Về áp dụng thủ tục tố tụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại từ thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân thành phố thanh hóa (Trang 50 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án

2.1.1. Về áp dụng thủ tục tố tụng

Áp dụng thủ tục tố tụng khi giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mại tại Tòa án các cấp cơ bản thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành, tuy nhiên quá trình áp dụng pháp luật cịn một số hạn chế, vướng mắc, bất cập; cụ thể như sau:

2.1.1.1. Đối với giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án:

Quyền khởi kiện của các chủ thể trong vụ án dân sự nói chung và tranh chấp hợp đồng thương mại nói riêng được quy định tại Điều 186 BLTTDS 2015. Theo đó, việc pháp luật quy định chủ thể nào có quyền khởi kiện thì mới có thể khởi kiện nhằm hạn chế các tranh chấp khi gửi đơn đến Tòa án, Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp khởi kiện khơng đúng thẩm quyền (người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện).

43

quyền theo loại việc tranh chấp về kinh doanh, thương mại, là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh tế, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Hiện nay việc xác định tiêu chí lợi nhuận chưa thực sự rõ ràng về mặt lý luận và thực tiễn bởi có những trường hợp đối tượng của hợp đồng là các trang thiết bị vừa dùng cho mục đích kinh doanh, vừa dùng mục đích sinh hoạt, dẫn đến cùng một quan hệ nhưng bao hàm cả 2 mục tiêu là tiêu dùng và phục vụ sản xuất- kinh doanh. Vì vậy, vẫn cịn nhiều trường hợp chủ thể không xác định đúng quan hệ tranh chấp đều bởi kiến thức pháp luật của người khởi kiện còn hạn hẹp, chỉ biết mơ hồ, khơng rõ ràng. Từ đó việc xác định các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án nào, đây cũng là vướng mắc đối với những người khởi kiện và Thẩm phán. Điều 30 BLTTDS năm 2015 quy định rất rõ việc xác định những tranh chấp nào là tranh chấp kinh doanh thương mại. Theo đó, khi có một trong các loại tranh chấp quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều 30 thì tranh chấp trên thuộc thẩm quyền của Tồ án. Trong đó, quy định tại khoản 5 Điều 30 là quy định mở “Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật”. Đây là quy định mở nhằm khắc phục hạn chế của phương pháp liệt kê, tuy nhiên lại khơng có quy định những tranh chấp chưa được dự liệu này, nếu có tranh chấp xảy ra thì thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện hay cấp tỉnh, Quy định khoản 5 Điều 30 là quy định mở, và chỉ khi có văn bản quy phạm pháp luật xác định quan hệ đó là tranh chấp kinh doanh thương mại thì Tồ án mới vận dụng để thụ lý, giải quyết.

Ngồi ra, để Tịa án giải quyết vụ án tranh chấp Hợp đồng thương mại thì việc người khởi kiện phải chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ chứng minh phải liên quan đến Hợp đồng thương mại; đồng thời cần chứng minh được yêu cầu khởi kiện của mình có căn cứ hợp pháp để kèm theo đơn khởi kiện. Điều này trong thực tiễn các Tòa án nước ta đều yêu cầu các đương sự thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tuy nhiên cịn có những trường hợp, trong giai đoạn nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện chưa thể cung cấp hết các tài liệu, chứng cứ mình có do mất mát, thất lạc hoặc vì lý do nào đó khơng cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ mà họ đang nắm giữ. Điều này sẽ gây khó khăn cho Tịa án trong việc xem xét hồ sơ khởi kiện.

Bên cạnh đó, theo quy định của Điều 196 BLTTDS 2015 thì trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ mà nguyên đơn cung cấp kèm theo thơng báo về việc thụ lý vụ án thì Tịa án gửi cho bị

44

đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu chứng cứ do nguyên đơn cung cấp. Theo đó, Tịa án có thể gửi bản photo các tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp cho bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Thực tế, quy định này đang cịn mang tính chất hình thức, bởi khi Tịa án gửi thơng báo thụ lý cho bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì nội dung thơng báo thụ lý của Tòa án rất đơn giản, ngắn gọn; chỉ thể hiện được yêu cầu của nguyên đơn và các tài liệu chứng cứ mà nguyên đơn cung cấp cho Tịa án. Chính vì vậy, trong một số trường hợp bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp cũng không thể nắm rõ được hết nội dung mà nguyên đơn đưa ra trong đơn khởi kiện về vụ án tranh chấp. Đối với bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì trong trường hợp ngun đơn khơng đề nghị Tịa án sao gửi tài liệu, chứng cứ kèm theo Thơng báo thụ lý thì họ khơng thể nắm bắt nội dung vụ án để có căn cứ trình bày ý kiến đối với yêu cầu của người khởi kiện.

Trong q trình giải quyết vụ án việc khơng xác định đúng về tư cách người tham gia tố tụng, người đại diện trong BLTTDS cịn có những sai sót do lỗi chủ quan của Thẩm phán như xác định người đại diện là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp thương mại, cịn khơng xác định địa vị tố tụng của người được đại diện trong các bản án, quyết định hoặc coi cả hai đều là đương sự. Trường hợp người đại diện theo uỷ quyền sẽ có quyền và nghĩa vụ tố tụng trong phạm vi uỷ quyền nhưng giấy uỷ quyền ghi không rõ hoặc chỉ uỷ quyền cho đến theo dõi, nghe Tồ phán quyết thì Tồ án lại cho họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện… hoặc bỏ sót người tham gia tố tụng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của đương sự, làm cho họ khơng có điều kiện để thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến việc làm sai lệch bản chất vụ án, đây là một vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và Toà án cấp phúc thẩm phải huỷ bản án.

Nhìn chung ở giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án thì hầu hết ở Tịa án các cấp trên cả nước đều áp dụng theo trình tự quy định của pháp luật tố tụng. Tuy nhiên, từ phân tích nêu trên vẫn có những bất cập kèm theo sự thiếu hiểu biết của các chủ thể trong quan hệ kinh tế và nhận thức pháp luật của Thẩm phán còn hạn chế làm cho những bước đầu trong giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mại cịn khó khăn.

2.1.1.2. Đối với giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử

45

có thể thiết lập hồ sơ vụ án: xác minh, thu thập chứng cứ, hịa giải và sau đó xem xét để quyết định đưa vụ án ra xét xử. Giai đoạn này được tính từ ngày thời gian thụ lý vụ án đến ngày Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử được quy định tại Điều 203 BLTTDS 2015. Đặc biệt, thời hạn xét xử đối với các vụ án tranh chấp thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại là 02 tháng. Với các vụ án phức tạp, cần phải có thời gian để kiểm tra, xem xét lại do các trở ngại khách quan thì Chánh án Tịa án có thể gia hạn chuẩn bị xét xử không quá 01 tháng.

Tuy nhiên trong thực tế, tại Tòa án cấp sơ thẩm khi giải quyết một số vụ án tranh chấp Hợp đồng thương mại phức tạp thì cần khoảng thời hạn dài hơn thời hạn 03 tháng (tính cả gia hạn thời hạn giải quyết vụ án). Như vậy, thời hạn theo quy định của BLTTDS chưa phù hợp với thực tiễn giải quyết vụ án tranh chấp Hợp đồng thương mại hiện nay. Bên cạnh đó, đối với những vụ án đơn giản, cần áp dụng theo thủ tục rút gọn để rút ngắn thời gian giải quyết vụ án nhưng thực tế ở các Tịa án hiện nay ít áp dụng, chưa chú trọng việc áp dụng thủ tục rút gọn vụ án.

Ngoài ra, về giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ thẩm được quy định tại chương riêng là Chương XVIII BLTTDS năm 2015, về quy định điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, điều 317 BLTTDS 2015 mới chỉ đưa ra trường hợp trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới làm cho vụ án khơng cịn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tịa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường mà pháp luật nước ta hiện nay chưa có quy định về chiều ngược lại tức là trường hợp vụ án đang giải quyết theo thủ tục thông thường, tại giai đoạn chuẩn bị xét xử đủ điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn thì Tịa án áp dụng theo thủ tục rút gọn.

Trong giai đoạn chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử thì việc quy định phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải là vừa bảo đảm thực hiện một trong những yêu cầu quan trọng của nguyên tắc tranh tụng là mọi tài liệu chứng cứ phải được công khai và bảo đảm nguyên tắc “Hòa giải trong tố tụng dân sự”. BLTTDS năm 2015 kết hợp hai nội dung kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải vào cùng một phiên họp. Việc quy định như trên có ưu điểm là rút ngắn được thời gian giải quyết vụ án, tuy nhiên pháp luật tố tụng hiện nay chưa có quy định về ấn định thời hạn yêu cầu đương sự phải tiến hành giao nộp tài liệu chứng cứ và nếu một trong các bên đương sự giao nộp đầy đủ tài liệu chứng cứ sau khi Thẩm phán tiến hành phiên họp công khai tài liệu chứng cứ thì

46

phiên họp cơng khai tài liệu, chứng cứ tiến hành trước đó khơng có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Trình tự phiên họp này có 02 phần: phần thứ nhất là kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ; phần thứ hai là tiến hành hòa giải. Tuy nhiên, Luật tố tụng khơng đưa phần này vào giai đoạn hịa giải và chuẩn bị xét xử mà lại để vào phần chung trong BLTTDS 2015. Trên thực tế, Tịa án khơng chỉ căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ mà các đương sự cung cấp mà Tịa án có thể tự mình xác minh lại các chứng cứ do đương sự cung cấp và thu thập thêm các tài liệu, chứng cứ khác chủ yếu tại giai đoạn này. Mặc dù pháp luật có quy định rất rõ về nghĩa vụ của đương sự là thu thập và cung cấp chứng cứ cho Tòa án nhưng đối với vụ án phức tạp, nếu Tịa án khơng chủ động xác minh, thu thập thêm các tài liệu, chứng cứ thì khi đưa ra phán quyết sẽ khơng chính xác, dễ bị kháng cáo, kháng nghị. Đồng thời, BLTTDS 2015 quy định nhiệm vụ cung cấp thông tin tài liệu, chứng cứ và phối hợp với Cơ quan tiến hành tố tụng trong giải quyết các vụ án dân sự của các tổ chức, cá nhân và quy định trách nhiệm không hoặc chậm cung cấp thông tin tài liệu, chứng cứ nhưng chưa đạt hiệu quả, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thu thập, tài liệu chứng cứ của Tòa án.

Ở giai đoạn này, hòa giải là bước đóng vai trị chủ đạo, là tiền đề để giải quyết tranh chấp vụ án Hợp đồng thương mại một cách dễ dàng hơn trước khi bước sang giai đoạn chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử. Tại đây, Tịa án có trách nhiệm tổ chức các buổi hòa giải giữa các bên trong quan hệ tranh chấp, điều đó giúp các đương sự có cơ hội tự thỏa thuận với nhau về nội dung mà các bên đang tranh chấp, tiết kiệm thời gian, công sức của các đương sự. Q trình tiến hành hịa giải, thấy được mức độ tranh chấp của các bên, Thẩm phán giải quyết vụ án tháo gỡ những vướng mắc, mâu thuẫn của các bên. Thơng thường tại các Tịa án cấp sơ thẩm, nếu buổi hòa giải đầu tiên các đương sự khơng thỏa thuận được với nhau thì Tịa sẽ tiếp tục tạo điều kiện tổ chức thêm hai hoặc ba buổi hòa giải cho các vụ án tranh chấp đến khi cảm thấy việc hòa giải khơng mang lại kết quả khả quan thì sẽ đưa vụ án ra xét xử cơng khai. Hầu hết ở Tịa án các cấp nước ta hiện nay đều tạo điều kiện để các bên đương sự gặp gỡ hịa giải nội dung tranh chấp nhằm giữ tình đồn kết, gắn bó giữa các bên trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, có một số trường hợp Tịa án khơng tiến hành hòa giải được như trường hợp bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt; trường hợp đương sự không thể tham gia hịa giải được vì có lý do chính đáng hoặc trường hợp một trong các đương sự đề nghị khơng

47

tiến hành hịa giải thì khi đó Tịa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử mà khơng cần thơng qua bước hịa giải.

Trong q trình giải quyết vụ án khi có một trong các căn cứ theo khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 thì Tịa án ra quyết định tạm đình chỉ. Và khi lý do của việc tạm đình chỉ khơng cịn thì Tịa án lại tiếp tục giải quyết vụ án dân sự đó. Mặc dù khoản 2 Điều 214 BLTTDS năm 2015 cũng đã quy định thời hạn Tòa án phải gửi quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp rút ngắn hơn là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Quy định này là nhằm bảo đảm tốt hơn quyền kháng cáo của đương sự và quyền kháng nghị của Viện kiểm sát đối với quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định về thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi xuất hiện căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự dẫn đến hậu quả khi áp dụng trong thực tiễn, một số Tòa án chậm ra quyết định, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 216 BLTTDS về Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự: Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hết hiệu lực kể từ ngày ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án kể từ khi ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự”. Việc quy định như trên đã không nêu cụ thể về thời hạn được phép tạm đình chỉ là bao lâu. Đây là khuyết điểm của BLTTDS 2015 và là khe hở cho Tòa án những khi muốn trì hỗn việc giải quyết vụ án tranh chấp dân sự nói chung và các vụ án tranh chấp Hợp đồng thương mại.

2.1.1.3. Đối với giai đoạn đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm

Tất cả các vụ án kinh doanh thương mại nếu phải đưa vụ án ra xét xử thì phải trải qua việc xét xử tại phiên tòa sơ thẩm. Phiên tòa sơ thẩm vụ án tranh chấp Hợp đồng thương mại là phiên xét xử vụ án lần đầu tiên và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án tranh chấp. Tại đây sẽ quyết định kết quả giải quyết vụ án tranh chấp, xác định quyền và nghĩa vụ của các đương sự làm cơ sở cho việc thi

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại từ thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân thành phố thanh hóa (Trang 50 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)