7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực tiễn hoàn thuế giá trị gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1. Khái quát về thành phố Hà Nội và đặc điểm sản xuất kinh doanh của
doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hịa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng n ở phía Đơng và Hịa Bình- Phú Thọ ở phía Tây.
Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 ngày 29/5/2008 và Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2008, tồn bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính thủ đơ bao gồm: thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hịa Bình. Thủ đơ Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đơ trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn.
Hà Nội có phạm vi địa bàn rộng, số lượng doanh nghiệp đông, tập trung trụ sở các bộ ngành, các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hố lớn của cả nước. Hiện nay, Cục Thuế thành phố Hà Nội quản lý 117.583 doanh nghiệp. Các tập đồn lớn, các tổng cơng ty có trụ sở tại Hà Nội thuộc quản lý thuế của Cục thuế Hà Nội chiếm phần lớn trong cả nước. Các doanh nghiệp, công ty ở tất cả các ngành nghề mang tính đặc thù như Hàng khơng, Dầu khí, Khống sản, địa chất, Xăng dầu, Tài chính ngân hàng, Giao thơng, Xây dựng, Vận tải, Xuất nhập khẩu, liên doanh, và các tổ chức đầu tư nước ngoài... các doanh
50
nghiệp trên lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, các tổ chức xã hội xã hội nghề nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đều thuộc đối tượng quản lý thuế của Cục Thuế thành phố Hà Nội.
Hà Nội gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng, Hà Nội là một trong bốn trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước. Từ ngày 01/8/2008, sau khi mở rộng địa giới hành chính, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại học lớn.
Hà Nội là một địa bàn tập trung rất nhiều doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ vừa đa dạng về loại hình, vừa đa dạng về quy mô nên việc quản lý các đối tượng này tương đối phức tạp. Có thể liệt kê một số đặc điểm của các doanh nghiệp này như sau:
Thứ nhất, Số lượng các doanh nghiệp nhiều và có sự phát triển nhanh
chóng. Tính đến thời điểm 31/12/2019, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo đăng ký là 208.304 doanh nghiệp (tăng khoảng 43% so với trước khi có Nghị quyết 35/NQ-CP).
Thứ hai, các doanh nghiệp do Văn phòng Cục Thuế thành phố Hà Nội
trực tiếp quản lý rất đa dạng về quy mơ và loại hình: từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này cũng hoạt động ở đầy đủ mọi lĩnh vực: từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất (bao gồm sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản, đóng tàu…), kinh doanh thương mại cho đến dịch vụ. Phần nhiều các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực.
Thứ ba, có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, do
51
Thứ tư, ý thức chấp hành pháp luật nói chung và các quy định về thuế
nói riêng của các doanh nghiệp tương đối tốt và ngày càng được nâng lên (đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước), tuy nhiên vẫn cịn khơng ít vấn đề cần quan tâm. Có thể nói rằng, các doanh nghiệp nhà nước thường là những doanh nghiệp thực hiện các quy định về thuế và tiến hành nộp thuế một cách rất nghiêm túc. Cũng khơng thể nói rằng, hầu hết các doanh nghiệp ngồi quốc doanh đều khơng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về thuế, tuy nhiên vẫn cịn khơng ít doanh nghiệp cố tình kê khai sai lệch, hoặc làm chứng từ giả để hợp thức hóa các khoản chi phí, nhằm giảm số thuế phải nộp. Các hành vi vi phạm pháp pháp luật về thuế diễn ra ngày càng phức tạp hơn, thông qua nhiều thủ thuật trong cơng tác hạch tốn kế tốn như việc hạch tốn kế tốn sai lệch, mua bán hóa đơn GTGT của các doanh nghiệp bỏ trốn nhằm kê khai khống thuế GTGT đầu vào được khấu trừ để được hoàn thuế đã gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước.