Kiến nghị biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật chống hàng giả tạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống hàng giả từ thực tiễn tại cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 87 - 98)

2.2.5 .Lực lượng Bộ đội biên phòng, Hải quan

3.4. Kiến nghị biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật chống hàng giả tạ

hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang

Để nâng cao hiệu quả chống hàng giả, các Bộ, ngành, địa phương cần quán triệt nhận thức, phương châm hành động, xác định hàng giả tác động tiêu cực nhiều mặt đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, sức khỏe của người dân. Vì vậy, cơng tác đấu tranh chống hàng giả là nhiệm vụ quan trọng,

81

thường xuyên và lâu dài; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, cả hệ thống chính trị mà trực tiếp là các cơ quan chức năng trong đó có lực lượng quản lý thị trường. Những biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật chống hàng giả tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang

Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Thứ nhất,về khái niệm “hàng giả”. Mặc dù, tội buôn bán hàng giả đã được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam từ rất lâu; tuy nhiên, đối tượng “hàng giả” chỉ được các văn bản đưa ra theo hình thức liệt kê các dấu hiệu để nhận biết hàng giả chứ khơng có khái niệm cụ thể. Do đó, qua tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu luật học, các bài viết đăng trên Tạp chí Luật học, Tạp chí Tịa án nhân dân, Tạp chí kiểm sát… có thể xây dựng khái niệm hàng giả như sau: “Hàng giả là tất cả các loại hàng hóa được sản xuất trái pháp luật dựa trên các hàng hóa đã có trên thị trường, có những đặc điểm, tính chất, kiểu dáng và các thông tin dấu hiệu của hàng thật nhưng không đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định, gây nhầm lẫn với hàng hóa đang được bảo hộ nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng và thu lợi bất chính”.

Thứ hai, về đối tượng tác động của tội buôn bán hàng giả. BLHS năm 2015 cũng như BLHS năm 1999 đã tách đối tượng hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh và phân bón, giống cây trồng, vật ni … Tại BLHS 2015 lần lượt là đối tượng của tội phạm quy định tại Điều 193, 194, 195, do tính chất nguy hiểm của những loại hàng hóa đó đối với sức khỏe, tính mạng của con người cũng như nền sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, BLHS 2015 lại không quy định cụ thể đối với đối tượng là “vật liệu xây dựng” là một trong những tình tiết định khung tăng nặng là khơng hợp lý. Bởi vì, tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như lương thực, thực phẩm; không ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền sản xuất nông nghiệp như phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giống cây trồng … nhưng vật liệu xây dựng giả khi đưa vào xây dựng các cơng trình đường bộ, cầu cống, nhà cao tầng, đập thủy điện sẽ tiềm tàng nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng của con người, tài sản của người dân cũng như ngân sách nhà nước và chính sách phát triển cơ sở hạ tầng.

82

Chính vì vậy, đối với trường hợp buôn bán vật liệu xây dựng giả mà chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ áp dụng khoản 1 Điều 192 để xử lý người phạm tội. Nếu hành vi phạm tội đã gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì áp dụng khoản 2, khoản 3 tương ứng của Điều 192 để định khung hình phạt đối với bị cáo.

Thứ ba, quy định về hình phạt. Tội bn bán hàng giả thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Mục đích đấu tranh phịng chống loại tội phạm này là giữ vững sự ổn định về kinh tế, khắc phục những thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra; do đó, đường lối xử lý đối với các tội phạm về kinh tế nói chung, tội bn bán hàng giả nói riêng khá mềm dẻo, chủ yếu nhằm mục đích tạo điều kiện để giáo dục người phạm tội nên thường áp dụng các hình phạt tù có thời hạn, cải tạo khơng giam giữ, phạt tiền.

Để chống hàng giả có hiệu quả địi hỏi phải có hệ thống pháp luật chặt chẽ hơn nữa; sửa đổi, bổ sung các văn bản cũ, xây dựng thêm các điều luật mới về chống hàng giả, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng chống hàng giả, các văn bản phải thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương, cần có các thơng tư hướng dẫn cụ thể, kịp thời để cán bộ chức năng áp dụng. Hệ thống pháp luật phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung, đáp ứng yêu cầu hiện tại của công tác chống hàng giả trong cả nước, bắt giữ và xử lý vi phạm, khắc phục các sơ hở làm thất thoát tài sản của nhà nước, gây trở ngại cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm thiệt hại lợi ích của nhân dân.

Thứ tư, cần sửa đổi, bổ sung thay thế những quy định pháp luật không phù hợp, rà sốt, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách khơng để các đối tượng làm ăn phi pháp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để sản xuất, kinh doanh hàng giả phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền một cách hợp lý giữa các cơ quan, bộ ngành, không để chồng chéo trong chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ, quy định rõ quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan và địa phương, cá nhân có liên quan trong việc phịng chống hàng giả.

Các bộ, ngành khẩn trương sửa đổi, bổ sung văn bản pháp quy, cơ chế, chính sách liên quan đến cơng tác chống hàng giả, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung văn bản qui định về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cơ chế đảm bảo kinh phí cho hoạt động đấu tranh phịng, chống hàng giả; sửa đổi, bổ sung những văn bản còn bất cập đang bị các đối

83

tượng lợi dụng, Cụ thể: Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013, nhưng hệ thống các văn bản liên quan hướng dẫn thi hành chưa được ban hành dẫn đến một “khoảng trống pháp lý” gây nhiều khó khăn cho các lực lượng thực thi trong áp dụng như: nguồn kinh phí cho cơng tác đấu tranh chống hàng giả cịn hạn chế. Chính vì vậy, các cơ quan ban ngành liên quan cần phải nhanh chóng nghiên cứu và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về áp dụng Luật xử lý vi phạm hành chính cũng như các quy định cụ thể theo hướng tạo điều kiện phương tiện, vật chất cho các lực lượng chức năng tham gia đấu tranh chống hàng giả.

Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chống hàng giả

- Đổi mới hoạt động công tác Quản lý thị trường

Hoạt động Quản lý thị trường từ trước đến nay chỉ tập trung vào khâu chống, khâu phòng còn chưa được quan tâm, do vậy luôn bị động trước những thủ đoạn tinh vi của các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả. Để khắc phục tình trạng này cần tổ chức và làm tốt cơng tác dự báo tình hình. Để làm tốt công tác dự báo địi hỏi phải có bộ phận chuyên nghiên cứu về thị trường, thu thập số liệu về giá cả, cung cầu, các chính sách ảnh hưởng đến các mặt hàng trọng điểm. Trên cơ sở đó để đưa ra dự báo tình hình tiêu thụ của các mặt hàng này đồng thời đề ra các kế hoạch để chủ động ngăn chặn và xử lý vi phạm. Hơn nữa, hoạt động của công tác quản lý thị trường không chỉ chú trọng vào khâu kiểm tra, kiểm soát mà cần phải thể hiện toàn diện trên mọi hoạt động như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến từng tổ chức, cá nhân kinh doanh; hay công tác nghiên cứu đưa ra các kiến nghị về biện pháp quản lý, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền.

Mặt khác, sự xuất hiện ngày càng nhiều những hoạt động thương mại như: Thương mại điện tử, hàng hóa vơ hình … và nhiều thủ đoạn mới tinh vi, phức tạp địi hỏi phải nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng kiểm tra, xử lý của Kiểm soát viên thị trường.

- Xây dựng lực lượng chống hàng giả trong sạch

Hiện nay chế độ chính sách cho cán bộ chống hàng giả vẫn được tính theo chế độ thâm niên, hệ số được tính theo từng năm công tác. Mức lương đối với cán bộ chức năng chỉ vừa đủ cho sinh hoạt hàng ngày, trong khi đó cơng việc thường trực 24/24 khơng kể giờ giấc, ngày nghỉ, ngày phép . Điều này đã được gian thương tận dụng, đánh đúng vào tâm lý, mua chuộc các cán

84

bộ chủ chốt. Do đó, cần có chính sách lương bổng phù hợp hơn cho cán bộ quản lý, cũng như vấn đề tinh thần, cần có những kỳ nghỉ phép hay giảm bớt thời gian cơng tác cho cán bộ quản lý.

Để đối phó với thủ đoạn bn lậu và gian lận thương mại đòi hỏi các lực lượng chống hàng giả phải mạnh cả về số lượng và chất lượng, số lượng cán bộ trong đội quản lý địa bàn hiện nay còn thấp, đòi hỏi phải dược bổ sung, phải tăng thêm để đạt được hiệu quả. Về mặt chất lượng các lực lượng chống hàng giả hoạt động trong mơi trường nhạy cảm, ln có sự cám dỗ vật chất từ phía bọn bn lậu cùng với sự đe doạ tính mạng bản thân và gia đình do đó khơng thể loại trừ khả năng có cán bộ vì vụ lợi tiếp tay cho bọn gian thương. Để cơng tác chống hàng giả có hiệu quả thì những phần tử này cần được loại trừ và thay vào đó là những người có năng lực và tinh thần trách nhiêm, tư tưởng vững vàng, hoạt động vì sự tin tường của nhân dân, an toàn xã hội.

Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ công tác nhằm phát triển kỹ năng xử lý cho cán bộ quản lý, đồng thời làm tăng ý chí, tinh thần trách nhiệm tập thể.

- Tăng cường công tác quản lý địa bàn

Trong công tác chống hàng giả, điều đầu tiên đặt ra là phải quản lý được địa bàn, nắm bắt được hoạt động của các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả. Hiện nay, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang đã sử dụng phần mềm quản lý địa bàn, tuy nhiên việc khai thác, sử dụng chưa mang lại nhiều hiệu quả do mới chỉ kết nối được nội bộ trong Cục, chưa thực hiện nối mạng được với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vì vậy các Đội ở địa bàn địa phương khi muốn nắm tình hình các hộ kinh doanh trên địa bàn thì vẫn phải xin số liệu của Phòng Kinh tế - Hạ tâng, Phòng Thống kê các huyện. Việc làm này vừa mất thời gian vừa khơng mang lại hiệu quả.

Vì vậy trong thời gian tới cùng với việc điều tra, trinh sát nắm bắt đối tượng, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang nên thực hiện việc kết nối mạng với các cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để có thể quản lý được các đối tượng trên địa bàn mình quản lý, vừa nắm được tình hình phát sinh mới các đối tượng kinh doanh. Qua đó có thể nắm bắt được số lượng các đơn vị kinh doanh, sản xuất trên địa bàn là bao nhiêu, hoạt động trong lĩnh vực

85

nào, kinh doanh những mặt hàng chủ yếu nào, quy mô hoạt động như thế nào … để có thể xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát phù hợp.

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức giác ngộ nâng cao nhận thức cho nhân dân về tầm quan trọng của công tác chống hàng giả.

Chống hàng giả là cơng tác địi hỏi phải có sự tham gia của đơng đảo quần chúng nhân dân, trên thực tế, nhiều cá nhân tổ chức cho rằng nhiệm vụ này chỉ là của các lực lượng chống hàng giả, tiếp tay cho hàng giả bằng cách tiêu thụ hàng giả với giá rẻ… đã gây ra tác hại không nhỏ cho sản xuất tiêu dùng, an ninh trật tự, xã hội do vậy mà việc tuyên truyền nâng cao ý thức giác ngộ cho quần chúng nhân dân là một việc làm cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để mọi người thấy được hết tầm quan trọng của công tác chống hàng giả, phối hợp với lực lượng chống hàng giả áp dụng các biện pháp hiệu quả cao, tham gia vào việc lập pháp và hoàn thiện pháp luật.

Giải pháp về hoàn thiện pháp luật theo tinh thần của Nghị quyết số 41/2015/NQ-CP của Chính Phủ ngày 9/06/2015 về đấu tranh phịng chống bn lậu trong tình hình mới đặt ra yêu cầu về sự phối hợp giữa các ngành , địa phương trong công tác chống hàng giả:

+ Tổng cục hải quan phối hợp bộ nội vụ, bộ thương mại, bộ tài chính tiến hành kiểm tra đồng loạt hàng hoá đang làm thủ tục XNK, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các tổ chức cá nhân có cửa hàng bn bán hàng hoá nhằm ổn định thị trường nội địa và quản lí hoạt động kinh doanh đảm bảo kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ký. Các bộ ngành cơ quan chức năng chống hàng giả phải xây dựng các phương án kinh doanh cụ thể thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.

- Các bộ ngành ở TW có trách nhiệm cùng các địa phương thực hiện tốt các chính sách kinh tế , văn hố xã hội nhằm nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân. Uỷ ban nhân dân các tỉnh trực thuộc TW dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp đảng uỷ và sự giám sát của hội đồng nhân dân quản lý chặt chẽ hoạt động XNK của địa phương và TW đóng trên địa bàn.

+ Cán bộ ngành, uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương xây dựng lực lượng chống hàng giả trong sạch vững mạnh trang bị đầy đủ phương tiện hiện đại cần thiết cho công tác điều tra ngăn chặn mọi hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại. Đại diện các cơ quan này phải chịu trách nhiệm hàng tháng báo cáo kết quả chống hàng giả với thủ tướng chính phủ.

86

- Chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan bộ phận phải được nhận định rõ: + Hàng hố qua cửa khẩu trách nhiệm chính là của hải quan.

+ Hàng kinh doanh trên thị trường nội địa trách nhiệm chính của lực lượng quản lý thị trường.

+ Biên phòng làm nhiệm vụ an ninh cửa khẩu bảo vệ đường biên, chống buôn lậu ở vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và biên giới có đồn biên phịng nhưng chưa có tổ chức hải quan.

Cơ quan thuế vụ chịu trách nhiệm chống thất thu thuế, giám sát hàng hoá trốn lậu thuế, kiểm tra hoá đơn, chứng từ theo quy định của ngành. Bộ nội vụ thực hiện triển khai các nghiệp vụ nhằm phát hiện tổ chức đường dây buôn lậu trong nội địa và xuyên quốc gia, làm rõ và sớm dưa ra xét xử các vụ án buôn lậu và gian lận thương mại.

+ Bộ Công Thương với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ hoạt động XNK về để đề xuất các điều chỉnh về chính sách liên quan đến hoạt động này để trình lên chính phủ.

+ Bộ tài chính ban hành các chế độ sử dụng tiền thu về hoạt động thanh lý hàng hố bn lậu bị tịch thu, phạt các chủ thể tham gia buôn lậu…Xét cấp các kinh phí đột xuất để trang bị vật tư kỹ thuật cần thiết cho hoạt động chống hàng giả.

+ Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn, tổ chức phối hợp tất cả các cơ quan làm nhiệm vụ chống hàng giả trực tiếp thụ lý vụ việc vi phạm về buôn lậu và gian lận thương mại, trốn thuế trên địa bàn.

Phải có sự phối hợp và phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thì cơng tác đấu tranh chống hàng giả mới đồng bộ và đạt tính hiệu quả cao.

- Trang bị máy móc thiết bị hiện đại cho lực lượng chống hàng giả Cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh phần lớn là lạc hậu, thiếu không đủ phục vụ cho công tác chống hàng giả hiệu quả đòi hỏi phải được trang bị

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống hàng giả từ thực tiễn tại cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 87 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)