều định mức nhưng cũng dần được bãi bỏ và việc bãi bỏ đã được cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh.
Thứ hai, đề nghị thống nhất thời điểm trích khấu hao tài sản cố định theo chuẩn mực kế toán.
Theo chuẩn mực kế tốn và quy định về trích lập khấu hao, thời điểm tính khấu hao là thời điểm tài sản cố định sẵn sàng đưa vào sử dụng, trong khi thời điểm được chứng nhận quyền sở hữu thường sẽ chậm hơn thời điểm tài sản cố định sẵn sàng đưa vào sử dụng. Vì vậy cần sửa đổi thời điểm tính khấu hao là thời điểm tài sản cố định sẵn sàng đưa vào sử dụng. Sửa đổi như vậy cũng không làm tăng rủi ro về gian lận chi phí được trừ vì cơ quan quản lý thuế vẫn hồn tồn có thể hậu kiểm. Nếu sau một khoảng thời gian nhất định, doanh nghiệp vẫn không đầy đủ giấy tờ sở hữu để minh chứng thì có thể truy thu số
thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với mức khấu hao đã tính.
Thứ ba, cần sửa đổi quy định để thống nhất cách xác định chi phí lãi vay giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 với các quy định hiện hành.
Như đã phân tích, vấn đề lãi vay của doanh nghiệp chỉ được tính là chi phí khấu trừ khi thỏa mãn 2 điều kiện: Một là, lãi vay chỉ được tính khi đã góp đủ vốn điều lệ, lãi vay của phần vốn vay bằng chênh lệch giữa vốn điều lệ và vốn góp thực tế đã góp khơng được trừ; Hai là, không được trừ phần lãi vay vượt trên 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Hai điều kiện này cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế và bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp.
Đầu tiên, doanh nghiệp cần được tính lãi vay theo thực tế thỏa thuận, ngay cả khi vốn điều lệ chưa góp đủ nếu pháp luật cho phép. Hoạt động kinh doanh là tự chủ, trong trường hợp chi phí vốn vay là hấp dẫn thì doanh nghiệp sẽ quyết định sử dụng vốn vay thay vì góp vốn. Nếu doanh nghiệp chưa được góp đủ vốn điều lệ mà vẫn được phép hoạt động thì khơng có lý do gì lại khơng được trừ tồn bộ chi phí lãi vay khỏi doanh thu vì doanh thu tính theo thực tế thì chi phí lãi vay cũng cần tính theo thực tế, miễn là khơng vi phạm các quy định về lãi vay của Bộ luật Dân sự.
Bên cạnh đó, trong khi Bộ luật Dân sự quy định không quá 20% lãi suất vay thực tế thì việc quy định về lãi vay khơng q 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố theo các văn bản thông tư như Thông tư 78/2014/TT- BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC v.v. là không phù hợp và khơng có hiệu lực pháp luật. Bởi lẽ, cơng cụ lãi suất cơ bản dùng để điều hành thị trường tiền tệ, chính vì thế xu hướng của lãi suất cơ bản có thể đi ngược chiều của thị trường với mục đích điều tiết. Do đó, căn cứ theo lãi suất cơ bản là không hợp lý. Thêm nữa, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội về vốn thì chỉ nên thống nhất áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Thứ tư, cần sửa đổi quy định tại Thơng tư 96/2015/TT-BTC để cho phép tính tiền lương, tiền công của chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là
chi phí hợp lý được trừ khi người này tham gia hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là pháp nhân, nên có tài sản độc lập với các chủ thể khác. Trong khi đó, chủ của cơng ty thực sự tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải được tính theo chi phí, tương tự như thuê người lao động. Trong trường hợp khơng được trừ, có thể doanh nghiệp sẽ thuê danh nghĩa người lao động khác để trả lương, như vậy chính là gian lận thuế. Việc sửa đổi này cũng làm cho Thông tư 96/2015/TT-BTC thống nhất với văn bản pháp lý cao hơn là Nghị định 218/2013/NĐ-CP và hợp lý với thực tế. Khi tính tiền lương của chủ doanh nghiệp là chi phí được trừ, lại là sự kiện pháp lý để tính thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền lương này.
Thứ năm, cần xác định khoản chi ủng hộ, chi từ thiện là khoản chi được trừ nhưng có khống chế mức chi.
Hiện nay, các khoản chi ủng hộ, chi từ thiện khơng được tính là chi phí được trừ và điều này sẽ hạn chế nhiều sự đóng góp của doanh nghiệp với cộng đồng. Mặc dù khoản chi ủng hộ, chi từ thiện không trực tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh, nhưng hình ảnh của doanh nghiệp sẽ tốt hơn trong mắt cộng đồng địa phương và xã hội và gián tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm của người viết, để khuyến khích doanh nghiệp tham gia các hoạt động cộng đồng, cần quy định các khoản chi ủng hộ, từ thiện được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc phòng, chống gian lận trong trường hợp này được thực hiện bằng cách khống chế một mức nhất định, tương tự như mức khống chế đối với các khoản chi có tính chất phúc lợi dành cho người lao động như hiện nay.
Thứ sáu, sửa đổi quy định cho phép khấu trừ đối với khoản chi mua hàng hóa là nơng, lâm, thủy sản, các sản phẩm thủ công không do người sản xuất, đánh bắt, người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra mà là từ người mua gom, nếu người mua gom có địa chỉ, địa điểm mua gom rõ ràng. Quy định như vậy sẽ làm giảm chi phí cho doanh nghiệp khi phải trực tiếp tổ chức mua gom, trong khi có thể ủy thác việc mua gom cho các chủ thể tại chính địa
phương mua gom. Trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường yêu cầu người mua gom phải lập danh sách người bán, nhưng rõ ràng cơ quan quản lý thuế cũng khơng có khả năng xác minh những thông tin này là đúng hay sai. Vậy tại sao không xác định trách nhiệm cho chính người thu gom khi thực hiện việc thu mua các loại hàng hóa này? Như vậy vừa dễ giám sát, vẫn đảm bảo khuyến khích việc thu gom hàng hóa trực tiếp của người sản xuất và giảm chi phí cho doanh nghiệp.