7. cấu Kết luận văn: gồm 3 chươ ng
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối với NHTMCP Á Châu
3.2.3 Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu
Qua kết quả phân tích cho thấy nợ xấu có tăng mạnh ở năm 2012, 2013, đây cũng là nhân tố tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, ACB phải tăng cường kiểm sốt chất lượng tín dụng và giảm thiểu nợ xấu nhằm lành mạnh hóa các hoạt động của ngân hàng, tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng. Để nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng cần phải xem xét lại quy trình thẩm định, các điểm sơ hở của quy trình cần phải được khắc phục cán bộ tín dụng cũng cần quán triệt đạo đức nghề nghiệp, tránh tình trạng thổi phồng giá trị tài
sản định giá cho vay. Vì vậy, xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý, thích ứng với môi trường kinh doanh, phát huy được các thế mạnh, khắc phục và hạn chế được các điểm yếu nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn Basel II, dựa trên số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng để tính tốn các thước đo rủi ro xác suất, khả năng xảy ra vỡ nợ. Việc xếp hạng tín dụng tốt sẽ hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, do đó để đảm bảo chất lượng của xếp hạng khách hàng thì cần phải hồn thiện mơ hình tổ chức theo hướng tuân thủ các nguyên tắc về quản trị DN, đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro, tránh xung đột lợi ích để giảm thiểu nợ xấu nảy sinh trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng phải thường xuyên giám sát việc triển khai và ứng dụng xếp hạng tín dụng trong hoạt động để giảm thiểu rủi ro nhằm đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng khơng ngừng hồn thiện và nâng cao chất lượng, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để hệ thống vận hành hiệu quả. Định kỳ kiểm tra tuân thủ các quy định xếp hạng tín dụng, chất lượng thông tin đầu vào phải đảm bảo nhằm ngăn ngừa những sai sót khi đánh giá khách hàng ý kiến chủ quan của một, hay nhóm người, làm sai lệch kết quả.
Tiếp tục kiểm soát chất lượng, hiệu quả vay vốn, triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát nợ xấu mới, khi cho vay ngân hàng cần phải thâm nhập sâu sát hơn hoạt động của doanh nghiệp để tăng hiệu quả thẩm định, nâng cao chất lượng tín dụng. Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, ln có chính sách ưu đãi với các đối tác chiến lược, các khách hàng mang lại lợi ích lớn, đảm bảo lợi thế cạnh tranh, hiệu quả hoạt động. Thực hiện chương trình cho vay liên kết như thí điểm cho vay liên kết 4 nhà trong lĩnh vực bất động sản và chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, tạo sự đột phá trong đầu tư tín dụng.
Để giảm thiểu nợ xấu, ACB phải tích cực xử lý nợ xấu và triển khai các giải pháp phòng ngừa nợ xấu gia tăng. Đối với những khoản nợ xấu ngân hàng cần phải rà soát lại phân loại nợ, đánh giá lại những khoản nợ xấu để xem xét nếu những
khoản nợ nào trong tương lai khách hàng sẽ làm ăn tốt thì có thể gia hạn để tạo điều kiện cho khách hàng, hoặc có thể chuyển nợ xấu thành vốn góp vào cơng ty đối với những cơng ty có triển vọng trong cơng ty hoặc bán nợ xấu cho VAMC để giảm tỷ lệ nợ xấu. Theo như kết quả đánh giá ở chương 2 những khoản nợ xấu của ACB chủ yếu là dư nợ của 6 Công ty liên quan đến bầu Kiên và từ dư nợ trái phiếu đầu tư vào Tổng công ty, công ty nhà nước. ACB phải thực hiện đồng bộ đánh giá lại chất lượng tài sản và từ đó đánh giá khả năng thu hồi và giá trị của nợ xấu, những khoản nợ xấu khơng có tài sản bảo đảm có thể sử dụng dự phịng dể xử lý nợ xấu.