7. Kết cấu của luận văn
2.1. Áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án
2.1.2. Về áp dụng pháp luật nội dung
Để giải quyết nội dung tranh chấp hợp đồng thương mại Toà án áp dụng các văn bản pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thương mại là BLDS năm 2015, LTM năm 2005 và các văn bản luật chuyên ngành. Pháp luật về hợp đồng thương mại ở nước ta hiện nay còn một số hạn chế, bất cập:
Thứ nhất, các quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại còn nhiều bất
cập, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi ký kết, thực hiện hợp đồng thương mại là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp xảy ra. Bất cập lớn nhất là pháp luật Việt Nam chưa quy định khái niệm về Hợp đồng thương mại. Trong LTM năm 2005 không nêu khái niệm về hợp đồng thương mại, mới chỉ đưa ra khái niệm về hoạt động thương mại. Điều này khơng chỉ gây khó khăn cho các chủ thể trong việc ký kết hợp đồng thương mại mà còn khiến Tòa án lúng túng trong việc áp dụng luật cho các loại tranh chấp hợp đồng thương mại cụ thể.
Thứ hai, sự mâu thuẫn chồng chéo trong nhiều quy định về hợp đồng thương
mại. Hiện nay, pháp luật về hợp đồng thương mại ở Việt Nam nằm rải rác trong rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau với hiệu lực pháp lý cao thấp khác nhau, chưa tạo ra được sự thống nhất và tính hệ thống. Có nhiều văn bản pháp luật có thể được lựa chọn để điều chỉnh hợp đồng thương mại, đặc biệt là BLDS năm 2015, LTM năm 2005 và các luật chuyên ngành. Cụ thể theo thứ tự tương ứng giữa BLDS và Luật chuyên ngành như sau: về hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng bảo hiểm ... được quy định trong Bộ luật dân sự; hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ, ... được quy định trong Luật Thương mại; hợp đồng liên kết, liên doanh hợp đồng hợp tác kinh doanh …theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; hợp đồng bảo hiểm quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm. Vấn đề đặt ra là trường hợp nào chúng ta sẽ sử dụng BLDS và trong trường hợp nào lại áp dụng Luật chuyên ngành. Trong thực tiễn xét xử tại các Tịa án, vì khơng quy định cụ thể nên việc áp dụng quy định của Luật chuyên ngành hay của BLDS để giải quyết các vụ án tranh chấp của một số Tòa án chưa thống nhất như: Một số Tòa án áp dụng quy định của BLDS, một số Tòa áp dụng quy định của Luật
56
chuyên ngành, hoặc Tòa án đồng thời áp dụng quy định của BLDS và quy định của Luật chuyên ngành.
Cùng một vấn đề nhưng BLDS năm 2015 và LTM năm 2005 có những quy định chồng chéo nhau:
+ Quy định về chế tài phạt vi phạm hợp đồng
Theo Điều 418 BLDS năm 2015 quy định về mức phạt vi phạm được áp dụng cho các quan hệ dân sự thì mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận. Tức là các bên có quyền tự do ý chí lựa chọn mức phạt vi phạm, theo đó mức phạt vi phạm có thể thấp hoặc cao tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên. Cịn đối với LTM năm 2005 điều chỉnh thì mức phạt vi phạm đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp dịch vụ giám định, mức phạt không quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định (Điều 301). Như vậy, mức phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của Luật thương mại năm 2005 trên tinh thần là tự do thỏa thuận nhưng lại trong giới hạn không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, khác với quy định của BLDS là mức phạt vi phạm được áp dụng cho các quan hệ dân sự sẽ do các bên thỏa thuận.
+ Quy định về lãi suất do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được quy định tại Điều 357, Điều 468 BLDS năm 2015, theo đó, mức lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thoả thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất là 20%/năm, trường hợp lãi suất theo thoả thuận vượt quá lãi suất quá hạn được quy định nêu trên thì mức lãi suất vượt q khơng có hiệu lực. Nếu khơng có thoả thuận thì lãi suất được xác định bằng 10%. Quy định nêu trên của BLDS năm 2015 trên tinh thần tự nguyện thoả thuận của các bên về lãi suất chậm thanh toán nhưng quy định giới hạn tối đa khơng được vượt q 20%/năm. Cịn đối với LTM băm 2005 tại Điều 306 quy định: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh tốn tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”; theo đó quy định của LTM 2005 trên tinh thần các bên được thoả thuận về lãi suất chậm thanh tốn trong hợp đồng thương mại mà khơng bị giới hạn mức tối đa, khác với quy định của BLDS. Ngoài ra, quy định của LTM năm 2005 về vấn đề này chưa
57
thật sự rõ ràng bởi lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường là rất rộng, sẽ khó thực hiện và buộc Thẩm phán phải tiến hành xác minh mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường khi giải quyết vụ án.
Từ những bất cập của các quy định pháp luật về hợp đồng thương mại trên gây khó khăn cho Tịa án trong việc thống nhất quan điểm áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại.
Từ đó thấy được việc áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Toà án là một hoạt động rất phức tạp. Vì vậy, để Tịa án áp dụng pháp luật có hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, đảm bảo quyền lợi của các đương sự đòi hỏi các Thẩm phán cần phải thường xuyên trao dồi kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn. Đồng thời, pháp luật thương mại Việt Nam cần phải hoàn thiện hơn nhằm tạo điều kiện cho Tồ án có cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng để giải quyết các tranh chấp thương mại ngày càng phổ biến trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.