CHƯƠNG 7: BÔI TRƠN VÀ BẢO DƯỠNG MÁY
7.2. HỆ THỐNG BÔI TRƠN THIẾT BỊ DẪN HƯỚNG: 1 Chọn dầu bôi trơn:
7.2.1. Chọn dầu bôi trơn:
Chọn dầu ký hiệu : BHnnH∏ - 401 ΓOCT 11058 -75 Sơ đồ hệ thống bôi trơn :
1718 18 16 15 6(2) 14 M2 13 12 3(2) 1(2) Hình 7-2
Bôi trơn tuần hoàn liên tục thiết bị dẫn hướng của bệ máy, gồm bể chứa 12 với phểu cấp dầu 1(2). Mắt dầu 3(2) để kiểm tra dầu trong bể. Dầu đi qua bơm 13 được động cơ điện M2 truyền chuyển động quay cho bơm. Sau khi ra khỏi bơm dầu, bộ điều tốc áp lực 6(2) để vào áp kế 15. Dầu bôi trơn qua bộ lọc để vào bình chứa 17 là bộ phận phối dầu bôi trơn.
Dầu sẽ đi bôi trơn các bộ phận như băng máy 143, 144 sống lăn ụ máy mài 158, sau khi bôi trơn dầu được đưa về các bộ phận riêng biệt đặt trên máy hoặc bệ máy, các bộ phận trong sơ đồ, bảng sau :
Số trên
hình vẽ Ký hiệu Tên gọi
Số lượng Ghi chú 1(2) Phểu cấp dầu 1 3(2) Mắt dầu I-30MH176-63 2 12 Bể chứa 1 13 Bơm cánh quạt C12-51 1 V = 25 lít 6(2) Bộ giảm chấn 1 Q = 1,5l/ph 14 Van về 1 15 ΓOCT8625-69 Ap kế MT ∏ 60/4-1,6x4 1 P = 1,6 bar Q= 8 l/ph 16 Bộ lọc thô 0,05 C42-13 Q=(0,07-0,7) l/p
17 1b- C32 - 61 Bình chưa phân phối P = 16 bar
Ngoài ra, bôi trơn ở những vị trí khác nhau như bôi trơn định kỳ cơ cấu dịch chuyển bàn bằng tay, bôi trơn định kỳ mũi tâm ụ sau, bôi trơn bằng phun tóe bộ phận phân li từ, bôi trơn ổ trục chính ụ trước.
LỜI KẾT
Trong suốt khóa học, với những môn học nền tảng mang một vị trí hết sức quan trọng trong ngành. Tuy nhiên, mỗi môn học mang một lĩnh vực riên, chính vì thế mà kiến thức bản thân em tiếp thu là những kiến thức còn rời rạc.
Nhưng trải qua một thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt nghiệp được giao, em đã cố gắng liên kết những kiến thức rời rạc của bản thân, tạo thành một thể thống nhất để có thể thiết kế một sản phẩm đặc trưng của ngành một cách hoàn thiện nhất.
Với đề tài “ Thiết kế máy mài tròn ngoài”, em đã tìm hiểu và hiểu được: nguyên lý hoạt động của một cơ cấu máy, các bộ truyền( bộ truyền bánh răng, bộ truyền đai,..), các hệ thống thủy lực và của một máy hoàn chỉnh. Hơn nữa, đề tài cũng cho em biết làm thế nào để thiết kế một chi tiết máy, một cơ cấu và tính toán sức bền hợp lý. Và quan trọng hơn cả là cho em biết được tầm quan trọng của máy thiết kế trong mỗi quy trình công nghệ chế tạo chi tiết máy nhằm mang lại độ chính xác, độ nhám và độ chính xác cao mà các loại máy khác không thể làm được.
Mặt khác, trong công nghiệp, máy mài được sử dụng rộng rãi hầu hết trong các nhà máy chế tạo, lắp ráp ,…Chính vì điều đó, đề tài đã trang bị cho em một khối lượng kiến thức đáng kể để sau khi ra trường có thể tiếp cận thực tế vào nền công nghiệp chế tạo máy nói riêng và công nghiệp nói chung.
Mặc dù em cố gắng nỗ lực để tìm hiểu, nhưng trong đó em đã được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn Bùi Trương Vĩ và các thầy trong bộ môn nên em mới cơ bản hoàn thành đề tài này.
Sau cùng, em xin chân thành được gửi lời cảm ơn tới thầy Bùi Trương Vĩ, các thầy trong bộ môn và khoa cơ khí đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Em xin hứa, sẽ mang hết kiến thức đã được học để nghiên cứu, làm việc tốt, đóng góp sức mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Em xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 5 năm 2011 Sinh viên thực hiện
Trần Nhật Thư