7. cấu Kết luận văn: gồm 3 chươ ng
1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Một ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có vốn, trong đó nguồn vốn tự có được gọi là vốn chủ sở hữu, đây là vốn ban đầu và được gia tăng không ngừng cùng với q trình phát triển của NHTM, có tính ổn định cao. Việc gia tăng vốn tự có đồng nghĩa với việc gia tăng năng lực tài chính của một NHTM, do đó sẽ tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng mạng lưới, đem lại uy tín cao cho ngân hàng, biểu hiện sức mạnh tài chính của một ngân hàng, đó là tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô kinh doanh của ngân hàng như: khả năng huy động vốn và cho vay, khả năng đầu tư tài chính và
trình độ trang bị cơng nghệ. Điều này tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng làm tăng hiệu quả kinh doanh ngân hàng vì tận dụng nguồn vốn chủ sở hữu kinh doanh khơng tốn chi phí trả nợ.
1.3.2.2 Năng lực quản trị, điều hành
Là yếu tố có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, năng lực quản trị điều hành thể hiện cơ cấu tổ chức phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong bộ máy quản lý, ban hành các quy trình, quy chế hoạt động, đưa ra các chiến lược kinh doanh có tầm, phù hợp kịp thời linh hoạt trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để tăng hiệu quả hoạt động, tăng uy tín và thương hiệu trên thị trường. Đồng thời, năng lực quản trị điều hành cịn thể hiện ở khả năng ứng phó với những diễn biến phức tạp của thị trường, các biến cố xảy ra, công tác quản trị rủi ro nhằm giảm thiểu thấp nhất có thể. Vì vậy, năng lực lãnh đạo của những người điều hành ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khi người lãnh đạo có khả năng chun mơn sẽ dễ dàng quản lý, điều hành, tạo được uy tín tuyệt đối với cấp dưới và cả đối thủ cạnh tranh, năng lực quản trị người điều hành cịn thể hiện ở khả năng phân tích, phán đốn, đưa ra dự đốn chính xác các thay đổi trong mơi trường kinh doanh trong tương lai, vạch ra các chiến lược phát triển trong tương lai, xác định các chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợp sẽ làm tiền đề cho hoạt động kinh doanh ngân hàng đạt hiệu quả cao. Quá trình quản trị tốt sẽ giúp ngân hàng quản lý được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh, quản lý hiệu quả chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.
1.3.2.3 Hiệu quả quản lý tài sản
Hiệu quả quản lý tài sản cho thấy khả năng thu được lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ này cho thấy khả năng đầu tư tài sản của ngân hàng, nếu giá trị của tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng lớn vì thu nhập trên tổng tài sản càng cao, ngân hàng tiết kiệm chi phí quản lý và sử dụng tài sản một cách có hiệu quả và ngược lại.
1.3.2.4 Chất lượng tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của một ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trong q trình cấp tín dụng các NHTM khó tránh khỏi những tổn thất từ rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó để hạn chế rủi ro tín dụng cần nâng cao chất lượng tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng thương mại cần có chính sách tín dụng phù hợp, như đối với khách hàng có uy tín với ngân hàng có thể cho vay khơng có tài sản bảo đảm, lãi suất ưu đãi,.. tùy từng đối tượng khách hàng có các chính sách khác nhau để tăng tính cạnh tranh nhằm tìm kiếm những khách hàng tốt, có tình hình tài chính ổn định và thiện chí trả nợ cho ngân hàng. Để ngân hàng phát huy được hiệu quả hoạt động vốn đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.
1.3.2.5 Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, tiền gửi tại NHNN
Tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi NHNN thể hiện tính thanh khoản của ngân hàng, khi rủi ro thanh tốn cao đối mặt với nó ngân hàng có thể phải vay nóng với chi phí cao do đó làm giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ này cho thấy khả năng tài trợ cho các tài sản có từ nguồn vốn có tính ổn định, khả năng sẵn sàng thanh tốn đáp ứng các nhu cầu hàng ngày như rút tiền gửi của khách hàng, cho vay của ngân hàng… nhu cầu sử dụng tiền mặt. Tuy nhiên, điều này làm hạn chế khả năng sinh lời của tiền, mất đi cơ hội phí của tiền, khơng tận dụng được nguồn chi phí thấp vì vậy làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.3.2.6 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn
Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM. Chất lượng tài sản là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản lý của NHTM. Khi nói đến tăng trưởng của tổng tài sản là nói đến quy mơ của hoạt động tín dụng và hoạt động đầu tư, khi tỷ lệ tài sản có sinh lời tăng sẽ tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tuy nhiên phải đảm bảo rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản ở mức thấp. Do đó, cần phải xác
định cơ cấu tài sản phù hợp để đáp ứng các hoạt động kinh doanh của ngân hàng từng thời kỳ, có khả năng phản ứng trước những bất thường của môi trường kinh doanh và đáp ứng yêu cầu rút tiền của công chúng, cân đối trong cơ cấu tài sản hợp lý sẽ giúp ngân hàng tối đa hóa thu nhập đồng thời kiểm sốt chặt chẽ các rủi ro.
1.4 Những nghiên cứu trong nước và nước ngoài về đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
1.4.1 Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam cũng có một số tác giả quan tâm nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM gần đây như: nghiên cứu của Bùi Duy Phú (2002) đánh giá hiệu quả của ngân hàng thương mại qua hàm sản xuất và hàm chi phí, nghiên cứu này đơn thuần chỉ dừng lại ở việc xác định chi phí và ước lượng trực tiếp hàm chi phí để tìm các tham số của mơ hình, khơng tách phần phi hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng; Nghiên cứu của nghiên cứu sinh Nguyễn Việt Hùng (2008) “Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” tác giả vừa sử dụng phương pháp phân tích định tính, phân tích hiệu quả biên (phân tích biên ngẫu nhiên và phân tích bao dữ liệu) và mơ hình kinh tế lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các NHTM ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống NHTM cần phải cải thiện các nhân tố phi hiệu quả ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng.
Một số nghiên cứu định tính như: nghiên cứu của Lê Dân (2004) “vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam” tuy đã có phần nào tiếp cận theo cách thức phân tích định lượng nhưng vẫn chỉ dừng lại chủ yếu ở các chỉ tiêu mang tính chất thống kê. Gần đây cũng có một số nghiên cứu của một số trường của Lê Phương Dung và cộng sự (2014) về “ứng dụng phương pháp màng dữ liệu DEA và mơ hình hồi quy Tobit trong đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết ở Việt Nam”, tác giả phân tích các chỉ số tài chính bằng mơ hình CAMELS, mơ hình hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các
NHTM. Kết quả cho thấy 8 ngân hàng niêm yết đều hoạt động tốt, với chỉ số kỹ thuật cao, đồng thời cũng xây dựng mơ hình nhận diện các nhân tố tác động đến hiệu quả của các NHTM gồm quy mô, chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và tỷ giá hối đối.
1.4.2 Các cơng trình nghiên cứu của nước ngoài:
Nghiên cứu của Short (1979), Bourke and Philip (1989) nghiên cứu một số yếu tố quyết định quan trọng về lợi nhuận của ngân hàng, sau thời gian này cũng đã có nhiều nghiên cứu xuyên quốc gia và hệ thống của ngân hàng từng quốc gia như các nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992), Goddard et al.(2004), Athanasoglou et al. (2008) tập trung phân tích một quốc gia. Các kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu nói trên khác nhau, như bộ dữ liệu, khoảng thời gian, môi trường và các quốc gia điều tra khác nhau. Tuy nhiên, có tồn tại một số yếu tố để xác định những yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng. Được đo lường bằng lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình. Các biến như quy mơ ngân hàng, rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động được sử dụng như là yếu tố nội bộ quyết định lợi nhuận ngân hàng, chẳng hạn như Berger et al. (1987), cung cấp bằng chứng cho thấy chi phí có thể được giảm chỉ bằng cách tăng kích thước của một ngân hàng và các ngân hàng lớn thường đối mặt với sự thiếu hiệu quả quy mô.
Nghiên cứu của Sehrish et al. (2011), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng Pakistan gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng, tác giả sử dụng dữ liệu của 15 ngân hàng thương mại Pakistan trong giai đoạn 2005-2009. Nghiên cứu này các tác giả sử dụng phương pháp hồi quy trên mẫu gộp. Kết quả cho thấy các ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao hơn, tổng tài sản, các khoản vay, tiền gửi và các yếu tố vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và vốn hóa thị trường chứng khoán được xem là an toàn hơn và lợi thế như vậy sẽ đem đến lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng, đồng thời các yếu tố bên ngoài như tăng trưởng kinh tế, lạm phát cũng tác động đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng.
Nghiên cứu của Andreas và Gabrielle (2009) xác định lợi nhuận của các NHTM ở Thụy Sĩ, tác giả sử dụng chuỗi thời gian từ năm 1999-2006, mẫu bao gồm
1919 quan sát từ 453 ngân hàng, tác giả sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính. Kết quả được đo lường trên tỷ lệ lợi nhuận so với tổng tài sản trung bình cho thấy ngân hàng có vốn hóa tốt hơn có lợi hơn, ngồi ra khối lượng cho vay tăng cao hơn so với tốc độ thị trường thể hiện rõ ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng, thu nhập từ lãi cao có lợi nhuận thấp. Các biến thể hiện quyền sở hữu ngân hàng nước ngồi ít lợi nhuận hơn so với ngân hàng thuộc sở hữu của Thụy Sĩ. Ngoài ra các đặc điểm cụ thể của thị trường và kinh tế vĩ mơ trong phân tích có tác động đáng kể đến biến phụ thuộc.
Nghiên cứu của Shefali el at. (2013) nghiên cứu lợi nhuận của ngân hàng thương mại sau cải cách bằng cách chọn lọc một số ngân hàng ở Ấn Độ và thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 2007-2012, tác giả tìm cách kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng, bằng cách phân tích xu hướng trong lợi nhuận, phân tích tỷ lệ để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng được lựa chọn theo thời gian. Kết quả cho thấy, lợi nhuận của các ngân hàng khác nhau, lợi nhuận và hiệu quả của các ngân hàng khu vực tư nhân cao hơn so với các ngân hàng khác, các chỉ số tài chính như thu nhập lãi, thu nhập ngồi lãi, tiền lương hoạt động tốt hơn.
1.5 Phương pháp nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
1.5.1 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo phương pháp dupont phương pháp dupont
Mơ hình đánh đổi lợi nhuận – rủi ro: Để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng, người ta thường sử dụng các đẳng thức thể hiện mối liên hệ giữa các tỷ lệ sinh lời, cụ thể công thức:
Thu hoạt động – Chi phí hoạt động – Thuế Tổng tài sản
ROE= x Tổng tài sản Tổng vốn chủ sở hữu ROE= ROA x Tổng tài sản Tổng vốn chủ sở hữu
Từ phương trình trên chúng ta nhận thấy tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng (ROE) phụ thuộc vào khả năng sinh lời của tài sản mà ngân hàng nắm giữ và cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Trên thực tế, mối quan hệ giữa ROE và ROA thể hiện rõ sự đánh đổi cơ bản giữa rủi ro và thu nhập mà các nhà quản lý ngân hàng phải đối mặt.
Mơ hình phân chia tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu
Một cơng thức khác về khả năng sinh lời hữu ích khác tập trung vào ROE là Thu nhập sau thuế Tổng thu từ hoạt động Tổng tài sản
ROE= x x
Tổng thu từ hoạt động Tổng tài sản Tổng vốn chủ sở hữu
Hoặc: Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ trọng
ROE= sinh lời x hiệu quả x vốn
Hoạt động sử dụng tài sản chủ sở hữu
1.5.2 Mơ hình nghiên cứu định lượng đề xuất
Dựa trên những mơ hình nghiên cứu trên thế giới cũng như một số mơ hình nghiên cứu ở Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm những nhân tố bên trong ngân hàng và những nhân tố bên ngoài tác động đến ngân hàng. Tuy nhiên, do điều kiện và khả năng cho phép, nghiên cứu chỉ đi vào phân tích một số biến ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu như: quy mô ngân hàng, thu nhập lãi, rủi ro tín dụng, tài sản có sinh lời so với tổng tài sản, cho vay so với tài sản có sinh lời và tỷ lệ tiền mặt, tiền gửi NHNN so với tổng tài sản là biến độc lập và biến phụ thuộc gồm ROA, ROE. Mơ hình hồi quy sử dụng
Yi = β0 + βXi + εt
Yi: đại diện cho biến phụ thuộc của hàm (Y1: ROA; Y2: ROE) Βο: hệ số chặn của mơ hình
Xi: đại diện cho các biến độc lập (gồm: X1: quy mô ngân hàng, X2: hiệu quả quản lý tài sản, X3: chất lượng tín dụng, X4: tài sản có sinh lợi trên tổng tài sản, X5: tỷ lệ cho vay trên tài sản có sinh lời, X6: tiền mặt và tiền gửi NHNN trên tổng tài sản). εt: sai số ngẫu nhiên
ROA là tỷ lệ tính bằng cách lợi nhuận sau thuế so với tổng tài sản. ROA đã được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu đo lường lợi nhuận của các ngân hàng. ROA đo lợi nhuận thu được mỗi đồng đô la tài sản và phản ánh quản lý ngân hàng như thế nào quản lý sử dụng các nguồn lực đầu tư thực sự của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận (Naceur (2003) và Alkassim (2005).
ROE đo lường tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của các chủ sở hữu cổ phiếu phổ thông. Các biện pháp hiệu quả của một công ty đem lại lợi nhuận từ mỗi đơn vị vốn chủ sở hữu. ROE cho thấy một công ty sử dụng vốn đầu tư quỹ để tạo ra tăng trưởng lợi nhuận như thế nào. ROE từ 15% 20% được coi là mong muốn. Các nghiên cứu của Muhammad et al.(2011), Fraker (2006), cũng sử dụng ROE trong mơ hình hồi quy để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Quy mô của ngân hàng được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản. Nếu biến có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mơ thì khả năng sinh lợi càng tăng, mở ra cơ hội cho các ngân hàng có thể tiếp tục đa dạng hóa và mở rộng kênh phân phối