Thực tiễn áp dụng phương pháp định vị sự cố đường dây truyền tải điện

Một phần của tài liệu Định vị sự số trên đường dây truyền tải (Trang 29 - 30)

Năm 2017, EVN có dự án lắp đặt các thiết bị định vị sự cố sử dụng phương pháp truyền sóng (TWFL) Kinkei SFL-2000, SEL-400L cho các đường dây 220kV, 500kV tại các trạm biến áp như Sơn Hà, Thành Mỹ, Hịa Khánh, Huế, Đơng Hà, Tam Kỳ, và Dốc Sỏi. Kế hoạch thực hiện dự án tiến hành theo 3 bước. Bước đầu tiên là thiết lập TWFL để hoạt động với phương pháp một đầu đường dây. Bước thứ hai là đồng bộ hóa TWFL bằng đồng hồ Furuno GPS/GNSS và sử dụng kênh thông tin liên lạc đã được định cấu hình. Các TWFL sẽ gửi thơng tin sóng truyền đến máy chủ F/L để tính tốn khoảng cách sự cố theo phương pháp hai đầu đường dây, hiển thị kết quả và gửi email cho đơn vị vận hành. Bước thứ ba, PTC2 cài đặt, liên kết mạng truyền thông NPT giữa các TWFL như trong Hình 18. Các TWFL nhận được thơng tin sóng truyền từ xa để cung cấp vị trí sự cố tự động. Độ chính xác của SFL-2000 được báo cáo là 200m, trong khi độ chính xác của SEL-400L được báo cáo là 2%.

Mặc dù TWFL được công nhận là giải pháp đã khắc phục đáng kể những thiếu sót của phương pháp điện kháng, nhưng SFL-2000 không thể sử dụng trong bước 1. Bởi vì, nếu khơng có giao tiếp giữa hai đầu đường dây thì việc tính tốn vị trí sự cố khơng tự động thực hiện bằng máy chủ F/L. Do đó, khó khăn mà đơn vị vận hành gặp phải là thu thập thủ cơng các báo cáo sự kiện sóng truyền từ mỗi trạm biến áp. Đồng thời, địi hỏi kỹ năng phân biệt sóng phản xạ của điểm sự cố, thời gian sóng truyền đến để tính tốn vị trí sự cố thủ cơng bằng phương pháp một đầu do sóng phản xạ từ thanh cái liền kề có cùng cực tính với sóng phản xạ của điểm sự cố thực, cho nên có khả năng sẽ xuất hiện tình huống nhận dạng nhầm lẫn sóng là khơng thể tránh khỏi. Ngồi ra, tất cả các cơng việc được thực hiện và hỗ trợ bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Định vị sự số trên đường dây truyền tải (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)