Pháp luật chống hàng giả

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống hàng giả từ thực tiễn tại cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 29)

1.3.1. Khái niệm về pháp luật chống hàng giả

Pháp luật chống hàng giả là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các cơ quan nhà nước có chức năng chống hàng giả với các chủ thể khác có liên quan trong q trình xác định, truy tố và xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra trên thị trường.

Chống hàng giả là hoạt động thực thi pháp luật của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chất lượng hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, về đăng ký kinh doanh, xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh hàng hóa… được tổ chức thực hiện thông qua hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước đối với hàng hóa, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả. Pháp luật quy định về trình tự, thủ tục, kinh phí cho cơng tác điều tra, xác minh, giám định, xử lý các vụ việc về hàng giả trong kinh doanh.

Hệ thống các quy phạm pháp luật về vấn đề này được ban hành trong rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau gồm các luật, nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị… của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong số các văn bản quy phạm pháp luật đó phải kể đến các quy định trong

23

Bộ luật Hình sự về các tội danh liên quan đến tội sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi lừa đảo, cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế và các tội phạm kinh tế khác. Các quy định pháp luật về vấn đề này không chỉ dừng lại ở mức độ pháp luật hình sự mà cịn có thể liên quan đến lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về kinh tế, các hành vi kinh tế thương mại, dân sự… Vì thế ngồi Bộ luật Hình sự, rất nhiều các văn bản pháp luật khác có chứa đựng các quy định pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm trật tự quản lý nhà nước về kinh tế có liên quan đến chống hàng giả như: Luật thương mại, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật hải quan và các văn bản dưới luật khác…

Có thể thấy rằng, các quy định pháp luật chống hàng giả không những chỉ liệt kê, xác định các loại hành vi bị coi là buôn lậu và gian lận thương mại, chúng còn bao hàm các quy phạm pháp luật nêu ra chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực phát hiện, truy tố, xử lý buôn lậu và gian lận thương mại… Chẳng hạn các quy định trong Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2014 Quyết

định thành lập ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả hay Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2016 của thủ tướng chính phủ về ban hành quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tac đấu tranh phịng, chống bn lậu, hàng giả và gian lận thương mại…sẽ giúp xác định

được cơ quan chỉ đạo quốc gia trong cơng tác phịng chống hàng giả, cùng hệ thống các cơ quan hữu quan và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan đó trong việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực chống hàng giả.

1.3.2. Đặc điểm của pháp luật chống hàng giả

Thứ nhất, các biện pháp chế tài hành chính thơng thường được áp dụng ở mức độ nghiêm khắc, có tính răn đe cao hơn. Chẳng hạn, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng, nhóm các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả gây hại cho sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng đều chịu khung xử phạt ở mức cao nhất hoặc mức xử phạt cao hơn so với các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả khác.

24

Thứ hai, bên cạnh các biện pháp chế tài chính, các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả gây hại cho sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng thường còn phải chịu các biện pháp bổ sung nghiêm khắc hơn. Các văn bản pháp luật hiện hành quy định các biện pháp này gồm: Đình chỉ hoạt động kinh doanh, thu hồi giấy phép kinh doanh, tiêu hủy, tịch thu tang vật, hàng giả, buộc tái xuất hàng giả đã nhập khẩu từ nước ngoài. Đặc biệt, đối với những loại hàng giả này, biện pháp tiêu hủy là bắt buộc, không thể áp dụng biện pháp tịch thu rồi sử dụng vào mục đích xã hội hay nhân đạo như đối với một số loại hàng giả khác.

Thứ ba, việc xử lý nghiêm khắc hơn các hành vi sản xuất kinh doanh hàng giả gây hại cho sức khỏe, an tồn của người tiêu dùng cịn thể hiện ở việc dùng các quy định của Bộ luật hình sự. Trước hết, Bộ luật hình sự có ít nhất hai điều riêng biệt quy định riêng về các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc loại. Mặt khác, mức khung hình phạt được áp dụng là rất nghiêm khắc, có thể lên đến tù chung thân hoặc tử hình.

Thứ tư, trong hoạt động tổ chức phòng, chống hàng giả, đối với các loại hàng giả gây hại cho sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng, pháp luật quy định trách nhiệm chủ động của cơ quan nhà nước, mà không cần yêu cầu của người bị hại là doanh nghiệp hay cá nhân người tiêu dùng. Các cơ quan như công an, quản lý thị trường, hải quan, kiểm sát…có thể phải chủ động áp dụng các biện pháp hành chính hoặc tư pháp nhằm xử lý hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả gây hại cho người tiêu dùng, mà khơng cần có u cầu của chủ thể có quyền như trong trường hợp nếu hàng giả là hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ.

1.3.3. Nội dung pháp luật chống hàng giả

1.3.3. 1. Nội dung pháp luật chống hàng giả về xử lý hành chính

Xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính nói riêng là cơng cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước.

Xử phạt vi phạm hành chính về sản xuất, kinh doanh hàng giả là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục

25

hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý đối hành vi vi phạm hành chính về hàng giả theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.

Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: Hình thức xử phạt chính: Được áp dụng đối với hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định tại điều khoản tương ứng của Nghị định cho phép áp dụng hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm đó.

Phạt tiền được áp dụng theo khung tiền phạt quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính.

Hình thức xử phạt bổ sung. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm cịn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bao gồm hàng hóa giả; nguyên liệu vật liệu phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả; phương tiện kinh doanh, gồm cả phương tiện dịch vụ, phương tiện quảng cáo có chứa yếu tố vi phạm; văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận hoặc tài liệu khác bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo;

- Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

1.3.3.2. Nội dung pháp luật chống hàng giả về biện pháp xử lý hình sự

Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Cá nhân thực hiện hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Các biện pháp xử lý hình sự bao gồm: Cảnh cáo; Phạt tiền; Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản; Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cải tạo không giam giữ; Phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình.

26

Cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự bao gồm: Cơng an; Viện Kiểm sát; Tòa án. Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội. Khơng được khởi tố vụ án ngồi những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về điều tra và tố tụng hình sự.

1.3.3.3. Nội dung pháp luật chống hàng giả biện pháp dân sự

Áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính.

Tịa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính cơng khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng khơng nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện khơng làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Cơ quan có thẩm quyền xét xử: Tòa án nhân dân cấp huyện; Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân cấp cao.

27

Kết luận chương 1

Trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hóa như hiện nay, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi để lưu thơng, trao đổi hàng hóa thì các thương nhân, nhà kinh doanh trên thị trường đã dựa vào các kẽ hở của nhà nước để thực hiện các hành vi sản xuất, bn bán hàng giả. Chính vì thế, trong những năm gần đây, nhà nước ta đã có sự chú trọng nhất định cho vấn đề chống hàng giả.

Tại chương 1, tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận về hàng giả và pháp luật về chống hàng giả trên các nội dung: khái niệm, đặc điểm, cách nhận biết hàng giả và hàng thật, nguyên nhân xuất hiện vấn nạn hàng giả; vai trị của cơng tác chống hàng giả, nội dung pháp luật về chống hàng giả.

Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào để chống được hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả là công cuộc phải làm trong lâu dài và liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan mới mong thực hiện tốt. Chính vì vậy, pháp luật về chống hàng giả bao gồm một tập hợp các quy phạm pháp luật trong đó các văn bản pháp luật có liên quan như: Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật Hải quan năm 2014, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Luật thuế, Luật thương mại năm 2005, Bộ luật dân sự….điều chỉnh. Ngồi ra cịn có hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về chống hàng giả.

28

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG HÀNG GIẢ

2.1. Các quy định về xử lý hành chính và xử lý hình sự đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

2.1.1. Các quy định về biện pháp xử lý hành chính trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả

Ngày 26/8/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP gồm 91 điều, bổ sung nhiều chế tài quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP thi hàng giả bao gồm:

(1) Hàng hóa có giá trị sử dụng, cơng dụng khơng đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa khơng có giá trị sử dụng, cơng dụng hoặc có giá trị sử dụng, cơng dụng khơng đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã cơng bố hoặc đăng ký;

(2) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, cơng dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

(3) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;

(4) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật khơng có hoạt chất; khơng có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao

29

bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

(5) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

(6) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Theo cách định nghĩa hàng giả nêu trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP thì đây chỉ là cách liệt kê về hàng giả, chưa có văn bản pháp luật nào quy định khái niệm hay định nghĩa về hàng giả, mà chỉ nêu, liệt kê một số loại hàng giả (như hàng giả về nội dung, hàng giả về hình thức). Điều này gây khó khăn trong thực tế, đã xảy ra trong nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan đến quy định của BLHS. Ví dụ, khoản 33 Điều 2 Luật Dược năm 2006 quy định: “Thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Khơng có dược chất, dược liệu; b) Có dược chất khơng đúng với dược chất

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống hàng giả từ thực tiễn tại cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)